Bài 25 : Ôn tập chương III

VD

Câu 1:

a) Tại sao sử cũ gọi giai đoạn lịch sử năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc Thuộc????

b) Trg thời gian Bắc Thuộc, nc ta đã bị mất tên, bị chia ra, nhập với các quận, huyện của TQ với nhứng tên gọi khác nhau như thế nào? Hãy thống kê cụ thể qua từng giai đoạn bị đô hộ.

c) Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến TQ đối với nhân dân ta trg thời Bắc Thuộc ntn? Chính sách thâm hiểm nhất của họ là gì????

Câu 2:

a) Hãy nêu các biểu hiện hiện cụ thể của những biến chuyển về kinh tế, văn hóa ở nc ta trg thời Bắc Thuộc.

b) Theo em, sau hơn 1000 năm bị đô hộ, tổ tiên nc ta vẫn giữ đc phog tục, tập quán j? Ý nghĩa của điều này????

MÌNH CẦN GẤP!!!!khocroihuhu

NU
13 tháng 3 2017 lúc 12:30

Câu 1

a- sử cũ gọi giai đoạn lịch sử năm 179 TCN đến thế kỉ X là thời Bắc thuộc vì sau thất bại An Dương Vương, nước ta bị các triều đâị phong kiến Trung Quốc liên tiếp đô hộ đến năm 905

b-Tên gọi nước ta thời Bắc thuộc.

- Nhà Hán gồm ba quận: Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, gộp 6 quận (TQ) thành Châu Giao.

- Nhà Ngô: Giao Châu (Âu Lạc cũ), Quảng Châu (TQ).

- Nhà Lương: Chia thành Giao Châu, Ái Châu, Đức Châu, Lợi Châu, Minh Châu, Hoàng Châu.

- Nhà Đường: Gọi là An Nam Đô hộ phủ và chia thành 12 châu. c) Chính sách cai trị.

- Tàn bạo, thâm độc: Thu thuế, cống nạp, bắt phu - lính...

- Thâm hiểm nhất là muốn đồng hóa dân tộc ta.

Câu 2: a- Kinh tế:

+ Nông nghiệp: Trồng lúa nước hai vụ, dùng trâu bò cày kéo, làm thủy lợi, cây trồng, vật nuôi phong phú.

+ Thủ công nghiệp: Nghề rèn sắt vẫn phát triển; Làm gốm, dệt vải. - Thương nghiệp: Buôn bán ở chợ làng và buôn bán với Trung Quốc, Ấn Độ...

- Văn hóa: mở trường dạy học chữ Hán ở các quận; nhân dân ta vẫn giữ được tiếng nói và phong tục cổ truyền

b- Hơn nghìn năm Bắc thuộc, dân ta vẫn giữ được tiếng nói, phong tục, nếp sống: Xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu, làm bánh trưng, bánh giày.

- Ý nghĩa: Chứng tỏ ý chí và sức sống mãnh liệt của tiếng nói, phong tục, nếp sống của dân tộc không gì tiêu diệt được.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
SK
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NM
Xem chi tiết