Hướng dẫn soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

NT

bác Phạm Văn Đồng đã bình luận về bác ntn??????????????

TM
18 tháng 3 2017 lúc 23:04

Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thành lập, vào ngày 16 tháng 8 năm 1945, ông được giữ chức Bộ trưởng Tài chính. Tuy nhiên ông để lại dấu ấn nhiều trong lĩnh vực ngoại giao.

Ngày 2 tháng 3 năm 1946 tại Hà Nội, ông được bầu làm Phó Trưởng ban Thường vụ Quốc hội (khóa I).

Thủ tướng Phạm Văn Đồng (áo đen), đi sau chủ tịch Hồ Chí Minh ở thủ đô Paris,Pháp, 1946.

Ngày 31 tháng tháng 5 năm 1946, ông là Trưởng phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Hội nghị Fontainebleau (Pháp)[7] thay cho Nguyễn Tường Tam không nhận nhiệm vụ, nhằm tìm một giải pháp độc lập cho Đông Dương. Tuy nhiên, hội nghị này thất bại do Pháp không trả lời dứt khoát về việc ấn định thời hạn thực hiện cuộc trưng cầu dân ý ở Nam Kỳ.

Chiến tranh Đông Dương bùng nổ, ông được cử làm Đặc phái viên của Trung ương Đảng và Chính phủ tại Nam Trung Bộ. Năm 1947ông được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (uỷ viên chính thức từ năm 1949). Từ tháng 7 năm 1949, ông được cử làm Phó Thủ tướng duy nhất.

Tại Đại hội Đảng Cộng sản Đông Dương/Đảng Lao động Việt Nam lần thứ hai năm 1951, ông trở thành Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng.

Năm 1954, ông được giao nhiệm vụ Trưởng phái đoàn Chính phủ dự Hội nghị Genève về Đông Dương. Những đóng góp của đoàn Việt Nam do ông đứng đầu là vô cùng quan trọng, tạo ra những đột phá đưa Hội nghị tới thành công. Trải qua 8 phiên họp toàn thể và 23 phiên họp rất căng thẳng và phức tạp, với tinh thần chủ động và cố gắng của phái đoàn Việt Nam, ngày 20/7/1954, bản Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Campuchia và Lào đã được ký kết thừa nhận tôn trọng độc lập, chủ quyền, của nước Việt Nam, Lào và Campuchia.

Tháng 9 năm 1954, ông kiêm chức Bộ trưởng Ngoại giao nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng. Từ tháng 9 năm 1955, ông là Thủ tướng Chính phủ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và từ năm 1976 là Thủ tướng của nước Việt Nam thống nhất, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng cho đến khi về hưu năm 1987. Ông cũng liên tục là đại biểu Quốc hội từ năm 1946 đến năm 1987.

Trong thời gian làm thủ tướng chính phủ, ông và Nguyễn Văn Linh là người đã giải oan cho đạo diễn Trần Văn Thủy trong sự kiện về bộ phim tài liệu Hà Nội trong mắt ai.[8]

Vào năm 1972 khi "mùa hè đỏ lửa" đang diễn ra quyết liệt, Phạm Văn Đồng có 1 chuyến đi cùng đoàn xe chở chủ tịch Cuba ở vùng giới tuyến. Tại đây, ông bắt gặp 1 nữ du kích bị tai nạn và cho tùy tùng cứu sống nữ du kích huyện đội Vĩnh Linh.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NK
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
GT
Xem chi tiết
HH
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết