Chương II : Tam giác

MN

Bài 1.  Cho ΔABC cân tại A. Trên tia đối của các tia BA và CA lấy hai điểm D và E sao cho BD = CE.

a) Chứng minh: DE // BC.

b) Chứng minh: BE = CD.

c) BE và CD cắt nhau tại K. Chứng minh: ΔKBC và ΔKDE cân.

d) Chứng minh: AK là tia phân giác của góc BAC.

e) Từ D, E kẻ DM, EN ⊥ BC. Chứng minh: DM = EN.

f) Chứng minh: ΔAMN cân.

Bài 2.  Cho ΔABC có góc A nhọn. Kẻ tia Ax ⊥ AB (tia AC nằm giữa Ax và AB ). Kẻ tia Ay ⊥ AC (tia AB nằm giữa Ay và AC). Lấy điểm E và F lần lượt thuộc tia Ax và Ay sao cho AE = AB và AC = AF

a) Chứng minh: BF = CE.

b) Gọi M và N lần lượt là trung điểm của BF và CE. Chứng minh: ΔAMN vuông cân.

Bài 3.  Trên cạnh BC của ΔABC lấy 2 điểm E và F sao cho BE = CF. Qua E và F vẽ các đường thẳng song song với BA chúng cắt cạnh AC tại G và H. Qua E vẽ đường thẳng song song với AC cắt AB tại D.

a) Chứng minh: AD = GE.

b) Chứng minh: ΔBDE = ΔFHC.

c) Chứng minh: AB = GE + FH.

Bài 4.  Cho tam giác ABC vuông tại A và AB = 2AC. Gọi E là trung điểm của AB. Trên tia đối của tia AC lấy điểm D sao cho AB = AD. Chứng minh rằng: BC ⊥ DE.

Bài 5.   Cho tam giác ABC vuông cân tại A, M là trung điểm cạnh BC, E là điểm nằm giữa M và C. Vẽ BH ⊥ AE tại H và CK ⊥ AE tại K. CMR:

a) BH = AK

b) ΔMBH = ΔMAK

c) ΔMHK vuông cân.

NT
14 tháng 2 2021 lúc 20:56

Bài 1: 

a) Ta có: AB+BD=AD(B nằm giữa A và D)

AC+CE=AE(C nằm giữa A và E)

mà AB=AC(ΔABC cân tại A)

và BD=CE(gt)

nên AD=AE

Xét ΔADE có AD=AE(gt)

nên ΔADE cân tại A(Định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{ADE}=\dfrac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(Số đo của một góc ở đáy trong ΔADE cân tại A)(1)

Ta có: ΔABC cân tại A(gt)

nên \(\widehat{ABC}=\dfrac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(Số đo của một góc ở đáy trong ΔABC cân tại A)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{ABC}=\widehat{ADE}\)

mà \(\widehat{ABC}\) và \(\widehat{ADE}\) là hai góc ở vị trí đồng vị

nên BC//DE(Dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

b) Ta có: \(\widehat{ABC}+\widehat{DBC}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ACB}+\widehat{ECB}=180^0\)(hai góc kề bù)

mà \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

nên \(\widehat{DBC}=\widehat{ECB}\)

Xét ΔDBC và ΔECB có 

DB=EC(gt)

\(\widehat{DBC}=\widehat{ECB}\)(cmt)

BC chung

Do đó: ΔDBC=ΔECB(c-g-c)

Suy ra: DC=EB(hai cạnh tương ứng)

c) Ta có: ΔDBC=ΔECB(cmt)

nên \(\widehat{DCB}=\widehat{EBC}\)(hai góc tương ứng)

hay \(\widehat{KBC}=\widehat{KCB}\)

Xét ΔKBC có \(\widehat{KBC}=\widehat{KCB}\)(cmt)

nên ΔKBC cân tại K(Định lí đảo của tam giác cân)

⇒KB=KC(Hai cạnh bên)

Ta có: KB+KE=BE(K nằm giữa B và E)

KC+KD=CD(K nằm giữa C và D)

mà KB=KC(cmt)

và BE=CD(cmt)

nên KE=KD

Xét ΔKED có KE=KD(cmt)

nên ΔKED cân tại K(Định nghĩa tam giác cân)

d) Xét ΔBAK và ΔCAK có

BA=CA(ΔABC cân tại A)

AK chung

BK=CK(cmt)

Do đó: ΔBAK=ΔCAK(c-c-c)

Suy ra: \(\widehat{BAK}=\widehat{CAK}\)(hai góc tương ứng)

mà tia AK nằm giữa hai tia AB,AC

nên AK là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)(đpcm)

e) Ta có: \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(Hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

mà \(\widehat{ABC}=\widehat{DBM}\)(hai góc đối đỉnh)

và \(\widehat{ACB}=\widehat{ECN}\)(hai góc đối đỉnh)

nên \(\widehat{DBM}=\widehat{ECN}\)

Xét ΔDBM vuông tại M và ΔECN vuông tại N có

BD=CE(gt)

\(\widehat{DBM}=\widehat{ECN}\)(cmt)

Do đó: ΔDBM=ΔECN(cạnh huyền-góc nhọn)

Suy ra: DM=EN(hai cạnh tương ứng)

f) Ta có: ΔDBM=ΔECN(cmt)

nên BM=CN(hai cạnh tương ứng)

Ta có: \(\widehat{ABC}+\widehat{ABM}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ACB}+\widehat{ACN}=180^0\)(hai góc kề bù)

mà \(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

nên \(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)

Xét ΔABM và ΔACN có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

\(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)(cmt)

BM=CN(cmt)

Do đó: ΔABM=ΔACN(c-g-c)

Suy ra: AM=AN(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔAMN có AM=AN(cmt)

nên ΔAMN cân tại A(Định nghĩa tam giác cân)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
CV
Xem chi tiết
CV
Xem chi tiết
CV
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
DB
Xem chi tiết