Bài viết số 6 - Văn lớp 8

NP

Bài viết số 6 lớp 8 đề 1: Dựa vào văn bản "Chiếu dời đô" và "Hịch tướng sĩ" hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn với vận mệnh của đất nước.

giúp mk nhá các b

H24
21 tháng 3 2017 lúc 7:53

p tham khảo bài này nhé!hihi.

Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ là những văn bản còn lưu lại mãi mãi trong sử sách nước nhà. Qua hai văn bản này ta thấy rất rõ vài trò của những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn.

Thật vậy, trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc Việt Nam, các vị lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn có vai trò cực kì quan trọng.

Trước hết, họ là những người yêu Tổ quốc Việt Nam thật sâu sắc nên đã hết lòng chăm lo việc nước.

Vì lo cho sự hưng thịnh lâu dài của đất nước mà Lý Công Uẩn mới quyết định chọn đất Thăng Long, một nơi có nhiều lợi thế hợp với lẽ thiên thời, địa lợi, nhân hoà để làm kinh đô mới "kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời".

Trần Quốc Tuấn cũng vì lo cho vận mệnh của đất nước mà nung nấu dạ căm thù quân cướp nước và ý chí tiêu diệt giặc: "Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, núi gần uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".

Các vị lãnh đạo tài ba cũng đã nghiêm khắc phê phán những điều sai trái; không có lợi cho quốc gia. Lý Công Uẩn phê phán hai triều Đinh Lê đã không biết nhìn xa trông rộng nên đã chọn nơi không thuận lợi để đóng đô. Trần Quốc Tuấn thì phê phán lối sống ăn chơi, hưởng lạc không phù hợp với tình thế nguy ngập của non sông của một số tướng sĩ lúc bấy giờ.

Họ cũng là những người có trí tuệ và mưu lược cao sâu nên Lý Công Uẩn mới có thể nhìn rõ địa thế tuyệt đẹp của Thăng Long để quyết định dời đô và Trần Quốc Tuấn thì đúc kết binh pháp để viết ra cuốn Bình Thư Yếu Lược dùng cho quân sĩ học tập và rèn luyện.

Tóm lại, những người lãnh đạo anh minh như Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đã có cơ lao rất lớn trong việc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng quốc gia hưng thịnh vững bền.

Bình luận (3)
H24
1 tháng 3 2019 lúc 18:42

Sự hưng thịnh của một quốc gia, triều đại từ ngàn đời nay vẫn gắn liền với tên tuổi của những nhà lãnh đạo tài ba, kiệt xuất. Đọc Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn và Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, ta càng thêm khâm phục và kính trọng nhân cách cùng tài năng của hai người lãnh đạo mẫu mực trong lịch sử nước nhà.

Tố chất đầu tiên của những nhà lãnh đạo kiệt xuất là có tài nhìn xa trông rộng, Lý Công Uẩn và Trần Quốc Tuấn đều thể hiện rõ điều ấy trong Chiếu dời đô và Hịch tướng sĩ. Đối với Chiếu dời đô, Lý Công Uẩn đã vô cùng sáng suốt khi phân tích những lí do cần phải dời đô: các triều đại nhiều lần dời đô nên vận nước dài lâu, các triều đại không chịu chuyển dời thì vận nước ngắn ngủi. Như vậy, bằng lý lẽ sắc sảo, lập luận chặt chẽ, ông đã thể hiện được mối quan hệ giữa dời đô và sự hưng thịnh của đất nước: thực tế đã chứng minh việc dời đô là cần thiết, dời đô là thuận theo lòng dân và ý trời. Lý Công Uẩn tiếp tục cho thấy rõ ông là một vị vua anh minh khi nhìn thấy trước cả một tương lai rực rỡ của Đaị Việt nếu dời đô về Đại La. Ông liệt kê hàng loạt những lí do để thấy Đại La xứng đáng là kinh đô mới của nước ta: là kinh đô cũ của Cao Vương, ở vào nơi trung tâm trời đất, thế rồng cuộn hổ ngồi, nhìn sông dựa núi, địa thế rộng mà bằng, cao mà thoáng, dân cư muôn vật rất mực phong phú tốt tươi. Còn với Trần Quốc Tuấn, từ thực tế giặc Mông Nguyên đã xâm lược nước ta hai lần, ông nhận thấy rõ nguy cơ của một cuộc chiến tranh xâm lược lần ba. Đọc bài hịch, ta mới thấu tấm lòng của vị chủ tướng, nỗi lo lắng cho vận mệnh dân tộc: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ tiếc không thể xẻ thịt lột da, uống máu quân thù”. Trí tuệ anh minh còn ở chỗ ông lên tiếng tố cáo tội ác của quân giặc, khích lệ ý chí lập công danh, hy sinh vì nước của các tướng sĩ, đồng thời phê phán những trò tiêu khiển, những thói ăn chơi hưởng lạc tầm thường, những suy nghĩ cá nhân ích kỉ sẽ để lại hậu quả là nước mất nhà tan, thái ấp không còn, bổng lộc bị mất, tổ tông bị giày xéo, chịu nhục, mang tiếng... Lời lẽ vừa thấu lí vừa đạt tình đã giúp khơi dậy ở tướng sĩ lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết tâm tiêu diệt giặc ngoại xâm để bảo vệ nước nhà. Như vậy, từ việc nhận thức rõ về tình hình đất nước, các nhà lãnh đạo đều đã đưa ra những quyết định đúng đắn, táo bạo để giúp dân tộc ngày càng vững bền và hùng mạnh hơn nữa.

Tài năng vô cùng quan trọng, nhưng cái ở lại trong lòng người lại chính là nhân cách tỏa sáng, yêu nước thương dân của người lãnh đạo. Kết thúc Thiên đô chiếu, Lý Công Uẩn khẳng định mong muốn chọn Đại La làm kinh đô nhưng cũng không quên hỏi ý kiến “các khanh” về ý muốn đó. Cách kết thúc đã thể hiện tư tưởng dân chủ, khẳng định ý vua và lòng dân hòa hợp, sự tôn trọng ý kiến của nhân dân. Không chỉ thế, tác phẩm còn thực sự là một lời hiệu triệu toàn dân tộc chung ý chí để làm nên sự nghiệp lớn. Còn với Trần Quốc Tuấn, ông không chỉ là một vị tướng mà còn như một người cha đối với các binh sĩ. Ông vừa nghiêm khắc vừa khuyên bảo nhẹ nhàng tướng sĩ nêu cao tinh thần cảnh giác, tích cực luyện tập, trao đổi binh thư sẵn sàng chiến đấu, chiến thắng quân xâm lược.

Qua hai tác phẩm, ta càng hiểu rõ người lãnh đạo anh minh có vai trò quan trọng như thế nào đối với vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Vì thế, mỗi chúng ta cần bày tỏ lòng biết ơn đối với họ- những con người hy sinh suốt đời để đất nước được trường tồn, nhân dân mãi ấm no.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NK
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
GH
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
PG
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
VD
Xem chi tiết
DC
Xem chi tiết