Violympic toán 9

TT

Bài 1: Giải các phương trình, hệ phương trình sau:

a) \((3x+1)(4x+1)(6x+1)(12x+1)=2\)

b) \(\begin{cases} x(x+\dfrac{4}{y})+\dfrac{1}{y^2}=2 \\ x(2+\dfrac{1}{y})+\dfrac{2}{y}=3 \end{cases}\)

c) \((x^2-9)\sqrt{2-x}=x(x^2-9)\)

d) \(\begin{cases} (x^2+4y^2)^2-4(x^2+4y^2)=5\\ 3x^2+2y^2=5 \end{cases}\)

e) \(\sqrt{2x-1}+\sqrt{1-2x^2}=2 \sqrt{x-x^2}\)

f) \(\dfrac{9}{x^2}+\dfrac{2x}{\sqrt{2x^2+9}}-1=0\)

Bài 2: a) Tìm nghiệm nguyên của phương trình: \(3x^2-2y^2-5xy+x-2y-7=0\)

b) Cho các số thực a, b thỏa mãn căn bậc \(\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b} =\sqrt[3]{b-\dfrac{1}{4}}\). CMR: \(-1< a <0\)

c) Tìm số nguyên a, b, c thỏa: \(a+b+c=0\), \(ab+bc+ca=3\)

d) Với k là số nguyên dương, chứng minh rằng không tồn tại các số nguyên a,b,c khác 0 sao cho \(a+b+c=0\), \(ab+bc+ca+2^k=0 \)

Bài 3: Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn tâm O. Đường thẳng vuông góc với AD tại A cắt BC tại E. Đường thẳng vuông góc với AB tại A cắt CD tại F. Chứng minh: O, E, F thẳng hàng.

Bài 4: Cho hình thang ABCD vuông tại A và B, M là trung điểm AB. Đường thẳng qua A vuông góc với MD cắt đường thẳng qua B vuông góc với MC tại N. Chứng minh rằng: MN vuông góc CD.

PL
5 tháng 6 2018 lúc 18:24

Câu 1a thì được nè :v

( 3x + 1)( 4x + 1)( 6x + 1)( 12x + 1) = 2

⇔ 4( 3x + 1)3( 4x + 1)2( 6x + 1)( 12x + 1) = 2.4.3.2

⇔ ( 12x + 4)( 12x + 3)( 12x + 2)( 12x + 1) =48 ( 1)

Đặt : 12x + 1 = a , ta có :

( 1) ⇔ a( a+ 1)( a + 2)( a + 3) = 48

⇔ ( a2 + 3a)( a2 + 3a +2) = 48

Đặt : a3 + 3a = t , ta có :

t( t +2) =48

⇔ t2 + 2t - 48 = 0

⇔ t2 - 6t + 8t - 48 = 0

⇔ t( t - 6) + 8( t - 6) = 0

⇔ ( t - 6)( t + 8) = 0

⇔ t = 6 hoặc t = -8

Tự thế vào mà tìm a sau đó suy ra x nha

Bình luận (0)
AH
6 tháng 6 2018 lúc 0:50

Bài 1:

b)

HPT \(\left\{\begin{matrix} x^2+\frac{1}{y^2}+\frac{4x}{y}=2\\ 2\left(x+\frac{1}{y}\right)+\frac{x}{y}=3\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} \left(x+\frac{1}{y}\right)^2+\frac{2x}{y}=2\\ 2\left(x+\frac{1}{y}\right)+\frac{x}{y}=3\end{matrix}\right.\)

Lấy PT(1) trừ 2PT(2) thu được:

\(\left(x+\frac{1}{y}\right)^2-4\left(x+\frac{1}{y}\right)=-4\)

\(\Leftrightarrow \left(x+\frac{1}{y}-2\right)^2=0\Rightarrow x+\frac{1}{y}=2\)

Thay vào thu được \(\frac{x}{y}=-1\)

Theo định lý Viete đảo thì \((x,\frac{1}{y})\) là nghiệm của PT:

\(X^2-2X-1=0\)

\(\Rightarrow (x,\frac{1}{y})=(1+\sqrt{2}; 1-\sqrt{2})\) hoặc \((1-\sqrt{2}; 1+\sqrt{2})\)

Tức là: \((x,y)=(1+\sqrt{2}, -1-\sqrt{2}); (1-\sqrt{2}; -1+\sqrt{2})\)

Bình luận (0)
AH
6 tháng 6 2018 lúc 0:53

Bài 1c:

ĐK: \(x\leq 2\)

Ta có: \((x^2-9)\sqrt{2-x}=x(x^2-9)\)

\(\Leftrightarrow (x^2-9)(\sqrt{2-x}-x)=0\)

\(\Rightarrow \left[\begin{matrix} x^2=9(1)\\ \sqrt{2-x}=x(2)\end{matrix}\right.\)

Với (1) thì suy ra \(x=\pm 3\), kết hợp đkxđ suy ra \(x=-3\)

Với (2) suy ra \(x\geq 0\). Bình phương hai vế:

\(2-x=x^2\Leftrightarrow x^2+x-2=0\Leftrightarrow x=1; x=-2\)

Kết hợp với \(x\geq 0\Rightarrow x=1\)

Vậy .............

Bình luận (0)
AH
6 tháng 6 2018 lúc 1:04

Bài 1d:

HPT \(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} (x^2+4y^2)^2-4(x^2+4y^2)-5=0\\ 3x^2+2y^2=5\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} (x^2+4y^2-5)(x^2+4y^2+1)=0\\ 3x^2+2y^2=5\end{matrix}\right.\)

\(\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix} x^2+4y^2=5\\ 3x^2+2y^2=5\end{matrix}\right.\) (do \(x^2+4y^2\geq 0\) )

\(\Leftrightarrow (x^2+4y^2)-(3x^2+2y^2)=0\Leftrightarrow x^2=y^2\)

Do đó \(x^2=y^2=1\Rightarrow (x,y)=(-1;-1);(1;1);(-1;1);(1;-1)\)

e)

ĐK:......

Đặt \(\sqrt{2x-1}=a; \sqrt{1-2x^2}=b(a,b\geq 0)\)

PT trở thành:

\(a+b=2\sqrt{\frac{a^2+b^2}{2}}\)

\(\Rightarrow (a+b)^2=2(a^2+b^2)\)

\(\Leftrightarrow a^2+b^2=2ab\Leftrightarrow (a-b)^2=0\Rightarrow a=b\)

\(\Leftrightarrow \sqrt{2x-1}=\sqrt{1-2x^2}\)

\(\Leftrightarrow 2x-1=1-2x^2\)

\(\Leftrightarrow x^2+x-1=0\)

\(\Rightarrow x=\frac{-1\pm \sqrt{5}}{2}\)

Kết hợp đkxđ suy ra \(x=\frac{-1+\sqrt{5}}{2}\)

Bình luận (0)
AH
6 tháng 6 2018 lúc 16:33

Bài 2a:

\(3x^2-2y^2-5xy+x-2y-7=0\)

\(\Leftrightarrow 3x^2+x(1-5y)-(2y^2+2y+7)=0\)

Coi đây là pt bậc 2 ẩn x . Khi đó:

\(\Delta=(1-5y)^2+12(2y^2+2y+7)\)

\(=49y^2+14y+85\)

Để pt có nghiệm nguyên thì delta phải là số chính phương. Đặt

\(49y^2+14y+85=t^2(t\in\mathbb{Z})\)

\(\Leftrightarrow (7y+1)^2+84=t^2\)

\(\Leftrightarrow 84=(t-7y-1)(t+7y+1)\)

Đây là dạng phương trình tích đơn giản. Kết hợp $t-7y-1,t+7y+1$ cùng tính chẵn lẻ ta dễ dàng tìm được: \(y=-3\)

Khi đó thay vào pt ban đầu thu được \(3x^2+16x-19=0\)

\(\Leftrightarrow (x-1)(3x+19)=0\)

\(\Leftrightarrow x=1\) (do x là số nguyên)

Vậy \((x,y)=(1,-3)\)

Bình luận (0)
AH
6 tháng 6 2018 lúc 17:19

Bài 2b:

Ta có \(\sqrt[3]{a}+\sqrt[3]{b}=\sqrt[3]{b-\frac{1}{4}}\)

\(\Leftrightarrow \sqrt[3]{a}=\sqrt[3]{b-\frac{1}{4}}-\sqrt[3]{b}\)

\(b-\frac{1}{4}< b\Rightarrow \sqrt[3]{b-\frac{1}{4}}< \sqrt[3]{b}\)

Do đó: \(\sqrt[3]{a}=\sqrt[3]{b-\frac{1}{4}}-\sqrt[3]{b}< 0\Rightarrow a< 0\)

Mặt khác:

Đặt \(\sqrt[3]{b}=x; \sqrt[3]{b-\frac{1}{4}}=y\)

Khi đó: \(\sqrt[3]{a}=y-x\). Để cm \(a\geq-1\) ta cần cm \(y-x\geq -1\)

\(\Leftrightarrow y+1\geq x\Leftrightarrow (y+1)^3\geq x^3\)

\(\Leftrightarrow y^3+3y^2+3y+1-x^3\geq 0\)

\(\Leftrightarrow -\frac{1}{4}+3y^2+3y+1\geq 0\Leftrightarrow 3(y+\frac{1}{2})^2\geq0\)

(luôn đúng)

Do đó ta có đpcm.

Bình luận (0)
AH
6 tháng 6 2018 lúc 17:21

Bài 2c:

Ta thấy: \(a+b+c=0\Rightarrow (a+b+c)^2=0\)

\(\Leftrightarrow a^2+b^2+c^2+2(ab+bc+ac)=0\)

Thay $ab+bc+ac=3$ ta có:

\(a^2+b^2+c^2+2.3=0\Leftrightarrow a^2+b^2+c^2=-6\)

Điều này hoàn toàn vô lý do \(a^2; b^2; c^2\geq 0, \forall a,b,c\in\mathbb{R}\)

Do đó không tồn tại $a,b,c$ thỏa mãn

Bình luận (0)
AH
7 tháng 6 2018 lúc 0:04

Bài 2d:

Ta thấy \(\left\{\begin{matrix} a+b+c=0\\ ab+bc+ac=-2^k\end{matrix}\right.\Rightarrow a^2+b^2+c^2=(a+b+c)^2-2(ab+bc+ac)\)

\(=0-2.(-2^k)\Leftrightarrow a^2+b^2+c^2=2^{k+1}\)

Vì $a+b+c$ chẵn nên chỉ có 2 TH xảy ra: một là $a,b,c$ đều chẵn hoặc trong 3 số tồn tại 2 số lẻ, 1 số chẵn

TH1: Không mất tổng quát giả sử $a,b$ lẻ, $c$ chẵn . Đặt \(a=2x+1; b=2y+1; c=2z\)

\(\Rightarrow 2^{k+1}=a^2+b^2+c^2=(2x+1)^2+(2y+1)^2+(2z)^2\)

\(\Rightarrow 2^k=2(x^2+y^2+z^2+x+y)+1\) (vô lý) vì với mọi $k$ nguyên dương thì vế trái luôn chẵn.

TH2: $a,b,c$ đều chẵn.

Gọi $2^t$ là ước chung có dạng lũy thừa cơ số 2 lớn nhất của $a,b,c$

Khi đó đặt \(a=2^t.m, b=2^t.n, c=2^t.p\). Theo tính chất đã nêu của $2^t$ thì bắt buộc một trong 3 số $m,n,p$ phải lẻ $(*)$

Ta có:

\(0=a+b+c=2^t(m+n+p)\Rightarrow m+n+p=0(**)\)

\(a^2+b^2+c^2=2^{2t}m^2+2^{2t}n^2+2^{2t}p^2=2^{k+1}\)

\(\Leftrightarrow m^2+n^2+p^2=2^{k+1-2t}(***)\)

Vì $m,n,p$ là các số nguyên khác 0 nên \(2^{k+1-2t}\geq 3\Rightarrow k+1-2t\geq 2\). Từ đây kết hợp với $(*);(**);(***)$ ta xét giống y hệt trường hợp 1, suy ra không tồn tại $m,n,p$ thỏa mãn, kéo theo không tồn tại $a,b,c$ thỏa mãn

Vậy tóm lại không tồn tại $a,b,c$

Bình luận (0)
AH
7 tháng 6 2018 lúc 0:05

Form đề này cảm giác là đề thi thử trường chuyên :D Nhưng nếu trường nào ra cái đề dài thế này thì cũng nhọc

Bình luận (0)
TT
4 tháng 6 2018 lúc 20:54

@Phùng Khánh Linh

@Aki Tsuki

@Nhã Doanh

@Akai Haruma

@Nguyễn Khang

Bình luận (1)
ND
4 tháng 6 2018 lúc 21:11

@@ ác thế

Bình luận (0)
AH
6 tháng 6 2018 lúc 1:12

1f)

Ta có: \(\frac{9}{x^2}+\frac{2x}{\sqrt{2x^2+9}}-1=0\)

\(\Leftrightarrow \frac{9}{x^2}+2+\frac{2x}{\sqrt{2x^2+9}}=3\)

\(\Leftrightarrow \frac{2x^2+9}{x^2}+\frac{2x}{\sqrt{2x^2+9}}=3\)

Đặt \(\frac{x}{\sqrt{2x^2+9}}=t\). PT trở thành:

\(\frac{1}{t^2}+2t=3\)

\(\Leftrightarrow 2t^3-3t^2+1=0\)

\(\Leftrightarrow 2t^2(t-1)-(t-1)(t+1)=0\)

\(\Leftrightarrow (t-1)(2t^2-t-1)=0\)

\(\Leftrightarrow (t-1)^2(2t+1)=0\)

\(\Rightarrow \left[\begin{matrix} t=1(1)\\ t=-\frac{1}{2}(2)\end{matrix}\right.\)

Với (1) suy ra \(\frac{x}{\sqrt{2x^2+9}}=1\Rightarrow x^2=2x^2+9\) (vl)

Với (2) \(\frac{x}{\sqrt{2x^2+9}}=-\frac{1}{2}\Rightarrow -2x=\sqrt{2x^2+9}\)

\(\Rightarrow \left\{\begin{matrix} x\leq 0\\ 4x^2=2x^2+9\end{matrix}\right.\Rightarrow x\leq 0; x^2=\frac{9}{2}\)

\(\Rightarrow x=\frac{-3}{\sqrt{2}}\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
LT
Xem chi tiết
UD
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
PP
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
MD
Xem chi tiết
PA
Xem chi tiết
VH
Xem chi tiết