Bài 1: Cho một lượng hỗn hợp gồm Ag và Zn tác dụng với lượng dư dung dịch axit H2SO4, thu được 5,6 lit khí H2 (đktc). Sau phản ứng thấy còn 6,25g một chất rắn không tan. Tính thành phần % về khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Bài 2: Hoà tan hoàn toàn 15,3g hỗn hợp gồm Mg và Zn bằng dung dịch axit HCl 1M thì thu được 6,72 lit H2 (đktc).
a/ Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
b/ Tính thể tích dung dịch axit HCl cần dùng.
Bài 3: A là hỗn hợp gồm: Ba, Al, Mg.
Lấy m gam A cho tác dụng với nước tới khi hết phản ứng thấy thoát ra 3,36 lit H2 (đktc).
Lấy m gam A cho vào dung dịch xút dư tới khi hết phản ứng thấy thoát ra 6,72 lít H2 (đktc). Lấy m gam A hoà tan bằng một lượng vừa đủ dung dịch axit HCl thì thu được một dung dịch và 8,96 lit H2 (đktc).
Hãy tính m gam và thành phần % theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Bài 1:
n H2=5.6/22.4=0.25(mol)
Zn + H2SO4 ZnSO4 + H2
0.25 0.25
m Zn=0.25*65=16.25(g)
m hh=16.25+6.25=22.5(g)
% Zn=16.25/22.5*100%=72.22%
% Ag=100%-72.22%=27.78%
Bài 2:
nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 mol
gọi x,y lần lượt là số mol của Mg và Zn tham gia phản ứng.
Mg + 2HCl MgCl2 + H2
x 2x x
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2
y 2y y
Ta có phương trình
x + y = 0,3
24x + 56y = 15,3
=> x = 0,102 ; y = 0.198
m Mg = 0,102.24 = 2,448 g
m Zn = 0,198.65 = 12.87 g
n HCl = 2.0,102+2.0,198 = 0,6 mol
V HCl = 0,6/1 = 0,6 lít.
Bài 3:
TN1
n H2=3.36/22.4=0.15(mol)
Ba + 2H2O Ba(OH)2 + H2
0.15 0.15
TN2
n H2 = 6.72/22.4=0.3(mol)
2Al + 2NaOH + 2H2O 2NaAlO2 + 3H2
0.2 0.3
TN3
n H2=8.96/22.4=0.4(mol)
Ba + 2HCl BaCl2 + H2
0.15 0.15
2Al + 6HCl 2AlCl3 + 3H2
0.2 0.2
Mg + 2HCl MgCl2 + H2
0.05 0.05
m Ba=0.15*137=20.55(g)
m Al=0.2*27=5.4(g)
m Mg=0.05*24=1.2(g)
m=20.55+5.4+1.2=27.15
%Ba=20.55/27.15*100%=75.69%
%Al=5.4/27.15*100%=19.89%
%Mg=100%-75.69%-19.89%=4.42%