Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bài 36 : Thiên nhiên Bắc Mĩ

HL

bài 36.1 , 36.2 , 36.3 , 36.4 , 36.5 , 36.6 ở Vở Bài Tập Địa Lý 7 trang 79, 80 và 81

BÀI 36 : THIÊN NHIÊN BẮC MĨ

NL
17 tháng 1 2017 lúc 21:44

câu 1:Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

- Dải núi Coóc-di-e đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.

- Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

- Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc - tây nam.

Bình luận (0)
NL
17 tháng 1 2017 lúc 21:45

36.2:Hệ thống Coóc-đi-e cao trung bình 3.000 - 4.000m. - Các dãy núi và các cao nguyên của hệ thống Coóc-đi-e chạy dọc bờ phía tây của lục địa Bắc

Bình luận (0)
NL
17 tháng 1 2017 lúc 21:45

câu 3:Ở Bắc Mĩ, kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất

Bình luận (2)
NL
17 tháng 1 2017 lúc 21:47

câu 4:Giữa phần phía tây và phần phía đông kinh tuyến 100°T của Hoa Kì có sự khác nhau về khí hậu, vì:

- Phía tây kinh tuyến 100°T là hệ thống Coóc-đi-e, có các dãy núi chạy theo hướng bắc

- nam chắn sự di chuyển của các khối khí theo hướng tây - đông, nên ở các sườn phía đông, các cao nguyên và sơn nguyên nội địa ít mưa. Mặt khác, dòng biển lạnh Ca-li-phoóc-ni-a đã cản trở ảnh hưởng của biển vào đất liền, gây khô hạn.

- Phía đông kinh tuyến 100°T là miền đồng bằng trung tâm và miền núi già và sơn nguyên thấp. Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ đã tạo điều kiện cho khối không khí lạnh xâm nhập sâu về phía nam vào mùa đông.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
YT
Xem chi tiết
27
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
GH
Xem chi tiết
BA
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
MM
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết