Ôn tập học kỳ II

NM

Bài 4. Nung nóng KMnO4 để điều chế 6,72 lít O2 (ở đktc).

a. Tính khối lượng thuốc tím cần dùng?

b. Cần dùng bao nhiêu gam KClO3 để điều chế cũng với một thể tích khí O2 trên?

c. Nếu cho lượng khí O2 trên tác dụng hết với Cu. Hỏi sau phản ứng thu được bao nhiêu gam đồng (II) oxit.

Bài 5. Cho 16 gam đồng (II) oxit phản ứng hết V lít khí hidro H2 (đktc) ở nhiệt độ thích hợp, sau phản ứng thu được Cu và H2O. Biết phản ứng xảy ra vừa đủ.                a/ Tính giá trị V./                b/ Tính khối lượng Cu thu được sau phản ứng.

Bài 6. Cho11,6 gam oxit sắt từ Fe3O4 phản ứng hết V lít khí hidro H2 (đktc) ở nhiệt độ thích hợp, sau phản ứng thu được Fe và H2O. Biết phản ứng xảy ra vừa đủ.            a/ Tính giá trị V.            b/ Tính khối lượng Fe thu được sau phản ứng.

Bài 7. Người ta dùng H2 (dư) tác dụng hết với x gam Fe2O3 nung nóng thu được y gam Fe. Cho lượng sắt này tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư thì thu được 6,72 lít khí H2 (đktc). Tính giá trị x và y.

Bài 8. Cho 3,6 gam magie phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit sunfuric loãng (H2SO4)

a.Viết phương trình phản ứng xảy ra và tính thể tích hidro thu được ở đktc.

b. Cho lượng khí H2 thu được tác dụng hết với CuO. Hỏi sau phản ứng thu được bao nhiêu gam Cu?

Bài 9. Cho 3,6 gam magie trên vào dung dịch chứa 14,6 gam axit clohidric (HCl)a. Hỏi sau phản ứng chất nào còn dư, dư bao nhiêu gam?b. Tính thể tích H2 (đktc)?

Bài 4.   2\(KMnO_4\) ---> \(K_2MnO_4\)  + \(MnO_2\)    +      \(O_2\)  (Lập và cân bằng phương trình)

              0,6 mol            0,3 mol       0,3 mol        0,3 mol

a. + Số mol của \(O_2\)

\(n_{O_2}\) = \(\dfrac{V}{22,4}\) = \(\dfrac{6,72}{22,4}\) = 0,3 (mol)

+ Khối lượng của \(KMnO_4\) (thuốc tím) cần dùng:

\(m_{KMnO_4}\) = n . M = 0,6 . 158 = 94,8 (g)

b.  2\(KClO_3\) ---> 2\(KCl\)   +    3\(O_2\)  (Lập và cân bằng phương trình)

     0,2 mol        0,2 mol      0,3 mol

Số g \(KClO_3\) dùng để điều chế:

\(m_{KClO_3}\) = n M = 0,2 . 122,5 = 24,5 (g)

c.  2Cu    +   \(O_2\)     --->   2\(CuO\)  (Lập và cân bằng phương trình)

  0,6 mol    0,3 mol        0,6 mol

Số g của CuO sau phản ứng thu được:

\(m_{CuO}\) = n . M = 0,6 . 80 = 48 (g)

________________________________________

Bài 4 trước nha bạn, có gì sai thì nhắn mình :))

Bình luận (0)

Bài 5.  CuO    +     \(H_2\)    --->  Cu      +    \(H_2O\)   (Lập và cân bằng phương trình)

          0,2 mol     0,2 mol     0,2 mol      0,2 mol

a.   + Số mol của CuO:

\(n_{CuO}\) = \(\dfrac{m}{M}\) = \(\dfrac{16}{80}\) = 0,2 (mol)

+ Thể tích của \(H_2\) 

\(V_{H_2}\) = n . 22,4 = 0,2 . 22,4 = 4,48 (lít)

b.  Khối lượng Cu sau phản ứng:

\(m_{Cu}\) = n . M = 0,2 . 64 = 12,8 (g)

______________________________

Bài 5 nha, sai thì nhắn mình :))

 

Bình luận (0)

Bài 6. \(Fe_3O_4\)   +  4\(H_2\)   --->  3Fe      +   4\(H_2O\)         (Lập và cân bằng phương trình)

         0,05 mol    0,2 mol    0,15 mol       0,2 mol

a.  + Số mol của \(Fe_3O_4\)

\(n_{Fe_3O_4}\) = \(\dfrac{m}{M}\) = \(\dfrac{11,6}{232}\) = 0,05 (mol)

+ Thể tích của \(H_2\)

\(V_{H_2}\) = n . 22,4 = 0,2 . 22,4 = 4,48 (lít)

b. Khối lượng của Fe thu được sau phản ứng:

\(m_{Fe}\) = n . M = 0,15 . 56 = 8,4 (g)

_________________________________________

Bài 6 này :))

 

Bình luận (3)

Bài 7.  \(H_2\)   +  \(Fe_2O_3\) --->  Fe     +   \(H_2O\)   (Phương trình thứ nhất)

       0,3 mol    0,3 mol     0,3 mol    0,3 mol  (Kê mol vào dựa theo số mol của Fe trong phương trình thứ hai)

          Fe   +  \(H_2SO_4\)  ---> \(FeSO_4\)  +   \(H_2\)   (Phương trình thứ hai)

     0,3 mol     0,3 mol       0,3 mol      0,3 mol  (Kê mol vào sau khi tính số mol của \(H_2\))

+ Số mol của \(H_2\) thu được (trong phương trình thứ hai):

\(n_{H_2}\) = \(\dfrac{V}{22,4}\) = \(\dfrac{6,72}{22,4}\) = 0,3 (mol)

+ Số g của Fe (trong cả hai phương trình):

\(m_{Fe}\) = n . M = 0,3 . 56 = 16,8 (g)

=> y = 16,8 (g)

+ Số g của \(Fe_2O_3\) (phương trình thứ nhất):

\(m_{Fe_2O_3}\) = n . M = 0,3 . 160 = 48 (g)

=> x = 48 (g)

_________________________________________

Bài 7 có gì không đúng hay khó hiểu chỗ nào thì nhắn mình nhé :))

 

Bình luận (0)

Bài 8.  a. PTPƯ:  Mg      +  \(H_2SO_4\)  ---> \(MgSO_4\) +      \(H_2\)  (Lập và cân bằng phương trình)

                         0,15 mol    0,15 mol       0,15 mol    0,15 mol

+ Số mol của Mg:

\(n_{Mg}\) = \(\dfrac{m}{M}\) = \(\dfrac{3,6}{24}\) = 0,15 (mol)

+ Thể tích \(H_2\)

\(V_{H_2}\) = n . 22,4 = 0,15 . 22,4 = 3,36 (lít)

b.   CuO     +      \(H_2\)     --->    Cu     +     \(H_2O\)    (Lập và cân bằng phương trình)

    0,15 mol    0,15 mol      0,15 mol     0,15 mol

Số g Cu thu được sau phản ứng:

\(m_{Cu}\) = n . M = 0,15 . 64 = 9,6 (g)

________________________________

Không đúng thì nhắn mình :))

Bình luận (0)

Bài 9.  Mg    +    2HCl  ---> \(MgCl_2\)   +     \(H_2\)   (Lập và cân bằng phương trình)

       0,15 mol    0,3 mol     0,15 mol     0,15 mol

+ Số mol của Mg:

\(n_{Mg}\) = \(\dfrac{m}{M}\) = \(\dfrac{3,6}{24}\) = 0,15 (mol)

+ Số mol của HCl:

\(n_{HCl}\) = \(\dfrac{m}{M}\) = \(\dfrac{14,6}{36,5}\) = 0,4 (mol)

a. Tỉ lệ:        Mg         HCl

                   0,15        \(\dfrac{0,4}{2}\)

                   0,15   <    0,2

=> Mg hết;  HCl dư

+ Số mol dư của HCl:

\(n_{HCldư}\) = \(n_{HCl}\) - \(n_{HClpư}\) = 0,4 - 0,3 = 0,1 (mol)

+ Số g dư của HCl:

\(m_{HCldư}\) = \(n_{HCldư}\) . M = 0,1 . 36,5 = 3,65 (g)

b.  Thể tích của \(H_2\)

\(V_{H_2}\) = n . 22,4 = 0,15 22,4 = 3,36 (lít)

_________________________________________

Có gì thì nhắn mình nhé :))

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NQ
Xem chi tiết
VN
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
PV
Xem chi tiết
DQ
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết