Hướng dẫn soạn bài Chuyển đổi câu chủ động thành câu bị động

PH

Bài 1: Trong những câu sau đây, câu nào là câu bị động, câu nào không phải là câu bị động? Tại sao?

a. Nam được đi đá bóng

b. Nam được mẹ cho phép đi đá bóng.

c. Nó bị ngã

d. Nó bị đẩy ngã

Bài 2. Chuyển đổi các câu chủ động sau thành các câu bị động tương ứng theo các kiểu khác nhau. Cho biết câu nào không chuyển được thành hai kiểu câu bị động?

Mẫu: Người ta phản đối ý kiến của chúng tôi.

· Ý kiến của chúng tôi bị người ta phản đối.

· Ý kiến của chúng tôi bị phản đối

a, Các kiến trúc sư xây dựng ngôi nhà này trong 7 năm.

b, Ông ta viết xong quyển sách này vào năm 2000.

c, Người ta bán quyển sách này với giá 35.000 đồng.

d, Nhiều người mua quyển sách này.

KT
9 tháng 5 2020 lúc 21:22

Bài 1: Trong những câu sau đây, câu nào là câu bị động, câu nào không phải là câu bị động? Tại sao?

a. Nam được đi đá bóng.

- "Nam được" có nghĩa là "Nam đã được", không có ai cho phép hay làm gì để "Nam được đi đá bóng", đây là ý muốn của Nam.

⇒ Câu này không phải là câu bị động mà là câu chủ động.

b. Nam được mẹ cho phép đi đá bóng.

- "Mẹ" đã cho Nam đi đá bóng vì Nam xin mẹ đi đá bóng, đây là câu bị động vì có sự cho phép của "Mẹ Nam" và mẹ đồng ý mới được đi.

⇒ Câu này là câu bị động.

c. Nó bị ngã.

- Câu này có chữ "bị" có hai loại, 1 là chủ động, 2 là bị động, và từ "bị" ở đây thuộc câu chủ động. Vì không ai làm "nó" ngã mà tự "nó" ngã.

⇒ Câu này không phải là câu bị động mà là câu chủ động.

d. Nó bị đẩy ngã.

- Câu này có chữ "bị", nhưng thuộc loại bị động, vì có từ "đẩy" bổ sung cho từ "bị", "đẩy" là một người khác đụng chạm mạnh với người hoặc người với sự vật. "Đẩy ngã" là có một bạn đẩy "nó" bị ngã.

⇒ Câu này là câu bị động.

Từ các giải thích trên, ta kết luận câu a và c không phải là câu bị động.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
SA
Xem chi tiết
HL
Xem chi tiết
KA
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
VT
Xem chi tiết