Bài 8. Áp suất lỏng - Bình thông nhau

DH

Ba ống giống nhau và thông đáy; chưa đầy. Đổ vào cột bên trát một cột dầu cao h1 = 20cm; đổ vào cột bên phải một cột dầu cao 10 cm. Hỏi mực chất lỏng ở giữa sẽ dâng cao bao nhiêu ? Biết trọng lượng diêng của nước và dầu là \(d_1=10000N\text{/}m^3;d_2=8000N\text{/}m^3\)

TA
23 tháng 2 2018 lúc 22:47

Tham khảo nà :Áp suất lỏng - Bình thông nhau

Bình luận (0)
NN
25 tháng 2 2018 lúc 20:52

Mình sẽ làm dạng tổng quát :v Bạn tự thay số rồi áp dụng nhé

Gỉa sử có ba ống thông nhau như hình vẽ :

Đổ chất lỏng có trọng lượng riêng d1 đến chiều cao h1 vào ngăn 1

Đổ chất lỏng thứ hai có TLR d2 vào ngăn 2 có chiều cao h2

=> Mực chất lỏng có chiều cao do của bình 3 dâng lên y

h_1 h2 y

Vì đã đổ thêm cột chất lỏng vào bình 1 và 2 nên áp suất ở đáy 3 ống đều như nhau và đều tăng

Ta có : \(\Delta p\) là độ gia tăng áp suất ở các đáy ( > 0)

\(\Delta p=d_o.y=\dfrac{\Delta F}{S_1+S_2+S_3}=\dfrac{\Delta P}{S_1+S_2+S_3}=\dfrac{d_1.S_1.h_1+d_2.S_2.h_2}{S_1+S_2+S_3}\)

\(y=\dfrac{\dfrac{d_1.S_1.h_1+d_2.S_2.h_2}{S_1+S_2+S_3}}{d_O}\)

\(=\dfrac{d_1.S_1.h_1+d_2.S_2.h_2}{d_o\left(S_1+S_2+S_3\right)}\)

Đây chỉ là một công thức tổng quát , bạn có thể áp dụng vào bài toán vs mọi bài toán nhé ,,, mình nhác thay số lắm tự thay đi nha rrr có gì không hiểu cứ hỏi

Bình luận (0)
NC
23 tháng 2 2018 lúc 17:53
Sau khi đổ dầu vào nhánh trái và phải, mực nước trong ba nhánh lần lượt là h1,h3,h2. Áp suất tại ba điểm A,B,C đều bằng nhau . Ta có :

PA= PC=> H1d2+ h1d1= h3d1....(1)

PB= PC=> H2d2+ h2d1= h3d1....(2)

Mặt khác, thể tích nước là không đổi nên ta có hệ thức :

h1+ h2+ h3= 3h...(3)

Từ (1) => h1= h3\(\dfrac{d_2}{d_1}\)H1

Từ (2) => h2= h3− \(\dfrac{d_2}{d_1}\)H2

Thay vào (3) ta được:

3h3\(\dfrac{d_2}{d_1}\)(H1+ H2)= 3h

hay :3h3− 3h= (H1+H2)\(\dfrac{d_2}{d_1}\)

Vậy nước ở ống giữa dâng cao thêm một đoạn :

Δh= h3− h= \(\dfrac{d_2}{3d}_1\)(H1+ H2)

Δh= \(\dfrac{8000}{3.10000}\)(20+ 10)=8(cm)

Vậy mực nước ở ống giữa sẽ dâng lên cao 8cm.

Bình luận (0)
NT
23 tháng 2 2018 lúc 19:34

(Bài này lấy từ a Tenten)

Ta có: Pa = Pc

\(\Rightarrow d_2.H_1+d_1.h_1=d_1h_3\)

\(\Rightarrow h_1=\dfrac{d_1h_3-d_2H_1}{d_1}\)

Ta có: Pb = Pc

\(\Rightarrow H_2d_2+h_2d_1=h_3d_1\)

\(\Rightarrow h_2=\dfrac{h_3d_1-H_2d_2}{d_1}\)

Mặt khác ta có: \(h_1+h_2+h_3=3h\)

\(\Delta h=h_3-h\)

Ta có: \(h_1+h_2+h_3=\dfrac{d_1h_3-d_2H_1}{d_1}+\dfrac{h_3d_1-H_2d_2}{d_1}+h_3=3h\)

\(\Rightarrow\dfrac{d_1h_3-d_2H_1}{d_1}+\dfrac{h_3d_1-H_2d_2}{d_1}+\dfrac{h_3d_1}{d_1}=\dfrac{3h.d_1}{d_1}\)

\(\Rightarrow d_1h_3-d_2H_1+h_3d_1-H_2d_2+h_3d_1=3h.d_1\)

\(\Rightarrow\left(d_1h_3+h_3d_1+h_3d_1\right)-\left(d_2H_1+d_2H_2\right)=3h.d_1\)

\(\Rightarrow3d_1h_3-d_2\left(H_1+H_2\right)=3h.d_1\)

\(\Rightarrow3h_3d_1=3hd_1+d_2\left(H_1+H_2\right)\)

\(\Rightarrow h_3=h+\dfrac{d_2}{3d_1}\left(H_1+H_2\right)\) (đoạn này bn tối giản 3d1) \(\left(1\right)\)

Ta lại có: \(\Delta h=h_3-h\left(2\right)\)

Từ \(\left(1\right)\left(2\right)\), ta cs:

Độ cao mực nước ở giữa dâng lên 1 đoạn:

\(\dfrac{d_2}{3d_1}.\left(H_1+H_2\right)=\dfrac{8000}{3.1000}.\left(0,2+0,1\right)=0,08\left(m\right)\)

\(0,08m=8cm\)

Vậy mực nước ở ống giữa sẽ dâng lên cao 8cm

Bình luận (0)
NN
25 tháng 2 2018 lúc 20:37

Mình có cách giải khác của bài này , nếu bạn cần thì mình có thể đăng lên cho bạn tham khảo :V sợ giờ không cần nữa ...

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
NQ
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
BA
Xem chi tiết
TM
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
VK
Xem chi tiết
VK
Xem chi tiết