Bài 2. Cấu tạo cơ thể người

TH

Câu 1: Hãy nêu thành phần cấu tạo trong của tim? tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mỏi?

Câu 2: Nêu đặc điểm cấu tạo của xương thích nghi với đời sống đứng thẳng và đi bằng hai chân? Chúng ta cần làm j để cơ và xương phát tiển khỏa mạnh cân đối

Câu 3: Phản xạ là j? Nêu VD về phản xạ

CA
15 tháng 10 2017 lúc 17:59

Câu 1:

Cấu tạo tim:

- Tim có 4 ngăn, thành cơ tim tâm thất dày hơn thành cơ tim tâm nhĩ (tâm thất trái có thành cơ dày nhất, tâm nhĩ phải thành cơ mỏng nhất).

- Giữa tâm nhĩ với tâm thất và giữa tâm thất với động mạch có van đảm bảo cho máu chỉ vận chuyển theo một chiều nhất định.

- Màng tim bao bọc bên ngoài.

Chu kì hoạt động của tim:

- Mỗi chu kì co dãn của tim gồm 3 pha kéo dài 0,8 giây.

- Pha co tâm nhĩ 0,1 giây.

- Pha co tâm thất 0,3 giây.

- pha dãn chung 0,4 giây.

Bình luận (0)
CA
15 tháng 10 2017 lúc 18:00

Câu 3:

Khái niệm : Phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh gọi là phản xạ.
* Ví dụ : Khi chân ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên là một phản xạ. Con chuột đang đi. bỗng nhìn thấy con mèo, liền chạy trốn cũng là một phản xạ...

Bình luận (0)
CA
15 tháng 10 2017 lúc 18:11

Câu 2:

Đặc điểm:Cột sống cong ở 4 chỗ tạo hai hình chữ S nối tiếp nhau giúp cơ thể có tư thế đứng thẳng. Lồng ngực dẹp theo chiều trước sau và nở sang hai bên. Đặc biệt là sự phân hoá xương chi trên và xương chi dưới. ở người tay ngắn hơn chân còn ở vượn ngược lại tay dai hơn chân. ở người khớp vai linh động, xương cổ tay nhỏ, khớp cổ tay cấu tạo kiểu bầu dục, các khớp bàn tay ngón tay linh động ngón cái có khả năng đối diện với các ngón còn lại. Khớp chậu đùi có hố khớp sâu đảm bảo sự vững chắc, các khớp cổ chân bàn chân khá chặt chẽ. Xương chậu nở rộng, xương đùi lớn giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Xương bàn chân, xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm có tác dụng phân tán lực của cơ thể khi đứng cũng như di chuyển. Xương gót lớn phát triển về phía sau. Biện pháp: + Tập thể dục + Ăn nhiều loại thức ăn chứa canxi và giàu chất sắc,....
Bình luận (0)
LC
19 tháng 10 2017 lúc 20:02

1.-Cấu tạo của tim:

+Tim được cấu tạo bởi cơ tim và được bao bọc bởi mô liên kết.

+Tim gồm 4 ngăn: 1 tâm nhĩ trái và 1 tâm nhĩ phải nằm trên, 1 tâm thất trái và 1 tâm thất phải nằm dưới. Thành cơ tim của tâm thất dày hơn thành cơ tim của tâm nhĩ (tâm thất trái có thành cơ tim dày nhất, tâm nhĩ phải có thành cơ tim mỏng nhất).

+Giữa tâm nhĩ với tâm thất và giữa tâm thất với động mạch có van giúp máu chảy một chiều.

-Tim hoạt động suốt đời mà không mỏi là do cơ chế làm việc của tim rất đều đặn, nhịp nhàng, phối hợp hoạt động giữa các tâm thất và tâm nhĩ rất đều. Một chu kì làm việc của tim là 0,8s mà pha co tâm thất và tâm nhĩ là 0.4s, pha dãn chung là 0.4s=>Thời gian nghĩ và làm việc của tim rất đều đặn, nhịp nhàng.

Bình luận (0)
LC
19 tháng 10 2017 lúc 20:16

-Đặc điểm cấu tạo của xương thích nghi với đời sống đứng thẳng và đi bằng hai chân:

+Người có cột sống dọc hình chữ S, cong ở 4 chỗ, làm cho trọng lực dồn hết về hai chân, nên có thể đứng thẳng.
+Người có lồng ngực nở rộng ra 2 bên, vì đứng thẳng thì hai tay được thả lỏng, không bị gò bó như khi di chuyển bằng tứ chi, nên nó nở rộng ra hai bên.
+Xương đùi của người lớn, khỏe hơn xương tay, vì xương chân phải lớn khỏe để nâng đỡ trọng lượng của cả cơ thể.
+ Xương chậu lớn, vì xương chậu là nơi gắn xương đùi nên, trước khi trọng lượng ồn vào xương đùi thì xương chậu "lãnh hết " trọng lượng của cơ thể, nên xương chậu lớn.
+ Xương bàn chân hình vòm để giữ thăng bằng cho cơ thể trong trạng thái đứng thẳng người.
+Xương gót chân phát triển và lớn cũng góp phần nâng đỡ cơ thể và giữ thăng bằng.

-Để cơ và xương phát tiển khỏe mạnh cân đối:

+Có chế độ dinh dưỡng hợp lí.

+Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.

+Lao động vừa sức.

Bình luận (0)
LC
20 tháng 10 2017 lúc 17:30

-Phản xạ là phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của môi trường thông qua hệ thần kinh.

-Ví dụ: Khi chân ta dẫm phải hòn than, chân vội nhấc lên là một phản xạ. Khi ta để trái xoài hoặc me trước mặt thì miệng ta tiết ra nước bọt...

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
MT
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết