Tập làm văn lớp 7

H24

viết bài văn biểu cảm về con người xứ Nghệ

PA
15 tháng 5 2019 lúc 17:08

Dân ca là những bài hát cổ truyền do nhân dân sáng tác và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được nhân dân ca hát theo tập tục của địa phương. Đó là những tinh hoa văn hoá được cha ông gạn lọc và gọt giũa qua các thế hệ dựa vào tục ngữ và ca dao.

Mỗi làn điệu dân ca thể hiện trí tuệ, phẩm chất tinh hoa trong tư duy, lối sống của con người Việt Nam qua các thời đại. Đó là một loại hình sáng tác dân gian mang tính tổng hợp bao gồm: lời nhạc, động tác, điệu bộ kết hợp với diễn xướng; là những bài hát có hoặc không có chương khúc do nhân dân sáng tác và lưu truyền trong dân gian có nội dung trữ tình và có giá trị đặc biệt về nhạc.

Ta hãy nghe âm điệu dịu dàng quyến rũ của một làn điệu dân ca xứ Nghệ: Ai đi vô nơi đây, xin dừng chân xứ Nghệ/ Nghe câu hò ví dặm, càng lắng lại càng sâu/ Như sông Lam chảy chậm, đọng bao thửa vui sầu/ Tình xứ Nghệ không mau, nhưng bén rồi sâu lắng/ Quen xứ Nghệ quen lâu, càng tình sâu nghĩa nặng.

Những câu ca trên vừa dung dị, trữ tình vừa gợi nhớ, gợi thương với hồn người xa quê, để không nguôi ước mong một lần được nghe câu hò ví dặm thấm đượm tình người, tình đất của xứ Nghệ... Dân ca là bản sắc của mỗi vùng quê, riêng mảnh đất xứ Nghệ, những điệu dân ca dường như là tâm hồn, diện mạo, cốt cách của người dân nơi đây.

Đó là những điệu hát ru đưa trẻ thơ vào giấc ngủ, nuôi lớn tâm hồn và chấp cánh cho những ước mơ; những điệu hát giao duyên vừa hài hước, vừa dí dỏm thông minh, mà lại sâu lắng thiết tha, những điệu ví phường vải, ví đò đưa bay bổng... lặng lẽ ngân vang đâu đó trên những dòng sông và sau luỹ tre làng. Náo nức vui tươi trong buổi giao duyên hay những buổi lao động thường nhật...

Dân ca xứ Nghệ quyến rũ hồn người với câu ví dặm Mời trầu. Thâm trầm nhưng cảm động của lời hát ru Phụ tử tình thâm và cả cái thông minh hóm hỉnh của Bần hát ghẹo mênh môngcùng điệu hò trên sông trong Nhớ người em đứng trông trăng và trĩu nặng nỗi niềm cùng Giận thương. Mỗi điệu hát, một nỗi niềm, với một cách thể hiện riêng, nhưng tất cả đều tha thiết lắng đọng, mộc mạc chân chất như chính hồn quê.

Có thể hình dung một số thể loại dân ca xứ Nghệ như: hát ví; hát dặm Nghệ Tĩnh; hát ru; hò Nghệ Tĩnh; hát ghẹo... Mời trầu là một trong số những bài dân ca tiêu biểu được diễn xướng nhiều nhất: Miếng trầu thơm đượm đượm tình làng nghĩa xóm/ Mộc mạc quê nhà nhưng đậm đà đằm thắm, đượm câu ví dặm/ Mời trầu để chọn bạn tri âm tri kỷ/ Mời trầu để xe duyên đôi lứa.

Người Việt thường có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”. Vậy nên, thắm đượm nghĩa tình trong câu ví dặm Mời trầu nghe tha thiết quyến rũ đến say lòng. Cũng là một phương thức giao tiếp nhưng qua điệu ví xứ Nghệ thấy tình quê tình người sâu sắc đến khó quên. Với tiết tấu nhanh, vui nhộn trong lời ca tha thiết. Lối hát bè cộng hưởng khiến cho điệu ví Mời trầu mang một sức lay gọi mãnh liệt, dư âm mãi trong đáy sâu hồn người.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NK
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
LA
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
BK
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết