Văn bản ngữ văn 8

NT

Bai van nghi luan ve nghien game

BT
16 tháng 3 2019 lúc 12:30

Khi công nghệ thông tin phát triển, ra đời mạng điện tử, có những nhà sáng chế, lập trình viên đã sáng tạo ra những trò chơi điện tử với mục đích ban đầu là giúp người chơi thư giãn sau những phút giây căng thẳng của công việc. Tuy nhiên, khi các trò điện tử ngày càng phổ biến, đã diễn ra các hiện tượng nghiện game rộng khắp không chỉ ở một nước mà trên nhiều nước. Đặc biệt đối tượng học sinh là những người bị nghiện game nhiều nhất.

Game được hiểu là những trò chơi điện tử được các lập trình viên có đầu óc máy tính, sáng tạp phong phú tạo nên. Nghiện game là hiện tượng đang phổ biến rộng khắp. Nó còn được cảnh báo nguy hiểm như nghiện thuốc phiện, khiến cho người chơi mê muội vào nó, không còn để ý xung quanh.

Tại Việt Nam, hiện trạng học sinh nghiện game vô cùng phổ biến. Ta có thể bắt gặp những quán nét đầy những thanh thiếu niên còn đang mặc bộ đồng phục trắng ngồi trong các quán nét chơi hàng giờ liền, có nhiều người chơi qua ngày. Hay có thể thấy những clip trên mạng quay lại cảnh những quán net đầy những học sinh, hay cảnh bố mẹ cầm roi, quát mắng mà vẫn cố chơi cho nốt. Những quán điện tử xuất hiện tần số nhiều hơn, được trang bị nhiều máy tính công nghệ cao hơn, phục vụ cho “nhu cầu” của học sinh.

Hiện tượng nghiện game ngày càng phổ biến bởi nhiều lý do. Game ngày càng được sáng tạo đầy phong phú. Theo thị yếu của người chơi, những người tạo ra nó không ngừng sáng tạo những trò điện tử đầy màu sắc, đầy hấp dẫn. Trò chơi đa dạng nhiều thể loại : trí tuệ, hành động,… Tính đa dạng, mới mẻ của game thu hút, hấp dẫn với lứa tuổi học sinh thích tìm hiểu điều mới. Học sinh ý thức còn kém trong việc quản lý thời gian chơi của mình, không thể ngừng chơi, không thể làm chủ bản thân mình. Học sinh cũng còn thiếu nhận thức về tính nguy hại của các trò điện tử. Hơn thế cha mẹ quản lý lỏng lẻo, buông thả con cái. Nhiều bậc phụ huynh mải mê với công việc mà quên mất quan tâm đến con khiến nhiều học sinh vì cô đơn mà tìm đến trò chơi điện tử.

Nghiện game giống như nghiện các loại ma tuý vậy, nó có rất nhiều tác hại khôn lường. Trước hết ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều vấn đề của sức khoẻ, tâm lý học sinh. Học sinh dễ bị cận thị, loạn thị vì sử dụng máy tính tần số cao. Nghiện game cũng gây ảnh hưởng tới xương cột sống, đến não bộ,… Hơn vậy, nhiều học sinh vì nghiện game mà mắc các bệnh tâm lý như trầm cảm,… Nghiện game còn tốn tiền bạc, thời gian. Chơi game tốn rất nhiều thời gian, và như thế học sinh lấy đâu thời gian để học và tham gia các hoạt động khác. Học sinh chưa thể kiếm ra tiền, số tiền bố mẹ cho tiêu vặt hàng tháng cũng không thể đủ cho ham mê trò chơi được, điều này dẫn đến nói dối, lấy cắp tiền,… sinh ra rất nhiều thói hư tật xấu mà một người học sinh không thể có. Đối với học sinh, nghiện game là con đường ngắn nhất dẫn tới học hành sa sút, điểm số kém dần, lượng kiến thức thiều hụt bởi đầu óc tâm trí để vào các trò chơi điện tử.

Đây là hiện tượng đáng báo động buộc chúng ta phải lên tiếng và đề ra những biện pháp ngăn chặn. Với nhà trường phải có những cách thức ngăn chặn, dạy bảo và tổ chức nhiều các hoạt động ngoại khoá thú vị để học sinh tham gia. Với phụ huynh phải thường xuyên theo dõi, quản lý thời gian sử dụng máy tính của con cái. Và với học sinh,phải có ý thức tự giác, tự quản lý bản thân và không ngừng học tập, rèn luyện.

Xã hội ngày một phát triển, con người có nhiều cách để giải trí khác nhau. Vậy tại sao ta không tham gia những hoạt động giải trí lành mạnh mà lại để hiện tượng game ngày một phổ biến như vậy? Điều này chúng ta thật cần quan tâm và loại bỏ.
Ngọc LInh - vforum.vn

BÀI VĂN MẪU 2 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ HIỆN TƯỢNG NGHIỆN GAME
Công nghệ thông tin ngày càng phát triển đã và đang đáp ứng được những nhu cầu căn bản của con người mà một trong số đó là giải trí. Game ra đời cũng vì mục đích ấy. Tuy nhiên, việc quá chìm đắm, say mê vào game online đã dẫn đến hiện tượng nghiện game của một bộ phận không nhỏ học sinh ngày nay.

Game là những trò chơi trên máy tính, được sáng tạo với mục đích giúp con người giải trí, thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Bản chất của game không xấu, tuy nhiên, nếu chơi quá nhiều sẽ dẫn đến nghiện game, phụ thuộc vào game và khó có thể dứt ra được.

Hiện nay, hiện tượng nghiện game trở nên vô cùng phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ. Ta có thể bắt gặp các hàng net mọc lên như nấm với đa phần là học sinh. Những học sinh này có thể ngồi hàng giờ để chơi game, quên ăn quên ngủ. Thậm chí, nhiều trường hợp, bố mẹ phải đến tận quán game để bắt con về. Người nghiện game thì luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải vì thiếu ngủ, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch.

Game cũng như một loại cám dỗ, để lại những hậu quả khôn lường. Trước hết, nó ảnh hưởng đến sức khỏe của người chơi. Chơi nhiều có thể bị cận thị, thiếu ngủ, đầu óc không tỉnh táo, tinh thần mệt mỏi, lâu ngày còn có thể sinh trầm cảm. Hơn nữa, chơi game còn tốn thời gian và tiền bạc. Vì dành quá nhiều thời gian cho game, học sinh dễ chểnh mảng, sa sút trong việc học hành, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Nghiện game cũng là nguyên nhân sinh ra nhiều thói hư tật xấu, làm suy đồi nhân cách, đạo đức của người học sinh. Không có tiền chơi game, nhiều bạn nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ, trốn học để chơi game. Tình cảm gia đình, thầy trò vì thế mà rạn nứt, để lại vết thương khó có thể hàn gắn.

Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do đâu? Trước hết, đó là do bản tính tò mò, ưa khám phá của người học sinh, dễ bị lôi cuốn, cám dỗ bởi những thứ mới mẻ. Đó còn là do học sinh không chú tâm vào việc học hành, bị bạn bè lôi kéo, sa đà vào con đường nghiện game. Một phần khác, là do gia đình, nhà trường chưa quan tâm, quản lí chặt chẽ thời gian học tập, sinh hoạt của con em mình.

Mỗi học sinh để không sa chân vào con đường nghiện game cần có ý thức trong việc học hành, tích cực rèn luyện đạo đức, coi học là nhiệm vụ chính, chơi game chỉ để giải trí, giải tỏa áp lực và có thời gian chơi phù hợp. Phụ huynh cần quan tâm hơn đến thời gian sinh hoạt của con cái, nhà trường cũng cần phối hợp với gia đình khi thấy học sinh có những biểu hiện bất thường như thường xuyên mệt mỏi, thiếu ngủ. Các cơ quan chính quyền nên có những biện pháp cụ thể để quản lí thời gian hoạt động của các quán game, tổ chức nhiều sân chơi bổ ích, thú vị cho học sinh tham gia.

Những lợi ích của game là không thể phủ nhận, tuy nhiên nó tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Nếu chơi có điều độ và thời gian hợp lí, game sẽ là món ăn tinh thần để chúng ta giải tỏa những muộn phiền, căng thẳng thường ngày. Thậm chí, chơi game còn giúp cải thiện tư duy, phản xạ tay và mắt nhanh hơn. Còn ngược lại, một khi đã trở thành nô lệ của game, nó sẽ làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống thường ngày của chúng ta.

Nghiện game là một hiện tượng đáng báo động ngày nay. Mỗi chúng ta hãy là một người chơi khôn ngoan, đưa game trở về mục đích tốt đẹp ban của nó.
Kiều Oanh - vforum.vn

Vấn đề nghiện game online hiện này vẫn đang trở nên bức thiết đặc biệt đối với các bạn học sinh khi suy nghĩ còn chưa chín chắn vẫn chưa nhận thức được tác hại và lợi ích của chơi game và cũng chưa biết cân bằng giữa giải trí và nghiện nên kéo theo rất nhiều hệ lụy khác nhau. Bên cạnh đó nghiện game trên điện thoại cũng trở nên đáng báo động. Thực tế việc chơi game bây giờ đa số đều tốn thời gian chứ ít mang tính chất giải trí vì người dùng sử dụng quá nhiều thời gian vào việc chơi game mà quên đi việc học tập hoặc lao động. Vì thế nếu có thể ban không nên chơi bất kỳ game nào mà hay lo học hành ra ngoài chơi các trò thể thao vận động sẽ tốt hơn

Bình luận (0)
MN
16 tháng 3 2019 lúc 14:53

Chế tham khảo

I. MỞ BÀI:
Ngỡ tưởng game chỉ là trò chơi giúp học sinh giải toả căng thẳng sau giờ học, nhưng hiện nay game trở thành “cơn nghiện” của học sinh.

II. THÂN BÀI:
Giải thích:
Game: trò chơi điện tử trên máy tính
Nghiện game: là hiện tượng quá đam mê, bỏ mặc mọi thứu xung quanh, chỉ chăm chú vào đánh điện tử, chơi các trò trên mạng
Hiện trạng:

Phổ biến Các hàng internet ngày càng nhiều, số lượng học sinh chơi liên tục nhiều giờ tăng

Nguyên nhân:

Tính đa dạng của game thu hút giới trẻ Ý thức chưa cao, nhận thức còn kém Cha mẹ quản lý lỏng lẻo, nhiều bậc phụ huynh mải mê kiếm tiền mà quên mất thời gian dành cho con

Tác hại:

Ảnh hưởng xấu tới mắt: cận, loạn,… Tốn tiền, thời gian,… Học hành dễ sa sút Sinh ra nhiều tật xấu: ăn cắp, nói dối,…

Biện pháp:

Nhà trường, gia đình phải đưa ra những biện pháp ngăn chặn kịp thời thói quen xấu này Học sinh tự có ý thức, chơi vừa đủ, dành nhiều thời gian vào hoạt động bổ ích ngoài trời,…


III. KẾT BÀI:
Xã hội phát triển, nhu cầu giải trí tăng. Tuy nhiên không thể để hiện tượng nghiện game gia tăng vì nó là thói hư ảnh hưởng xấu tới học sinh.

Bài văn:

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển đã và đang đáp ứng được những nhu cầu căn bản của con người mà một trong số đó là giải trí. Game ra đời cũng vì mục đích ấy. Tuy nhiên, việc quá chìm đắm, say mê vào game online đã dẫn đến hiện tượng nghiện game của một bộ phận không nhỏ học sinh ngày nay.

Game là những trò chơi trên máy tính, được sáng tạo với mục đích giúp con người giải trí, thư giãn đầu óc sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng. Bản chất của game không xấu, tuy nhiên, nếu chơi quá nhiều sẽ dẫn đến nghiện game, phụ thuộc vào game và khó có thể dứt ra được.

Hiện nay, hiện tượng nghiện game trở nên vô cùng phổ biến, đặc biệt là ở giới trẻ. Ta có thể bắt gặp các hàng net mọc lên như nấm với đa phần là học sinh. Những học sinh này có thể ngồi hàng giờ để chơi game, quên ăn quên ngủ. Thậm chí, nhiều trường hợp, bố mẹ phải đến tận quán game để bắt con về. Người nghiện game thì luôn trong tình trạng mệt mỏi, uể oải vì thiếu ngủ, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch.

Game cũng như một loại cám dỗ, để lại những hậu quả khôn lường. Trước hết, nó ảnh hưởng đến sức khỏe của người chơi. Chơi nhiều có thể bị cận thị, thiếu ngủ, đầu óc không tỉnh táo, tinh thần mệt mỏi, lâu ngày còn có thể sinh trầm cảm. Hơn nữa, chơi game còn tốn thời gian và tiền bạc. Vì dành quá nhiều thời gian cho game, học sinh dễ chểnh mảng, sa sút trong việc học hành, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Nghiện game cũng là nguyên nhân sinh ra nhiều thói hư tật xấu, làm suy đồi nhân cách, đạo đức của người học sinh. Không có tiền chơi game, nhiều bạn nói dối, ăn trộm tiền của bố mẹ, trốn học để chơi game. Tình cảm gia đình, thầy trò vì thế mà rạn nứt, để lại vết thương khó có thể hàn gắn.

Vậy nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên là do đâu? Trước hết, đó là do bản tính tò mò, ưa khám phá của người học sinh, dễ bị lôi cuốn, cám dỗ bởi những thứ mới mẻ. Đó còn là do học sinh không chú tâm vào việc học hành, bị bạn bè lôi kéo, sa đà vào con đường nghiện game. Một phần khác, là do gia đình, nhà trường chưa quan tâm, quản lí chặt chẽ thời gian học tập, sinh hoạt của con em mình.

Mỗi học sinh để không sa chân vào con đường nghiện game cần có ý thức trong việc học hành, tích cực rèn luyện đạo đức, coi học là nhiệm vụ chính, chơi game chỉ để giải trí, giải tỏa áp lực và có thời gian chơi phù hợp. Phụ huynh cần quan tâm hơn đến thời gian sinh hoạt của con cái, nhà trường cũng cần phối hợp với gia đình khi thấy học sinh có những biểu hiện bất thường như thường xuyên mệt mỏi, thiếu ngủ. Các cơ quan chính quyền nên có những biện pháp cụ thể để quản lí thời gian hoạt động của các quán game, tổ chức nhiều sân chơi bổ ích, thú vị cho học sinh tham gia.

Những lợi ích của game là không thể phủ nhận, tuy nhiên nó tốt hay xấu hoàn toàn phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Nếu chơi có điều độ và thời gian hợp lí, game sẽ là món ăn tinh thần để chúng ta giải tỏa những muộn phiền, căng thẳng thường ngày. Thậm chí, chơi game còn giúp cải thiện tư duy, phản xạ tay và mắt nhanh hơn. Còn ngược lại, một khi đã trở thành nô lệ của game, nó sẽ làm đảo lộn hoàn toàn cuộc sống thường ngày của chúng ta.

Nghiện game là một hiện tượng đáng báo động ngày nay. Mỗi chúng ta hãy là một người chơi khôn ngoan, đưa game trở về mục đích tốt đẹp ban của nó.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
TC
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
VK
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết