Câu 1 (VB QUÊ HƯƠNG): Hình ảnh con thuyền trong khổ thơ thứ 2 có gì khác so với khổ thơ thứ nhất? Tác giả đã dùng biện pháp nghệ thuật nào?
Câu 2 (VB CHIẾU DỜI ĐÔ): Lí Công Uẩn đã đưa ra những cơ sở lịch sử và thực tiễn nào cho việc dời đô? Tại sao ông phải đưa ra những cơ sở đó?
Câu 3 (VB CHIẾU DỜI ĐÔ): Qua bài chiếu, em có cảm nhận gì về vua Lí Thái Tổ?
Câu 4 (VB NGẮM TRĂNG): Trong câu thơ đầu tiên, việc Bác dùng điệp ngữ vô hai lần có dụng ý gì? Đối với thân phận người tù bị gông cùm xiềng xích thì làm sao có rượu và hoa, vậy Bác nói đến 2 thứ đó để làm gì?
Câu 4:
Bác sử dụng từ ''vô'' 2 lần để chỉ sự thiếu thốn, khó khăn của nhà tù khi không có hoa cũng không có rượu
Ngục trung vô tửu, diệc vô hoa
⇒ Việc kể ra hoàn cảnh ngay trong câu thơ đầu không phải nhằm mục đích kêu than hay kể khổ mà để lí giải cho tâm trạng băn khoăn của người thi sĩ.
hình ảnh con thuyền chỉ xuất hiện trong khổ 2 và khổ 3 thôi mà nhỉ?
Câu 1:
Hình ảnh con thuyền trong khổ 2:
Tác giả sử dụng BPNT nhân hóa: ''chiếc thuyền hăng như con tuấn mã''
⇒ khắc họa hình ảnh con thuyền đẹp đẽ, phấn chấn, mạnh mẽ vươn ra biển khơi.
Hình ảnh con thuyền trong khổ 3:
Sử dụng BPNT nhân hóa kết hợp với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: chiếc thuyền biết ''im'', biết ''nghe'', biết ''mỏi'', biết cảm nhận.
⇒ hinh ảnh con thuyền trở về nghỉ ngơi sau một ngày làm việc như bao thành viên của làng chài ven biển.