Ánh trăng - Nguyễn Duy

BR

Ánh trăng đã đánh thức tâm hồn con người giữa cuộc sống bộn bề và tâm hồn chai sạn

Hãy làm sáng tỏ nhận định trên qua bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

LH
1 tháng 4 2020 lúc 8:20

1. Hai khổ thơ đầu: Sống gần trăng (quá khứ)

a. Khổ 1: Trăng gắn bó với con người từ thuở thơ ấu tới lúc trưởng thành

- Điệp ngữ “hồi nhỏ” – “hồi chiến tranh” tạo nên mạch hồi tưởng về hai thời điểm quan trọng trong quá khứ của con người, đó là từ thời niên thiếu tới khi trưởng thành.

- Liệt kê: “Sông, đồng, bể” kết hợp từ “với” mở ra không gian bao la, bát ngát của ánh trăng. Không gian tình nghĩa ân tình của con người với thiên nhiên.

=> Ánh trăng soi tỏ kí ức tuổi thơ và soi tỏ những năm tháng chiến tranh. Trong những năm tháng ấy, người lính xông pha nơi trận mạc, gắn bó với những cánh rừng, với thiên nhiên đất nước bình dị.

- Nhân hóa “tri kỉ” dấu son lắng đọng tình cảm gắn bó thân thiết đồng cảm giữa người và trăng. Trăng như người bạn, người chiến sĩ đồng hành cùng chia ngọt sẻ bùi, đồng cảm thấu hiểu.

b. Khổ 2: Tình cảm chân thành của trăng đối với con người

- “Trần trụi”, “hồn nhiên”: vẻ đẹp tự nhiên, nguyên sơ và sự chân tình của trăng

- So sánh: Nhấn mạnh sự gắn bó hòa quyện tự nhiên không khoảng cách giữa trăng và người. Sống với trăng, con người được sống cuộc đời hồn nhiên vô tư nhất. Trăng và người tỏa sáng tôn vinh nhau.

- “Vầng trăng tình nghĩa” tình nghĩa quê hương, tình đồng đội. Trăng gợi một quá khứ gian lao nhưng ân nghĩa mà mỗi người đều tự dặn lòng mãi không quên.

- Ngỡ không bao giờ quên: “Ngỡ” là một nốt lạc điệu một khúc gãy mở ra trong bản tình ca quê hương.

=> Vầng trăng hiện lên với vẻ đẹp hoang sơ gần gũi.

2. Khổ 3: Sống xa trăng (hiện tại)

- Không gian “thành phố” cuộc sống phồn hoa đô thị. Khi điều kiên sống thay đổi dẫn tới thói quen cũng thay đổi “quen ánh điện cửa gương”.

- Ánh sáng không từ vầng trăng mà từ “điện” – “cửa gương” => tạo nên sự xa cách giữa con người và vầng trăng

- Mối quan hệ giữa người và trăng thay đổi:

+ “Người dưng” không quan hệ họ hàng, không thân thiết

+ Từ “tri kỉ” “tình nghĩa” đền “người dưng”: sự thay đổi trong tình cảm của con người.

+ Quay lại với trăng quên trăng là quên quá khứ, quên chính một phần cuộc đời mình.

=> Cách so sánh thật bất ngờ, thấm thía. Trước kia, trăng là người bạn tri kỉ của tuổi thơ, người bạn đồng hành theo từng bước chân của người lính ra trận. Giờ đây, trăng lại hóa người dưng. Trăng vẫn nhẫn nại đi qua ngõ mà con người thờ ơ không nhận ra là người bạn năm xưa. Người lính, cậu bé của tuổi thơ giờ coi trăng như xa lạ, không hề quen biết. Cuộc sống nơi phồn hoa đô hội hôm nay đã khiến con người dễ dàng lãng quên đi quá khứ gian lao mà nghĩa tình thuở xưa. Hai chữ “người dưng” với thanh bằng nhẹ bẫng mà như xoáy sâu tạo nên sự đau nhói. Đau đớn thay, con người khi quay lưng lại với vầng trăng chính là quay lưng lại với quá khứ, với thiên nhiên, với quê hương và với chính bản thân mình.

=> Thức tỉnh mỗi người để hướng tới lẽ sống cao đẹp hơn

3. Ba khổ thơ cuối: Thức tỉnh cùng trăng

a. Khổ 4:

- Tình huống: sự cố mất điện tạo kịch tính để con người gặp lại ánh trăng.

- Nghệ thuật: Từ ngữ “Thình lình”, “vội bật tung cửa sổ” phép đảo ngữ, nhịp thơ nhanh, tạo sự dồn nén, sự bung phá vội vã để đi tìm ánh sáng.

- “Đột ngột”: vừa diễn tả sự xuất hiện đột ngột của ánh trăng.

=> Một cuộc gặp gỡ không hẹn trước lại kích thích đầu tiên khiến con người phải ngỡ ngàng đến sững sờ.

=> Vầng trăng xuất hiện trong tình huống bất thường của những con người ở thành phố: điện tắt, căn phòng tối om. Tình huống ấy làm sáng lên cái góc tối của con người, đánh thức sự ngủ quên trong điều kiện sống của con người hoàn toàn khác.

b. Khổ 5: Con người chủ động đối thoại đàm tâm với trăng

- Hai từ “mặt” được sử dụng rất đặc sắc

+ Mặt (1): mặt người

+ Mặt (2): mặt trăng, gương mặt của tri kỉ, là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, là ánh sáng soi tỏ sự bội bạc, cái chưa hoàn thiện trong tâm hồn con người.

=> Từ “mặt” cuối câu thơ là từ nhiều nghĩa, tạo nên sự đa nghĩa của ý thơ.

- Con người bừng nở xúc cảm quá khứ: Có cái gì rưng rưng….là đồng”

+ “rưng rưng”: xúc động nghẹn ngào.

+ Nhớ lại tất cả không gian quá khứ: đồng bể, sông rừng…, những kỉ niệm hồn nhiên nhất ùa về - là quê hương bình dị, là quá khứ ân nghĩa thủy chung.

+ Điệp “như là…như là..” cùng nhịp thơ dồn dập diễn tả sự ào ạt trong dòng cảm xúc.

=> Vầng trăng mang sức mạnh diệu kì, làm sống dậy một tâm hồn đã bội bạc.

c. Khổ 6: Sự thức tỉnh mạnh mẽ và bài học về ân nghĩa thủy chung.

* Hai câu đầu: Sự khoan dung, độ lượng của vầng trăng

- Từ láy “vành vạnh”: hình ảnh vầng trăng tròn đầy, viên mãn => Ẩn dụ cho quá khứ tình nghĩa, đầy đặn, đẹp đẽ, vẹn nguyên không thể phai mờ.

- Phó từ “cứ” gợi sự bền vững bất biến với thời gian.

- Hình ảnh tương phản “người vô tình”: con người ý thức về sự lãng quên của mình.

* Hai câu cuối: Sự giật mình thức tỉnh

- “Ánh trăng im phăng phắc” phép nhân hóa thể hiện sự trách móc trong im lặng như nhắc nhở mỗi người: con người vô tình nhưng thiên nhiên luôn tròn đầy bất diệt.

- “Giật mình”: là phản xạ tâm lý có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự bạc bẽo, vô tình của mình trong cách sống nông nổi, thờ ơ của mình.

=> Dòng thơ cuối dồn nén bao tâm tư, lời sám hối ăn năn dù không cất lên nhưng chính vì thế càng trở nên day dứt ám ảnh.

=> Ánh trăng là tấm gương soi để thấy được gương mặt thực sự của mình, tìm lại cái tinh khôi mà tưởng như đã ngủ mãi trong quên lãng

=> Chiều sâu triết lí: Hãy sống theo đạo lí ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ, cùng nhân dân, đất nước. Đây là lời nhắc nhở tới tất cả mọi người.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Trong cuộc sống hiện nay, thế hệ trẻ chính là lực lượng nòng cốt tiên phong đóng góp xây dựng cho một quốc gia dân tộc. Thật vậy, thái độ sống của phần đông người trẻ tại VN thực sự đáng mừng và tích cực. Những thái độ sống tốt được thể hiện ở việc những người trẻ đó thực sự chăm chỉ học tập làm việc, cống hiến hết mình vì bản thân, gia đình. Họ có thái độ sống đầy nghị lực, ngập tràn đam mê, vượt qua được tất cả thử thách chông gai và chinh phục thành công. Ngoài ra, những người trẻ có thái độ sống tốt còn thực sự sống nhiệt huyết dấn thân từng ngày vì đất nước vì bản thân. Họ sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp chung của đất nước dân tộc. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn tồn tại 1 bộ phận nhỏ giới trẻ vẫn chưa có thái độ sống đẹp biểu hiện khá tích cực. Những người đó họ có lối sống thích an nhàn, hưởng thụ thậm chí là dốt nát và dễ bị kích động, xúi giục. Điều này thực sự có hại với cuộc sống chung và cộng đồng. Tóm lại, thái độ sống tốt của người trẻ là 1 tín hiệu tốt của đất nước phát triển thịnh vượng và bền vững.

#Học tốt#😃

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
4T
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
HD
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết