Văn bản ngữ văn 8

H24

2 khổ thơ đầu và khổ thơ thứ 3 trong VB '' Ông Đồ'' có gì giống và khác nhau. Hãy làm sáng tỏ ý trên bằng 1 đoạn văn ngắn

TL
27 tháng 1 2021 lúc 21:24

Bài thơ có một kết cấu tương phản độc đáo: cùng diễn tả hình ảnh ông đồ vào thời điểm mùa xuân, ngồi viết thuê bên hè phố nhưng đã thể hiện hai cảnh tượng đối lập - hình ảnh ông đồ thời vàng son và hình ảnh ông đồ thời tàn lụi. Kết cấu tương phản này thể hiện sâu sắc tình cảnh đáng thương của ông đồ. Qua đó, nhà thơ thể hiện tâm tư của chính mình về thời thế và con người. Vẫn góc phố ấy, vẫn con người ấy, vẫn tờ giấy đỏ, vẫn nghiên mực đầy, chỉ có điều, những con người chuộng chữ, những con người mặn mà với nét chữ phượng múa uyển chuyển thiêng liêng giờ đã chẳng còn nhiều, góc phố vắng hoe, công việc cầm chừng, khung cảnh buồn hiu và cô quạnh, ông đồ thì "vẫn" ngồi đấy, kiên trì và nhẫn nại đến lạ thường, ông tưởng như đang ở một thế giới khác, cách biệt với thực tại, chẳng khác một cái thể lạc lõng đang loãng dần vào không gian, đáng thương khôn xiết. Nỗi buồn lê thê của kẻ mang sầu vỡ òa ra không gian, thấm vào lá vàng rơi, quyện vào mưa lạnh buốt, câu thơ thấm nỗi buồn bâng khuâng, tiếngmuwa rơi trong chữ mà vang vọng tới tận đáy lòng Thời gian đi những bước tuần hoàn : năm trước đào nở, năm nay đào cũng chẳng tàn dù cho nhân vật trữ tình đã bước vào cõi bằng an, cõi bằng an ở đây, phải chăng là cái miền quên lãng. Chi tiết cuối hoàn thiện nốt một họa phẩm buồn(mỗi năm.lại thấy, mỗi năm mỗi vắng....lại nở ) đồng thời cũng là điểm cuối của vòng tròn tạo hóa : thịnh suy - huy hoàng- vang bóng) Đọc mà bỗng nhớ một vần thơ Thôi Hiệu cổ " Hoa đào năm ngoái còn cười gióddooong " Từ nay, hinbfh ảnh ông đồ đã vĩnh viễn đi vào quá khứ, vĩnh viễn vắng bóng bên góc đường nhộn nhịp. Câu thơ cuối như lời tự vấn ngậm ngùi, tràn ngập niềm thương cảm sâu sa. Chữ "hồn" là một cách gọi rất Viêt , gợi đúng những cái đã qua nhưng còn lại mãi, hồn là bất tử, văn hóa chỉ có thăng trầm mà không có mất đi , câu thơ đã chạm vào dòng tâm linh giống nòi nên tha thiết mãi.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LL
Xem chi tiết
MH
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
KA
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
6M
Xem chi tiết
BB
Xem chi tiết