Bài 2. Xác suất của biến cố

H24

Bạn An gieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất. Bạn Trang tung một đồng xu cân đối và đồng chất. So sánh khả năng xảy ra của các biến cố sau:

A: “An gieo được mặt có chẵn chấm”;

B: “An gieo được mặt có 2 chấm”;

C: “Trang tung được mặt sấp”.

H24
26 tháng 10 2024 lúc 22:57

Số kết quả có thể xảy ra với phép thử của An là 6 kết quả.

Số kết quả có thể xảy ra với phép thử của Trang là 2 kết quả.

+) Có 3 kết quả thuận lợi cho biến cố A là: 2 chấm; 4 chấm; 6 chấm.

Vậy khả năng xảy ra của biến cố A là: 

\(\frac{3}{6}\).100% = 50%.

+) Có 1 kết quả thuận lợi cho biến cố B là: 2 chấm.

Khả năng xảy ra của biến cố B là: 

\(\frac{1}{6}\).100% = 16,67%.

+) Có 1 kết quả thuận lợi cho biến cố C là: mặt sấp.

 Khả năng xảy ra của biến cố C là: 

\(\frac{1}{2}\).100% = 50%.

Vậy khả năng xảy ra của biến cố A và C là bằng nhau và lớn hơn khả năng xảy ra của biến cố B.

Bình luận (0)