Bài 28 : Ôn tập

HH

Câu 1: Em hãy nêu mục tiêu cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? Em có nhận xét gì về lực lượng tham gia cuộc khởi nghĩa cùng Hai Bà Trưng?

Câu 2: Vì sao thế kỉ I-VI nhà Hán tiếp tục chủ trương đưa người Hán sang ở lẫn với dân ta?

Câu 3: Vì sao với chế độ thống trị hà khắc của phong kiến phương Bắc mà nền kinh tế từ thế kỉ I-VI vẫn phát triển mọi mặt?

Câu 4: Em hãy kể tên, thời gian những cuộc khởi nghĩa lớn chống xâm lược của nhân dân ta thời Bắc thuộc? Ý nghĩa lịch sử của các cuộc khởi nghĩa đó?

Câu 5: Trình bày diễn biến, kết quả trận đánh trên sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền?

Câu 6: Nêu ý nghĩa trận đánh trên sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền?

Câu 7: Vai trò của Ngô Quyền trong trận chiến đấu trên sông Bạch Đằng?

H24
22 tháng 6 2020 lúc 11:07

5.

Diễn biến:

- Cuối năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo chỉ huy kéo vào vùng biển nước ta. Ngô Quyền cho một toán thuyền nhẹ ra đánh nhử quân địch vào sông Bạch Đằng lúc nước triều đang lên.

- Lưu Hoằng Tháo hăm hở dốc quân đuổi theo, lọt vào trận địa mai phục của ta mà không biết.

- Nước triều rút, Ngô Quyền hạ lệnh dốc toàn lực lượng đánh quật trở lại. Quân Nam Hán chống cự không nổi phải rút chạy ra biển.

- Quân giặc thiệt hại quá nửa, tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bị chết. Vua Nam Hán được tin bại trận đã hốt hoảng, vội hạ lệnh thu quân về nước.

Kết quả:

- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi.

Bình luận (0)
H24
22 tháng 6 2020 lúc 11:07

6.

Ý nghĩa:

- Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

- Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta.

- Đã bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

- Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ. Đưa dân tộc bước sang một kỉ nguyên mới.

Bình luận (0)
H24
22 tháng 6 2020 lúc 11:13

1.

Mục tiêu:

- Đánh đuổi quân xâm lược và xây dựng lại chính quyền.

- Giành lại độc lập cho dân tộc mà vua Hùng dựng lên.

- Trả thù cho chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách bị kẻ thù giết chết.

- Cuộc khởi nghĩa này của Hai Bà Trưng phải thắng lợi quay về.

Nhận xét:

- Nền độc lập dân tộc được khôi phục.

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc. Khẳng định ý thức độc lập của dân tộc. - Khẳng định vai trò lớn lao của người phụ nữ Việt Nam.

Bình luận (0)
H24
22 tháng 6 2020 lúc 11:16

2.

Lí do:

Vì để thực hiện âm mưu mà chúng mong muốn là “đồng hóa” dân tộc ta, buộc dân ta phải học chữ Hán và tiếng Hán, tuân theo pháp luật và phong tục tập quán của người Hán.

4.

Những cuộc khởi nghĩa lớn:

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40).

- Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248).

- Khởi nghĩa Lý Bí (năm 542).

- Triệu Quang Phục giành độc lập (năm 550).

- Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 722).

- Khởi nghĩa Phùng Hưng (năm 776 - 794).

- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (năm 905).

- Cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ nhất (năm 930 - 931) của Dương Đình Nghệ.

- Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) của Ngô Quyền.

Ý nghĩa:

- Những cuộc kháng chiến tiêu biểu này đã nói lên tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của cha ông trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược các triều đại phong kiến phương Bắc.

- Thể hiện quyết tâm giành chủ quyền dân tộc và kết thúc bằng chiến thắng Bạch Đằng (năm 938) đã khẳng định nền độc lập hoàn toàn của dân tộc.

Bình luận (0)
H24
22 tháng 6 2020 lúc 12:45

Bổ sung cho Lưu Bảo Ngọc câu 7:

Vai trò của Ngô Quyền trong trận chiến đấu trên sông Bạch Đằng :

- Là người huy động sức mạnh của nhân dân đứng lên chống quân xâm lược

- Là người tận dụng được vị thế tự nhiên hiểm trở của sông Bạch Đằng, làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta

- Là tổng chỉ huy của trận chiến trên sông Bạch Đằng

Bình luận (0)
TP
22 tháng 6 2020 lúc 16:45

Câu 3: Vì sao với chế độ thống trị hà khắc của phong kiến phương Bắc mà nền kinh tế từ thế kỉ I-VI vẫn phát triển mọi mặt?

- Do sự phát triển nội tại và nhân dân ta biết tiếp thu những tiến bộ về kĩ thuật sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp của người Trung Quốc, nhờ đó đã tạo ra những chuyên biến tích cực về kinh tế :

-Công cụ sắt được sử dụng phổ biến.

-Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh.

-Thủy lợi được mở mang.

Thủ công nghiệp, thương mại có sự chuyển biến đáng kể.

-Nghề cũ phát triển hơn: Rèn sắt, khai thác vàng bạc làm đồ trang sức.

-Một số nghề mới xuất hiện như làm giấy, làm thủy tinh.

-Đường giao thông thủy bộ giữa các quận, vùng hình thành.

-Việc tiếp thu có chọn lọc những nội dung mới của văn hoá Trung Hoa nhưng vẫn bảo tồn văn hoá truyền thống cũng đem lại những nét chuyển biến mới.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết