Hướng dẫn soạn bài Rằm tháng giêng

BT

Cảm nhận 4 khổ thơ đầu bài''Tiếng gà trưa'':

"Trên đường hành quân xa

........

Cho con gà mái ấp."

NL
29 tháng 11 2017 lúc 6:30

Xuân Quỳnh là một nữ nhà thơ nổi tiếng với những vần thơ giàu xúc cảm trong tình yêu. Nhưng khi viết về tình cảm gia đình, thơ Xuân Quỳnh lại rất nhẹ nhàng, lắng đọng, khơi gợi cho ta bao cảm xúc. “Tiếng gà trưa” là một bài thơ đặc sắc của Xuân Quỳnh được viết năm 1968 với những hình ảnh bình dị mà gần gũi nhưng thấm đượm tình bà cháu.

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ”

Bài thơ mở đầu bằng những vần thơ tự nhiên mà bình dị, thủ thỉ như kể về một câu chuyện hết sức bình thường. Người chiến sĩ trên đường hành quân mệt mỏi được dừng chân bên một xóm nhỏ, anh nghe tiếng gà gáy trưa để rồi nững cảm xúc tuổi thơ chợt ùa về. Ơ đây, điệp tử “nghe” như mở rộng về chiều sâu cảm xúc của nhân vật. Mỗi lần từ “nghe” lặp lại, âm thanh của tiếng gà như lan tỏa thêm. Đầu tiên là sự tháy đổi của ngoại cảnh “nghe xao động nắng trưa”, tiếp đến là sự thay đổi của cảm giác “nghe bàn chân đỡ mỏi” để rồi cuối cùng là sự thấm sâu vào tâm hồn “nghe gọi về tuổi thơ”. Điêp từ “nghe” cùng ẩn dụ chuyển đổi cảm xúc đã diễn tả tình tế sự thay đổi cảm xúc của nhan vật trữ tình. Tiếng gà là âm thanh của thực tại, nhưng nó lại vọng về được tận kí ức, đánh thức những xúc cảm luôn giấu kín mà tưởng như con người đã quên.

Tiếp theo, theo những hồi tưởng, kỉ niệm dần ùa về

Tiếng gà trưa
Ổ rơm hồng những trứng
Này con gà mái mơ
Khắp mình hoa đốm trắng
Này con gà mái vàng
Lông óng như màu nắng
Những kỉ niệm tuổi thơ thật bình dị khiến cho nhân vật như trải qua những cảm xúc tuôi thơ trong sáng. Hình ảnh những con gà mái mơ, mái vàng, ổ rơm hồng những trứng dường như luôn thương trực trong tâm trí của anh. Nối tiếp những hình ảnh gần gũi của tuổi thơ này, người bà hiện ra trong khổ thơ tiếp theo:

Tiếng gà trưa
Có tiếng bà vẫn mắng
– Gà đẻ mà mày nhìn
Rồi sau này lang mặt!
Cháu về lấy gương soi
Lòng dại thơ lo lắng
Có bóng dáng thân thuộc của bà:
Tiếng gà trưa
Tay bà khum soi trứng
Dành từng quả chắt chiu
Cho con gà mái ấp

Tiếng gà trưa gợi bao kỉ niệm đẹp thời thơ ấu được sống trong tình yêu thương của người bà. Tiếng bà mắng, tay bà khum soi trứng, bóng dáng thân thuộc của bà, tất cả những hình ảnh sống lại cho ta thấy sự tần tảo, chắt chiu luôn chăm lo cho cháu của người bà.

Bình luận (0)
ND
29 tháng 11 2017 lúc 13:31

Bảy câu trong phần đầu bài thơ mở ra trong lòng em bao cảm xúc man mác. Tiếng gà nhảy ổ: "Cục... cục tác cục ta" của nhà ai bên xóm nhỏ, cất lên; cái âm thanh bình dị ấy trở nên thân thiết, yêu thương đối với người lính trẻ trên đường hành quân ra trận:

“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gù ai nhảy ổ:
Cục... cục tác cục ta”.

Một giọng thơ nhẹ nhàng, bâng khuâng. Tiếng gà nhảy ổ đã trở thành tiếng quê hương, tiếng hậu phương như chào đón, như vẫy gọi.

Ba câu thơ tiếp theo đều bắt đầu bằng chữ "nghe" đã gợi tả niềm xúc động sâu xa của người chiến sĩ. Có một sự chuyển đổi cảm giác tài tình, thú vị:

"Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ"

Nghe tiếng gà nhảy ổ, người lính trẻ cảm thấy nắng trưa đang "xao động", đang nhảy múa xôn xao trước mắt mình, trông thật vui. Tưởng như có làn gió mát thổi qua tâm hồn mình. Tiếng gà nhảy ổ như có một phép lạ thần kì, đã truyền cho người chiến sĩ bao niềm vui, bao tinh thần và nghị lực mới, như làm dịu bớt cái nắng trưa, như xua tan mọi mệt mỏi, có thêm sức mạnh mới, vượt qua mọi chặng đường chông gai, sẵn sàng dân thân vào khói lửa. Nghe tiếng gà nhảy ổ: “Cục... cục tác cục ta” người lính trẻ thêm xao xuyến trong lòng, mọi kỉ niệm than thương một thời thơ ấu được khơi dậy, được đánh thức. Tình hậu phương êm đềm, sâu nặng như dâng lên dào dạt trong lòng người chiến sĩ trên đường ra trận.

Thơ là nghệ thuật của ngôn từ. Qua điệp từ "nghe", Xuân Quỳnh nói lên được bao điều tốt đẹp, mở ra bao liên tưởng đáng yêu. Tiếng gà trưa là tiếng gọi của quê nhà, mang nặng tình hậu phương.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết