Bài 20 : Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI) (tiếp)

NL

Câu 1 :Nêu cảm nghĩ của em về câu nói của Bà Triệu:

Có người khuyên bà lấy chồng,bà khảng khái đáp:"Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh,đạp luồng sóng dữ,chém cá kình ở biển khơi,đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn,cởi ách nô lệ,đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!"

Câu 2 : Cho biết,nhân dân ta xây dựng lăng Bà Triệu ở núi Tùng(Thanh Hóa) nhằm mục đích gì ?

@Sen Phùng ơi,giúp e vs,các bn ơi giúp mk vs nào !!!

SP
15 tháng 2 2017 lúc 9:02

Câu hỏi rất hay em à.. :)

Nhưng với những câu hỏi về cảm nghĩ thì cô chỉ "dám" đưa ra gợi ý cho em thôi.

Em cần nói được về tính cách của Bà Triệu là người thế nào...qua câu nói đó

Thứ hai là về tinh thần dân tộc của bà....cũng phân tích qua câu nói

Thứ ba là em có cảm xúc thế nào khi thấy Bà Triệu nói câu đó, có thể là ngưỡng mộ, khâm phục tinh thần của Bà Triệu... bởi vì người phụ nữ thường là phải lấy chồng, sống cuộc sống an phận...nhưng Bà Triệu thì sao....em có thể đưa ra nhiều lí giải khác...

Với câu 2 em cần tìm hiểu núi Tùng là dịa danh có mối liên hệ như thế nào với Bà Triệu rồi phân tích là được, cũng dễ thôi...

Chúc em học tốt nhé!

Bình luận (4)
TQ
15 tháng 2 2017 lúc 11:18

1.

* Câu nói của bà thể hiện ý chí , nguyện vọng thiết tha của bà là : " Giành lại giang sơn cởi ách nô lệ " .

* Bà Triệu - một con người khẳng khái , giàu lòng yêu nước , có chí lớn , Bà là tiêu biểu cho ý chí bất khuất của người phụ nữ Việt và dân tộc Việt trong việc kiên quyết đấu tranh chống quân đô hộ giành lại đập lập cho dân tộc .

Bình luận (1)
H24
17 tháng 2 2017 lúc 19:12

Câu 1 :Nêu cảm nghĩ của em về câu nói của Bà Triệu:

Có người khuyên bà lấy chồng,bà khảng khái đáp:"Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh,đạp luồng sóng dữ,chém cá kình ở biển khơi,đánh đuổi quân Ngô giành lại giang sơn,cởi ách nô lệ,đâu chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!"

Câu 2 : Cho biết,nhân dân ta xây dựng lăng Bà Triệu ở núi Tùng(Thanh Hóa) nhằm mục đích gì ?batngoBài 20 : Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế  (giữa thế kỉ I - giữa thế kỉ VI) (tiếp)

Bình luận (5)
LA
16 tháng 5 2017 lúc 17:48

Câu nói nổi tiếng của Bà Triệu : “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân xâm lược Ngô, cưỡi ách nô lệ, há chịu cúi đầu làm tì thiếp cho người ta” có ý nghĩa gì trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ?
Bà Triệu là người giỏi võ nghệ, có chí lớn. năm 19 tuổi, đáp lời hỏi bà về việc chồng con, bà nói : : “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở biển Đông, đánh đuổi quân xâm lược Ngô, cưỡi ách nô lệ, há chịu cúi đầu làm tì thiếp cho người ta”. Bà cùng anh trai chiêu tập nghĩa binh, quyết lòng đánh đuổi quân Ngô cứu nước, cứu dân.
Có thể nói, Bà Triệu là tấm gương sáng chói về cuộc cách mạng nhân quyền sớm trên thế giới, vì vào thời điểm mà Bà khởi nghĩa, chế độ nô lệ còn đang bành trướng mạnh mẽ khắp nơi và thân phận của người phụ nữ vẫn bị coi là rẻ mạt. trong hoàn cảnh đất nước đang bị ngoại bang thống trị, với những lễ nghi tôn giáo khắt khe, người đàn ông thường được suy tôn là “đại trưởng phu”, là “anh hùng nam tử” và được quyền “năm thê, bảy thiếp”; còn người phụ nữ chỉ là “thân phận nữ nhi”, “liễu yếu đào tơ”, cùng với những chính sách tàn bạo của nhà Hán nhằm khống chế một bộ phận phản kháng ách áp bức bóc lột, gieo rắc trong lòng xã hội tính “trọng nam, khinh nữ”.
Tuy nhiên, bà Triệu đã dám khẳng khái tuyên bố rằng “tôi muốn cỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình biển Đông”, để phản kháng lại chế độ và để khẳng định vai trò vị trí của người phụ nữ trong xã hội. thử hỏi đáng nam nhi lức bấy giờ, trong cùng một hoàn cảnh đã mấy ai sánh bằng.
để phản đối và chống lại chế độ “trai năm thê, bảy thiếp”, phận làm tì thiếp, một hình thức nô lệ” Bà Triệu đã dứt khoát “há chịu cúi đầu làm tỳ thiếp người ta”. từ đó bà đã dấn thân vào cuộc nổi dậy thực sự. bà đã chiêu binh, phất cờ làm cách mạng đòi sự bình đảng, bình quyền nam nữ. trong đó người phụ nữ không còn phải “cúi đầu làm tỳ thiếp người ta”, và mục tiêu của Bà là “đánh đuổi quân xâm lược Ngô” để nhân dân được hưởng độc lập, thoát khỏi kiếp sống nô lệ.

Bình luận (1)
IT
17 tháng 2 2017 lúc 20:43

cô ơi, khi nào cô giảng cho e nha

Bình luận (0)
H24
21 tháng 2 2017 lúc 19:43

có 1 câu là 15 phút sửlimdim

Bình luận (3)
TN
22 tháng 2 2017 lúc 20:52

Câu 1 : Bà Triệu là một người dũng cảm , không khuất phục trước ách đô hộ của nhà Ngô , đặt lợi ích đất nước lên trên hết .

Câu 2 : Nhằm ghi nhớ công ơn của Bà

Bình luận (0)
NS
23 tháng 2 2017 lúc 11:03

Câu 1

Bà Triệu muốn giúp nhân dân ta thoát khoải ách đô hộ của nhà Ngô, không muốn nhân dân ta phải khổ cực

Câu 2

Nhân dân ta xây dựng lăng Bà Triệu trên núi Tùng vì người ta muốn nhớ đến công ơn của bà mặc dù cuộc khởi nghĩa đã thất bạibanhqua

Bình luận (0)
PH
26 tháng 2 2017 lúc 16:10

Câu 2 :

Nhân dân ta xây dựng lăng Bà Triệu ở núi Tùng (Thanh Hóa) nhằn mục đích ghi nhớ công ơn của Bà Triệu đối với nhân dân

Câu 1 :

Bà Triệu là một người dũng cảm không sợ quân nhà Ngô,luôn đặt lợi ích đất nước là đầu tiên

Bình luận (0)
TM
28 tháng 2 2017 lúc 20:14

Câu 1: Bà Triệu là người yêu nước, thương dân, muốn cứu dân khỏi ách thống trị

Câu 2: để nhớ ơn bà

Bình luận (0)
NN
23 tháng 4 2017 lúc 20:29

Câu 1 :

Cảm nghĩ của em về câu nói của Bà Triệu :

- Câu nói của Bà Triệu thể hiện ý chí, nguyện vọng thiết tha của bà là “giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ”

- Bà Triệu là người khẳng khái giàu lòng yêu nước, có chí lớn. Bà là tiêu biểu cho ý chí bất khuất của người phụ nữ Việt và dân tộc Việt trong việc kiên quyết đấu tranh chống quân đô hộ giành lại độc lập dân tộc.

Câu 2 :
Nhân dân ta xây dựng lăng Bà Triệu ở núi Tùng(Thanh Hóa) nhằm mục đích : nhằm tưởng nhớ tới vị anh hùng dân tộc, tưởng nhớ tới sự hi sinh anh dũng, cao đẹp của bà.

Bình luận (0)
NL
27 tháng 1 2018 lúc 20:41

Năm 248, vì quan lại nhà Ngô tàn ác, dân chúng khổ cực, Bà cùng với anh là Triệu Quốc
Đạt đánh phá quận Cửu Chân. Bà rất can đảm, khi ra trận thường mặc giáp vàng, cưỡi đầu
voi chiến đấu thật anh dũng. Quân sĩ tôn Bà là Nhụy Kiều Tướng Quân. Khi Triệu Quốc Đạt
ốm chết, Bà tiếp tục một mình chỉ huy nghĩa quân kháng chiến gần 3 năm. Thứ Sử Lục Dận
nhiều lần đem quân vây đánh, nhưng đều bị thất bại. Bà chống nhau với quân Lục Dận
thêm năm, sáu tháng thì vì quân ít, thế cô nên bị thất bại, phải bỏ chạy đến xã Bồ Điền (nay
là xã Phú Điền, huyện Mỹ Hoá, tỉnh Thanh Hoá) và phải tự tử. Năm ấy bà mới 23 tuổi.

Để tỏ lòng khen ngợi và tôn kính Bà, vua Lý Nam Đế (nhà Tiền Lý) đã sai lập đền thờ và
phong Bà làm Bật Chính Anh Liệt Hùng Tài Trinh Nhất Phu Nhân.

Bình luận (0)
NL
27 tháng 1 2018 lúc 20:46

* Cảm nghĩ của em về câu nói của Bà Triệu

+ Câu nói của bà thể hiện ý chí, nguyện vọng thiết tha của bà là: "Giành lại giang sơn cởi ách nô lệ"

+ Bà Triệu là một con người khẳng khái, giàu lòng yêu nước, có chí lớn. Bà là tấm gương tiêu biểu cho ý chí bất khuất của người phụ nữ Việt và dân tộc Việt trong việc kiên quyết đấu tranh chống quân đô hộ giành lại độc lập cho đất nước.

Bình luận (0)
TK
6 tháng 5 2018 lúc 9:14

Câu 1: câu nói trên thể hiện lòng yêu nước, với lòng khát khao giành lại độc lập cho dân tộc của Bà Triệu. Cùng với đó là một tinh thần sẵn sàng chiến đấu và không bao giờ đầu hàng của Bà Triệu.

Câu 2: Nhân dân ta xây dựng lăng Bà Triệu ở núi Tùng(Thanh Hóa) là vì nơi đây là nơi bà Bà Triệu đã hy sinh anh dũng khi ở độ tuổi đôi mươi.

mình trả lời xong rồi đóhihi

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NL
Xem chi tiết
GM
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
LB
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
MH
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết