Chương 2. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và Định luật tuần hoàn

DS

Bài 1: Cho 3,36(g) một kim loại kiềm M tác dụng hoàn toàn với 100 ml nước(d=1g/ml) thì thu được 0,48(g) khí H2(đkc).

a. Tìm tên kim loại đó.

b. Tính nồng độ mol của dung dịch thu được.

Bài 2: Để hòa tan hoàn toàn 1,16(g) một hidroxit kim loại R hóa trị II cần dùng 1,46(g) HCl.

a. Xác định tên kim loại R, công thức hidroxit.

b. Tính khối lượng muối thu được.

Bài 3: Hòa tan hoàn toàn 3,68(g) một kim loại kiềm A vào 200 ml nước thì thu được dung dịch X và 1,7921 khí H2.

a. Xác định tên kim loại A.

b. Tính nồng độ mol của dung dịch X xem như thể tích thay đổi không đáng kể.

BT
1 tháng 12 2019 lúc 16:44

1.

a)2M+2H2O\(\rightarrow\)2MOH+H2

nH2=\(\frac{0,48}{2}\)=0,24(mol)

\(\rightarrow\)nM=0,24.2=0,48(mol)

M=\(\frac{3,36}{0,48}\)=7

\(\rightarrow\)M là Liti

b)

nLiOH=nLi=0,48(mol)

CMLiOH=\(\frac{0,48}{0,1}\)=4,8(M)

2.

Gọi công thức hidroxit là R(OH)2

a. R(OH)2+2HCl\(\rightarrow\)RCl2+2H2O

nHCl=\(\frac{1,46}{36,5}\)=0,04

\(\rightarrow\)nR(OH)2=0,5nHCL=0,02

Ta có R(OH)2=\(\frac{1,16}{0,02}\)=58\(\rightarrow\)R+17.2=58\(\rightarrow\)R=24

\(\rightarrow\)R là Mg

Công thức hidroxit là Mg(OH)2

b. nMgCl2=nMg(OH)2=0,02

\(\rightarrow\)khối lượng muối là m=0,02.95=1,9

3.

a. 2A+2H2O\(\rightarrow\)2AOH+H2

nH2=0,08

\(\rightarrow\)nA=2nH2=0,16

\(\rightarrow\)A=\(\frac{3,68}{0,16}\)=23\(\rightarrow\)A là Natri

b. nAOH=nA=0,16

\(\rightarrow\)CMNaOH=\(\frac{0,16}{0,2}\)=0,8M

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
HV
Xem chi tiết
VD
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
DS
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết