Bài 36 : Thiên nhiên Bắc Mĩ

SK

Quan sát các hình 36.1 và 36.2, nêu đặc điểm cấu trúc địa hình của Bắc Mĩ.

H24
21 tháng 1 2018 lúc 10:03

. Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản :
- Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.
+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.
+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.

Bình luận (0)
H24
3 tháng 6 2017 lúc 8:29

Địa hình của Bắc Mĩ có cấu trúc khá đơn giản:

- Phía tây là hệ thống núi trẻ Coóc-đi-e, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy núi chạy song song, xen vào giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Do địa hình cao lại có hướng bắc - nam nên chắn sự di chuyển của các khối khí tây - đông. Vì vậy, đã làm cho sườn tây mưa nhiều, trong các cao nguyên và sơn nguyên nội địa mưa ít hơn.

+ Ở giữa là đồng bằng rộng lớn, như một lòng máng lớn nên không khí lạnh ở phía bắc và không khí nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập vào sâu nội địa.

+ Phía đông là miền núi già và sơn nguyên, chạy theo hướng đông bắc - tây nam. Vì vậy, ở sườn đông nam của dãy núi đón nhận gió biển nên gây mưa.

Bình luận (0)
TQ
3 tháng 6 2017 lúc 10:44

Địa hình chia làm ba khu vực rõ rệt, kéo dài theo chiều kinh tuyến.

- Dải núi Coóc-di-e đồ sộ ở phía tây, bao gồm nhiều dãy núi song song, xen vào giữa là các sơn nguyên và cao nguyên.

- Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khung lồ, cao ở phía bắc và tây bắc, thấp dần về phía nam và đông nam.

- Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông, chạy theo hướng đông bắc - tây nam.

Bình luận (0)
NT
24 tháng 12 2017 lúc 18:59

Địa hình Bắc Mỹ được chia làm ba khu vực rõ rệt kéo dài theo chiều kinh tuyến. Hệ thống Cooc-đi-e ở phía tây cao đồ sộ, hiểm trở là một trong những miền núi lớn trên thế giới, chạy dọc bờ tây của lục địa, kéo dài 9000km độ cao trung bình 3000-4000m gồm nhiều dãy chạy song song, xen giữa là các cao nguyên và sơn nguyên. Miền đồng bằng ở giữa rộng lớn, tựa như một lòng máng khổng lồ, cao phía bắc và tây bắc và thấp dần về phía nam và đông nam, do địa hình lòng máng, không khí lạnh ở phía bắc và nóng ở phía nam dễ dàng xâm nhập sâu vào nội địa, có nhiều hồ rộng như hệ thống Hồ Lớn ở phía bắc và nhiều sông dài như hệ thống sông Mit-xu-ri - Mi-xi-xi-pi. Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông gồm các sơn nguyên trên bán đảo La-bra-đo của Ca-na-đa và dãy A-pa-lat trên đất Hoa Kỳ chạy theo hướng đông bắc-tây nam

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NH
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
KV
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
BA
Xem chi tiết
27
Xem chi tiết
TO
Xem chi tiết
BN
Xem chi tiết
GH
Xem chi tiết