Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Soạn văn 10

NC

''Cảnh ngày hè''-Nguyễn Trãi và ''Nhàn''-Nguyễn Bỉnh Khiêm đều viết về thứ thanh nhàn trong cuộc sống ẩn dật. Bằng những hiểu biết về thời đại và cuộc đời của hai nhà thơ,hãy phân tích để làm rõ quan điểm sống thể hiễn trong hai tác phẩm

DH
29 tháng 11 2019 lúc 21:44
1. Nét chung
- Cả hai nhà thơ đều có lòng vì nước, vì dân.
- Cả hai đều rũ bỏ danh lợi, về ở ẩn, hoà đồng với thiên nhiên để di dưỡng tinh thần.
2. Vẻ đẹp riêng
- Giới thuyết hoàn cảnh ra đời của hai bài thơ.
- Trong bài thơ Cảnh ngày hè, trong cái nhìn của Nguyễn Trãi, cảnh sắc thiên nhiên rạo rực, căng tràn, ngồn ngộn sức sống, thể hiện tình cảm mãnh liệt của nhà thơ với đời, với người. Đặc biệt, câu mở đầu bài thơ cho thấy, ở Nguyễn Trãi, cảnh nhàn nhưng tâm không nhàn. Cái nhàn của Nguyễn Trãi trong Cảnh ngày hè là cái nhàn bất dắc dĩ. Tấm lòng của Nguyễn Trãi là tấm lòng ưu quốc, ái dân sâu sắc, thường trực, cuồn cuộn. Làm sao để dân giàu, nước mạnh là ước mơ, là nỗi trăn trở suốt đời của Nguyễn Trãi.
- Trong bài Nhàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm vui trọn với thiên nhiên. Cảnh vật trong thơ ông hiện lên yên bình, thanh thản. Hình tượng nhân vật trữ tình hiện lên trong tâm thế nhàn tản, ung dung, sống với những điều bình dị, sẵn có nơi thôn dã. Thái độ của Nguyễn Bỉnh Khiêm là không vướng bận việc đời, coi thường công danh. Cái nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm là cái nhàn của người đã thoát vòng tục luỵ, đã giác ngộ được quy luật thời thế “công thành thân thoái”.
3. Lí giải sự khác nhau
- Không phải Nguyễn Trãi không thấu hiểu quy luật “công thành thân thoái”, nhưng thời Nguyễn Trãi là thời khởi đầu nhà Lê, đất nước ta vừa độc lập sau hơn hai mươi năm đô hộ của giặc Minh, tình hình còn nhiều khó khăn nhưng mang tiềm lực phát triển, rất cần có bàn tay hiền tài kiến thiết. Tấm lòng của Nguyễn Trãi là tấm lòng nhân nghĩa dạt dào, ưu quốc ái dân nhưng không được tin dùng nên ông phải trở về. Dù sống giữa quê hương trong cảnh nhàn rỗi, vui với cảnh đẹp và cuộc sống thôn quê nhưng tấm lòng ông vẫn luôn hướng về đất nước, nhân dân. Ông không cam tâm nhàn tản để an hưởng riêng mình mà chấp nhận xả thân cống hiến cho đất nước.
- Không phải Nguyễn Bỉnh Khiêm không quan tâm đến thế sự so với Nguyễn Trãi, mà thời đại của ông là thời trước Lê Trung Hưng, là giai đoạn chế độ phong kiến đã suy tàn, nhiều thối nát, rối ren. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có nhều cố gắng giúp nước, giúp dân nhưng vẫn không thay đổi được cục diện. Lời thơ “ta dại – người khôn” thể hiện thái độ mỉa mai của Nguyễn Bỉnh Khiêm dành cho xã hội. Tuy về ở ẩn, không làm quan những ông vẫn giúp nước bằng những lời khuyên sáng suốt cho các thế lực phong kiến đương thời.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TP
30 tháng 11 2019 lúc 19:03

- Cả hai bài thơ đều thể hiện chữ “Nhàn”; thực chất đây là lối sống nhàn tản, xuất thế, cách ứng xử tiêu cực của những nhà nho không gặp thời. Đối chiếu với hoàn cảnh cụ thể của hai bài thơ, ta thấy việc về nhàn là cách duy nhất để giữ gìn khí tiết. Nhưng một khi đã về “nhàn”, các nhà thơ lại rộng mở tấm lòng, hòa mình với cuộc sống nơi thôn dã.
- Mức độ thể hiện của chữ “Nhàn” ở hai bài thơ có sự khác nhau:
+ Nguyễn Trãi tuy về nhàn nhưng vẫn đau đáu trong nỗi niềm ái quốc ưu dân. Ông nhàn cư chứ không nhàn tâm. Đây chính là tinh thần nhập thế tích cực ngay cả khi đã về nhàn.
+ Ở Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Nhàn” được nâng lên thành triết lí sống, thành một lựa chọn. Về nhàn ông đã thật sự tìm được sự thoải mái về tinh thần cũng như về thể xác (“nội đắc tâm thân lạc”.
- Tuy có những biểu hiện khác nhau nhưng cả hai bài thơ đều cho thấy cách sống lạc quan và đặc biệt là tâm hồn thanh cao của các vị danh nho

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
TK
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết