Bài 35 : Ôn tập học kì I

NM

Câu 1: Kể 1 số vitamin và muối khoáng mà e biết và vai trò của nó?

Câu 2: Làm sao để cung cấp đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể?

Câu 3: Khẩu phần là gì? Nguyên tắc lập khẩu phần?

Câu 4: Bài tiết là gì? Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu?

Câu 5: Sự tạo thành nước tiểu gồm có những quá trình nào?

Câu 6: So sánh nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức?

Câu 7: Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận diễn ra liên tục, nhưng sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể chỉ xảy ra vào những lúc nhất định. Có sự khác nhau đó là do đâu?

TC
15 tháng 2 2020 lúc 18:03

1.Vitamin A,B,C,D.

-Vitamin A quan trọng trong cơ thể con người,

Thị giác: mắt được cấu tạo bởi các sắc tố có chứa vitamin A. Nó được hấp thụ bởi luồng thần kinh được vận chuyển nhờ dây thần kinh thị giác. Vì vậy sự có mặt của vitamin A là một phần không thể thiếu đối với việc đảm bảo thị giác của con người.

-Vitamin D hình thành hệ xương: vitamin này tham gia vào quá trình hấp thụ canxi và photpho ở ruột non, nó còn tham gia vào củng cố, tu sửa xương.

-Vitamin C Kích thích nhanh sự liền sẹo: do vai trò trong việc bảo vệ các mô mà vitamin C cũng đóng vai trò trong quá trình liền sẹo. Ngăn ngừa ung thư: kết hợp với vitamin E tạo thành nhân tố quan trọng làm chậm quá trình phát bệnh của một số bênh ung thư.

2.Thực đơn trong bữa ăn cần phối hợp giữa thức ăn có nguồn gốc từ động vật (bơ, trứng, dầu gan cá…) và thực vật (rau, củ, quả…), cần thay đổi thực đơn giữa các bữa ăn thường xuyên để đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.

3. Khẩu phần ăn là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày

Nguyên tắc lập khẩu phần ăn:

-Đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cơ thể

-Cân bằng thành phần dinh dưỡng và giá trị đối với thức ăn

-Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng vitamin và muối khoáng , cần cân đối về các thành phần hữu cơ

4.Bài tiết là hoạt động của cơ thể thải các chất dư thừa và các chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong. Hoạt động này do phổi, thận, da đảm nhiệm, trong đó phổi đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết khí CO2, thận đóng vai trò quan trọng trong việc bài tiết các chất thải khác qua nước tiểu.

Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu: - Hệ bài tiết nước tiểu gồm: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái và ống đái. - Thận cơ quan quan trọng nhất của hệ bài tiết nước tiểu, gồm 2 quả thận; mỗi quả chứa khoảng 1 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành nước tiểu.

5.Sự hình thành nước tiểu gồm các quá trình sau:

- Quá trình lọc máu và tạo ra nước tiểu đầu diễn ra ở cầu thận.

- Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, H2O và các ion còn cần thiết như Na+, Cl-….

Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã (axit uric, crêatin, các chất thuốc, các ion thừa (H+, K+...)

Cả hai quá trình này đểu diễn ra ở ống thận và kết quả là biến nước tiểu đầu thành nước tiểu chính thức.

6.Nước tiểu đầu

+) Nồng độ các chất hòa tan loãng hơn

+) Chứa ít chất cặn bã và các chất độc hơn

+) Còn chứa nhiều các chất dinh dưỡng

Nước tiểu chính thức:

+) Nồng độ các chất hòa tan đậm đặc hơn

+) Chứa nhiều chất cặn bã và các chất độc hơn

+) Gần như không còn chất dinh dưỡng

7.Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự thải ra khỏi cơ thể lại không liên tục (chỉ vào những lúc nhất định).

Có sự khác nhau đó là do: máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu được hình thành liên tục, nhưng nước tiểu chỉ được thải ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml, đủ áp lực gây cảm giác buồn đi tiểu và cơ vòng ống đái mở ra phối hợp với sự co của vòng bóng đái và cơ bụng giúp thải nước tiểu ra ngoài.


Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
NH
Xem chi tiết
BS
Xem chi tiết
LR
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
KH
Xem chi tiết
LQ
Xem chi tiết
QN
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết