Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

PB

Bài 1: Dùng các từ dưới đây để đặt câu [ 1 câu nghĩa gốc, 1 câu nghĩa chuyển]: nhà,

đi, ngọt.

Bài 2: Xác định nghĩa của các từ trong các kết hợp từ dưới đây rồi chỉ rõ

nghĩa gốc, nghĩa chuyển.

a, Từ miệng:

Miệng cười tươi, miệng rông thì sang, há miệng chờ sung, trả nợ miệng, miệng bát,

miệng núi, nhà có 5 miệng ăn.

b, Từ sườn:

Sương sườn, sườn núi, hích vào sườn, sườn nhà, đánh vào sườn địch.

Bài 3: Cho các từ sau: đánh trống, đánh giầy, đánh tiếng, đánh trứng, đánh đàn, đánh

cá, đánh răng, đánh bức điện, đánh bẫy.

a, Xếp các từ trên vào các nhóm cùng nghĩa với nhau.

b, Gải thích nghiã của từ đánh trong từng nhóm

TS
28 tháng 7 2018 lúc 12:51

Bài 1:

Nhà

- Nghĩa gốc: Nhà em có sơn màu xanh rất đẹp

- Nghĩa chuyển: Em ước mơ làm nhà báo.

Đi

- Nghĩa gốc: Hôm nay, em được đi chơi cùng gia đình

- Nghĩa chuyển : Cô tôi gầy đi trông thấy.

Ngọt

- Nghĩa gốc: Chè này ngọt quá

- Nghĩa chuyển: Trẻ em rất ưa nói ngọt

Bài 2 :

a.

- Nghĩa gốc : Miệng cười…,miệng rộng… (bộ phận trên mặt người hay ở phần trước của đầu động vật , dùng để ăn và nói . Thường được coi là biểu tượng của việc ăn uống và nói năng của con người : há miệng chờ sung (ám chỉ kẻ lười biếng, suy ra từ câu chuyện có kẻ muốn ăn sung nhưng do lười biếng nên không chịu đi nhặt mà chỉ nằm há miệng chờ cho sung rụng vào mồm) ; trả nợ miệng (nợ về việc ăn uống )

- Nghĩa chuyển : miệng bát, miệng túi (Phần trên cùng, chỗ mở ra thông với bên ngoài của vật có chiều sâu ) ; nhà 5 miệng ăn (5 cá nhân trong một gia đình, mỗi người coi như một đơn vị để tính về mặt những chi phí tối thiểu cho đời sống)

b) – Nghĩa gốc : xương sườn, hích vào sườn (Các xương bao quanh lồng ngực từ cột sống đến vùng ức )

- Nghĩa chuyển : sườn nhà, sườn xe đạp (bộ phận chính làm nòng , làm chỗ dựa để tạo nên hình dáng của vật ) ; hở sườn , sườn địch (chỗ trọng yếu , quan trọng)

Bài 3:

- Nhóm 1: đánh trống, đánh đàn ( làm cho phát ra tiếng báo hiệu hoặc tiếng nhạc bằng cách gõ hoặc gảy )

- Nhóm 2 : đánh giày, đánh răng ( làm cho bề mặt bên ngoài đẹp hoặc sạch hơn bằng cách chà xát )

- Nhóm 3 : đánh tiếng, đánh bức điện ( làm cho nội dung cần thông báo được truyền đi )

- Nhóm 4 : đánh trứng, đánh phèn ( làm cho một vật (hoặc chất) thay đổi trạng thái bằng cách khuấy chất lỏng)

– Nhóm 5 : Đánh cá, đánh bẫy (làm cho sa vào lưới hay bẫy để bắt )

Bình luận (0)
LN
28 tháng 7 2018 lúc 15:30

Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

Bình luận (0)
TP
28 tháng 7 2018 lúc 17:29

Bài 1:

- Nhà tôi đi vắng / Ngôi nhà đẹp quá .

- Em bé đang tập đi / Tôi đi du lịch .

- Quả cam ngọt quá / Chị ấy nói ngọt thật.

Bài 2:

a)- Nghĩa gốc : Miệng cười…,miệng rộng… (bộ phận trên mặt người hay ở phần trước của đầu động vật , dùng để ăn và nói . Thường được coi là biểu tượng của việc ăn uống và nói năng của con người : há miệng chờ sung (ám chỉ kẻ lười biếng, suy ra từ câu chuyện có kẻ muốn ăn sung nhưng do lười biếng nên không chịu đi nhặt mà chỉ nằm há miệng chờ cho sung rụng vào mồm) ; trả nợ miệng (nợ về việc ăn uống )

- Nghĩa chuyển : miệng bát, miệng túi (Phần trên cùng, chỗ mở ra thông với bên ngoài của vật có chiều sâu ) ; nhà 5 miệng ăn (5 cá nhân trong một gia đình, mỗi người coi như một đơn vị để tính về mặt những chi phí tối thiểu cho đời sống)

b) – Nghĩa gốc : xương sườn, hích vào sườn (Các xương bao quanh lồng ngực từ cột sống đến vùng ức )

- Nghĩa chuyển : sườn nhà, sườn xe đạp (bộ phận chính làm nòng , làm chỗ dựa để tạo nên hình dáng của vật ) ; hở sườn , sườn địch (chỗ trọng yếu , quan trọng)

Bài 3:

- đánh chỉ tác động tạo ra âm thanh: đánh trống, đánh đàn, đánh điện, đánh tiếng

- đánh chỉ nghĩa làm sạch: đánh răng, đánh giày, đánh phèn

- đánh chỉ nghĩa đánh bắt con vật: đánh cá, đánh bẫy

- đánh chỉ nghĩa làm tan ra: đánh trứng

Bình luận (0)
NV
28 tháng 7 2018 lúc 21:36

Bài 1: Dùng các từ dưới đây để đặt câu [ 1 câu nghĩa gốc, 1 câu nghĩa chuyển]: nhà, đi, ngọt.

- Nhà :

+ Nghĩa gốc : Ngôi nhà đẹp quá !

+ Nghĩa chuyển : Nhà thơ Nguyễn Du có một tác phẩm bất hủ mà bất cứ ai học cũng từng nhớ "Truyện Kiều"

- Đi :

+ Nghĩa gốc : Đi bộ đến trường mỗi ngày, em cảm thấy mình khám phá được bao nhiêu thứ trong tự nhiên.

+ Nghĩa chuyển : Anh đi ô tô còn tôi đi xe đạp.

- Ngọt :

+ Nước ngọt khé cổ.

+ Đàn ngọt nghe sướng tai gì đâu á trời !

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PB
Xem chi tiết
MS
Xem chi tiết
LV
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
PC
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
C2
Xem chi tiết