Di truyền và biến dị - Chương V. Di truyền học người

TH

Câu 1 : Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam nữ lại là 1 : 1

Câu2 : Đột biến gen là gì ? Các dạng đột biến gen ? Nguyên nhân phát sinh đột biến ?

Câu 3: Nêu đặc điểm của người bị bẹnh đao ? Người mắc bệnh đao có liên quan đến giới tính không ? Nêu nguyên nhân phát sinh bệnh ?

Câu 4 : So sánh đột biến và thường biến ?

HV
12 tháng 12 2018 lúc 12:45

4,

Giống: Đều là những biến dị, làm biến đổi kiểu hình của sinh vật. Làm cho sinh vật đa dạng và phong phú.

Khác:

Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến

Bình luận (0)
BH
14 tháng 12 2018 lúc 21:46

Câu 1 : Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam nữ lại là 1 : 1

Cấu trúc dân số tỉ lệ nam nữ là 1:1 vì nữ giới có bộ NST là XX nên chỉ cho một loại giao tử X, còn nam giới có bộ NST XY nên cho 2 loại giao tử X và Y, cho nên nữ giới và nam giới kết hợp với nhau chỉ có thể là XX hoặc XY theo tỉ lệ 1:1.

Sơ đồ lai:

P: 44A + X x 44A + XY

G: 22A + X 22A + X:Y

F1: (44A + XX): (44A + XY)

Câu2 : Đột biến gen là gì ? Các dạng đột biến gen ? Nguyên nhân phát sinh đột biến ?

- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotit.

- Có 3 dạng: mất, thêm và thay đổi số cặp nucleotit.

- Nguyên nhân phát sinh:

+ Trong tự nhiên: đột biến gen phát sinh do những rối loạn trong sự tự sao chép của ADN dưới sự ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể.

+ Trong thực tiễn: con người gây đột biến nhân tạo bằng cách nhân vật lí hoăc hóa học.

Câu 3: Nêu đặc điểm của người bị bẹnh đao ? Người mắc bệnh đao có liên quan đến giới tính không ? Nêu nguyên nhân phát sinh bệnh ?

- Đặc điểm: bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi hơi thè ra, mắt hơi sâu và một mí, khoảng cách 2 mắt cách xa nhau, ngón tay ngắn.

- Người mắc bệnh đao không liên quan đến giới tính vì người bệnh đao là do có 3 NST ở cặp 21 là cặp NST thường ở giới tính nào cũng có.

- Nguyên nhân phát sinh:

+ Do tuổi mẹ (mẹ tuổi càng cao con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh cao)

+ Do tác nhân vật lý và môi trường trong thời đại công nghiệp hóa.

+ Do di truyền từ mẹ hay bố.

Câu 4 : So sánh đột biến và thường biến ?

Thường biến Đột biến

- Biến đổi kiểu hình nhưng không biến đổi vật chất di truyền (ADN, ARN)

- Xảy ra do ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.

- Không di truyền

- Biểu hiện đồng loạt theo hướng xác định.

-Thường có lợi

- Biến đổi kiểu hình do biến đổi vật chất di truyền (ADN, ARN)

- Xảy ra do tác nhân vật lí hoặc hóa học.

- Di truyền

- Biếu hiện ngẫu nhiên cá thể, không xác định.

- Thường có hại.

Bình luận (0)
HV
12 tháng 12 2018 lúc 12:45

2,

Đột biến gen là: những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit.

NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH ĐỘT BIẾN GEN

Do ảnh hưởng của môi trường trong và ngoài cơ thể làm rối loạn quá trình tự sao của ADN (sao chép nhầm), ADN con sinh ra khác với ADN mẹ.

- Tự nhiên: những biến đổi bất thường trong sinh lý, sinh hóa trong tế bào.

- Nhân tạo: con người gây đột biến bằng các tân vật lý hoặc hóa học (chất độc hóa học, phóng xạ, ô nhiễm môi trường, vi khuẩn, virut...)

Bình luận (0)
TO
12 tháng 12 2018 lúc 19:26

3, Đặc điểm của người bệnh đao là cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, bị si đần, không có khả năng sinh con .người mắc bệnh đao không liên quan tới giới tính và nguyên nhân do cặp nhiễm sắc thể thứ 21 có 3 NST

Bình luận (0)