Đề bài : Cảm nhận về bài thơ "Rằm tháng Giêng" - Hồ Chí Minh

HO

cảm nghĩ về hình ảnh trăng trong bài thơ "Rằm tháng giêng" và "Cảnh khuya"

Giúp mik nhé plzzzz :(((((((

TM
19 tháng 11 2019 lúc 20:49

Cảnh khuya và Rằm tháng giêng đều được viết vào thời kỳ Bác đang chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp ở chiến khu Việt Bắc. Hai bài thơ cũng đều viết về trăng thế nhưng mỗi bài mỗi vẻ. Hình ảnh ánh trăng trong mỗi bài cũng vì thế mà đẹp theo một góc chiếu khác nhau.

Ở bài Cảnh khuya, trăng được quan sát dường như một tầm nhìn hẹp. Ánh trăng không hiện lên bằng cả một vầng sáng tròn đầy mà lại được cảm nhận theo một chiều kích khác. Nó phủ trùm lên những tán cây, chiếu rọi rồi rơi rớt, lan tỏa hàng trăm ngàn đốm sáng trên mặt đất. Trăng quyện hòa gần gũi và tràn đầy sức sống "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.

Đêm thanh tĩnh, cảnh vật cũng tĩnh đến nỗi chúng ta có thể nghe thấy tiếng suối hát rất trong. Cảnh ấy, tình ấy khiến chúng ta nghĩ đến vẻ đẹp cổ điển của ánh trăng. Trăng với người ở đây dường như đang đối ứng và đối ẩm. Trăng chia sẻ với người và người dường như cũng đang muốn tâm sự cùng trăng.

Trăng ở Nguyên tiêu cũng ở trong cảnh tĩnh nhưng nó không chất chứa suy tư. Không giống với Cảnh khuya, trăng ở đây thoáng rộng, phóng túng và tràn trề sức sống hơn:

Loading...

Rằm xuân lồng lộng trăng soi

Trăng xuân, lại là trăng của đêm rằm chính vì thế mà nó tròn đầy viên mãn. Ánh trăng tràn trên khắp mặt sông rồi quện hòa vào cái sức sống của đất trời sông nước. Cái hay cái đẹp của trăng ở bài thơ này không chỉ là sự thi vị mà còn là ở cái sức xuân, cái niềm lạc quan tin tưởng mà nó đang tiếp vào lòng người chiến sĩ. Trăng ở đây thực sự đang chấp cánh bay lên cho những vần thơ.

Có thể nói dù được viết trong những hoàn cảnh khó khăn của cuộc kháng chiến, thế nhưng ở cả hai bài thơ, chúng ta đều thấy hiện lên vẻ đẹp tâm hồn của Bác, Đó là một tâm hồn lạc quan, yêu đời và tha thiết đối với thiên nhiên. Đó cũng là một tâm hồn luôn canh cánh một nỗi niềm vì dân vì nước.

Đọc thơ Bác, chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp của một cốt cách thanh cao. Bác yêu nước, thương dân và Người cũng luôn sống với thiên nhiên đậm đà, sâu sắc.

Thơ Bác giản dị, tự nhiên, hồn hậu và trong sáng. Vì thế những vần thơ của Bác bao giờ cũng chan hòa, dễ khơi gợi niềm thích thú và tình yêu trong lòng mỗi chúng ta.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
20 tháng 11 2019 lúc 9:51

Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ tài ba, kiệt xuất, một nhà chính trị tài năng mà còn là một nhà văn, nhà thơ xuất sắc, tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Trong khoảng thời gian làm việc ở Pắc Pó, Bác đã sáng tác hai bài thơ về trăng rất tiêu biểu, đó là bài “Cảnh khuya” và bài thơ “ Rằm tháng Giêng”.

Cùng lấy cảm hứng từ ánh trăng nhưng trong mỗi bài thơ, Hồ Chí Minh lại thể hiện một sắc thái riêng biệt, điều này đã làm nên nét độc đáo cho mỗi bài thơ.

Trong bài thơ “Cảnh khuya” bức tranh thiên nhiên được Bác khắc học bằng những nét sinh động, cụ thể, gợi ra một bức tranh đa sắc màu và có sức hấp dẫn với người đọc.



“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Ở trong câu thơ này, Bác đã ví tiếng suối như “tiếng hát xa”, âm thanh của nước va chạm vào vách đá không ồn ào mà lại dịu nhẹ, êm du. Bằng tâm hồn nhạy cảm của một thi sĩ, Hồ Chí Minh đã liên tưởng ngay đến tiếng hát xa. “Tiếng hát xa” là tiếng hát thoảng đưa trong gió, có tiết tấu, giai điệu song nếu không chú ý lắng nghe thì cũng sẽ không thể cảm nhận hết.

Tiếng suối ở đây cũng vậy. Ta có thể liên tưởng đến dòng suối nhỏ róc rách chảy trong đêm, nó nhẹ đến mức nếu không gian không yên tĩnh, người nghe không nhập tâm để cảm nhận thì cũng khó có thể nhận ra. Nhưng một khi đã cảm nhận được rồi thì nó sẽ như một giai điệu nhẹ nhàng nhưng lại vô cùng da diết, cứ vương vấn lòng người không thôi.

phan tich thien nhien trong tho bac
Trong không gian tĩnh lặng, tiếng suối du dương hiện lên thật gợi cảm, nó tác động đến tâm hồn của người thi sĩ. Ngồi trong đêm, bác dùng sự nhạy cảm để cảm nhận cái tĩnh của âm thanh, song cũng đồng thời cảm nhận cảnh khuya bằng cái nhìn thị giác đầy tinh tế:

“ Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Hình ảnh ánh trăng ở đây được đặt trong mối quan hệ với cây và hoa.Cách cảm nhận của Bác cũng thật độc đáo, ánh trăng soi chiếu xuống cây cổ thụ làm in trên mặt đất những mảng màu sắc sáng tối, tạo nên cảnh chập chùng của ánh trăng, cây và trong cảm nhận của Bác, trăng, bóng cây cùng “lồng” vào hoa tạo ra sự hòa hợp đến lạ kì.


Từ ba hình ảnh ngỡ như chẳng hề có mối liên hệ nào, Hồ Chí Minh đã dùng sự tinh tế trong cảm nhận của mình để tạo ra cho chúng một sự hòa hợp, đen xen vô cùng sống động và gợi cảm.

Cũng miêu tả về ánh trăng, nhưng trong bài thơ “ Rằm tháng Riêng” Hồ Chí Minh lại cho người đọc một cảm nhận mới, một các nhìn mới về ánh trăng:

“ Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”

Ánh trăng trong bài thơ này là ánh trăng của đêm Rằm mùa xuân nên nó mang cái nét thơ mộng, gợi cảm của tiết trời xuân.

“Lồng lộng” gợi ra cái bao la, bát ngát của không gian bầu trời. Trong cái không gian ấy, ánh trăng dường như sáng hơn, đẹp hơn, nó soi sáng và bao phủ lên mọi cảnh vật, làm cho cảnh vật trở nên đầy sức hấp dẫn, quyến rũ.

“Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân”. Qua câu thơ này, người đọc có thể phỏng đoán vị trí, điểm nhìn của Bác chính là trên một dòng sông. Vì chỉ có như vậy thì bác mới có thể cảm nhận tinh tế đến thế không gian bầu trời, ánh trăng sáng và cả màu nước trên sông.“ Nước lẫn” ở đây có thể hiểu là sự hòa hợp, pha trộn giữa sắc sáng của ánh trăng với sự long lanh, xanh mát của dòng nước.Trong một câu thơ mà Hồ Chí Minh đã sử dụng đến ba từ xuân, làm cho sắc xuân, không khí xuân tràn đầy khắp cả ý thơ.

Nếu trong bài “Cảnh khuya” có sự hòa hợp giữa ba yếu tố: trăng, bóng và hoa để tạo ra khung cảnh thi vị mà đầy hấp dẫn thì ở trong bài thơ “ Rằm tháng Giêng” lại có sự kết hợp của ba yếu tố: trăng, nước và bầu trời. Vừa gợi ra cái mênh mông của bầu trời, cái thi vị của dòng sông mùa xuân và cả sự kết hợp giữa nước và trăng đã tác động ngược lại với bầu trời,làm cho không gian bầu trời mang đậm không khí của mùa xuân.Nếu trong “Cảnh khuya” đối tượng miêu tả của Bác là ánh trăng rừng trong đêm khuya thanh tĩnh thì “Rằm tháng Giêng” lại là vẻ đẹp của cảnh trời nước bao la dưới ánh trăng Rằm đầu năm.

Có thể thấy, Hồ Chí Minh sáng tác rất nhiều các phẩm lấy đề tài từ vầng trăng, ánh trăng. Song mỗi bài Bác lại tạo ra cho người đọc một cảm nhận khác, một ấn tượng khác về ánh trăng mà không hề có sự trùng lặp. Có sự đa dạng này phải kể đến sự cảm nhận tinh tế và tài năng sáng tạo không ngừng của Bác.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết