Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

TV

Anh (chị) hãy trình bày nhận thức và trách nhiệm của tuổi trẻ trước hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện nay.

HS
16 tháng 6 2018 lúc 8:12

1. Mở bài

– Có nhiều hiện tượng đáng phê phán trong cuộc sống đối với một đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh, bị tàn phá nặng nề và giờ mới đang phát triển.

– Lãng phí là hiện tượng rất đáng lo ngại trong đời sống.

2. Thân bài

a) Giải thích hiện tượng

– Lãng phí là hiện tượng, tình trạng con người thực hiện, tiến hành, tổ chức một công việc nào đó mà làm tốn kém, hao tổn một cách vô ích.

b) Phân tích

(1) Biểu hiện

– Lãng phí của cải, vật chất, thời gian… trên mọi bình diện của cuộc sống, với nhiều đối tượng khác nhau.

+ Lãng phí ở cấp độ vi mô (cá nhân, gia đình): việc tổ chức cưới hỏi, tang lễ trong mỗi gia đình đều rất lãng phí, không cần thiết…

+ Lãng phí ở cấp độ vĩ mô (các cấp, các ngành, toàn thể xã hội): các cuộc hội nghị, hội thảo, các dịp kỉ niệm, các lễ hội… phung phí rất nhiều tiền của, tốn kém mà chất lượng lại thực sự không cao… Có những dự án kinh tế, nhà nước đầu tư hàng trăm tỉ đồng mà hiệu quả thu về lại không nhiều.

+ Lãng phí trong giới trẻ:

– Lãng phí không chỉ những thứ hữu hình như tiền bạc, của cải, sức lực. Không ít bạn trẻ sử dụng tiền bạc vào những việc vô bổ như quần áo, xe cộ, điện thoại, giầy dép… đắt tiền, không phù hợp, không cần thiết với HS.

– Lãng phí thời gian, tuổi trẻ, cơ hội… cho những trò chơi, những thú vui không lành mạnh như game, điện tự, truyện tranh bạo lực…

(2) Nguyên nhân

– Sự thiếu ý thức, thói quen phô trương, chạy theo hình thức, đua đòi…

– Không xác định được mục tiêu của bản thân trong cuộc đời mà mải mê chạy theo những thú vui trước mắt.

(3) Tác hại

– Trước hết thiệt hại về tiền bạc, công sức…

– Thứ hai, không có điều kiện để đầu tư cho những việc, những lĩnh vực cần thiết, cấp bách cần phải làm.

– Mỗi người chỉ sống một lần trong đời và tuổi trẻ cũng “chẳng hai lần thắm lại”. Thời gian, tuổi trẻ, cơ hội không quay lại bao giờ. Do đó, lãng phí lớn nhất đối với người trẻ tuổi là lãng phí thời gian, tuổi trẻ, cơ hội.

(4) Biện pháp

– Biện pháp chống lãng phí:

+ Chung sức cùng xã hội để khắc phục, hạn chế hiện tượng lãng phí.

+ Cần biết đầu tư thời gian, tiền bạc, công sức vào những việc có ích như học tập, giúp đỡ gia đình, cộng đồng… Không nên sống hoài, sống phí những năm tháng tuổi trẻ có ý nghĩa.

c) Bài học nhận thức và hành động

Bình luận (0)
AK
16 tháng 6 2018 lúc 8:37

Tuổi trẻ là khoảng thời gian đẹp nhất của đời

Tuyến đường phường 2 (TP. Bạc Liêu) về đêm như được “lột xác”, trở nên ồn ào và nhộn nhịp, khác hẳn với cảnh buôn bán vắng vẻ của ban ngày. Những quán nhậu với “thương hiệu” ốc, hải sản, đồ nướng, thịt dê… thu hút nườm nượp giới trẻ. Theo quan sát của chúng tôi, về khuya thì những quán nhậu này càng náo nhiệt bởi tiếng nói, cười, hò dô chúc tụng. Có mặt tại quán nhậu O.V cũng đã quá 22 giờ, chúng tôi hòa vào không khí náo nhiệt của một nhóm thanh niên gần chục người, ăn mặc sành điệu. H.T, một thành viên trong nhóm rỉ tai với chúng tôi rằng, những buổi tiệc như thế này được tổ chức thường xuyên với mọi lý do như: sinh nhật của bạn trong nhóm, khi thành viên của nhóm mua được món đồ mới (điện thoại, xe…). Đồng hồ đã điểm 1 giờ của ngày mới mà nhóm bạn trẻ này vẫn chưa hề có ý “giải tán”. Nhẩm tính trên bàn đã có vài chục chai bia và trên dưới chục món ăn… Nhìn vào bảng giá thực đơn, ước tính chầu nhậu này cũng hơn 2 triệu đồng. Khi việc ăn nhậu đang trở nên phổ biến trong giới trẻ, buồn nhậu, vui cũng nhậu, có bất kể chuyện gì cũng lôi nhau đi nhậu thì không chỉ tốn kém tiền bạc mà còn phung phí thời gian một cách vô bổ.

Thời gian là thứ tài sản quý giá của đời người, nhưng đáng tiếc nhiều bạn trẻ hiện nay, nhất là học sinh - sinh viên không biết quý trọng và tận dụng. Ngoài giờ học ở trường thì đa phần sinh viên dành thời gian còn lại để chơi game, chát chít... Nhiều sinh viên có thể bỏ ra hàng giờ ngồi trước máy tính hoặc ôm điện thoại để lướt “phây”; có bạn còn thức suốt đêm để online, mặc dù thừa biết điều đó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Ngoài ra, các bạn còn dùng thời gian rảnh rỗi để tụ tập bạn bè đi uống cà phê, chơi bi-da hoặc để ngủ. “Những lúc rảnh rỗi, tôi thường đi cà phê với bạn bè, hoặc ngủ, có hôm ngủ từ tối hôm trước đến chiều hôm sau. Thỉnh thoảng vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật có đi học nhóm, nhưng địa điểm học tập là quán cà phê nên học thì ít mà tám chuyện thì nhiều”, C.P, sinh viên của một trường trong tỉnh thẳng thắn chia sẻ. Những bạn trẻ này cho rằng, không phải họ đang lãng phí thời gian mà do… chưa sắp xếp được thời gian hợp lý (?), cũng như chưa có kế hoạch cụ thể những việc mình sẽ làm. Ngoài ra, các hoạt động của tuổi trẻ hiện nay nhàm chán, thiếu tính hấp dẫn nên thanh niên lười tham gia.

Tục ngữ có câu “Thời gian là vàng bạc”, nhưng vàng có thể mua được, còn thời gian qua đi thì không thể quay lại. Thời gian giúp ta rèn luyện, trưởng thành và làm những điều quan trọng, hữu ích trong cuộc đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết quý trọng và nhận ra giá trị của thời gian. Thực tế là những người trẻ không biết trân trọng, để thời gian trôi qua lãng phí vẫn còn khá nhiều và có xu hướng tăng dần. Không lo học tập, lao động, vun đắp cho tương lai mà chơi bời, lêu lổng, sa đà vào những cuộc vui thâu đêm… là biểu hiện của sự lãng phí tuổi trẻ của một bộ phận thanh thiếu niên ngày nay.

Thời gian không của riêng ai và cũng không đứng đợi ai. Bởi vậy, các bạn trẻ hãy tìm cho mình một việc làm phù hợp, hoặc đăng ký học tin học, Anh văn, tham gia làm công tác xã hội… để cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Đừng để thời gian của cuộc đời trôi qua vô vị, đến khi ngoảnh lại, hối tiếc đã muộn màng!

người để ta học tập, cống hiến và thực hiện những hoài bão tương lai. Vậy mà một bộ thanh thiếu niên hiện nay đang lãng phí thời gian đẹp nhất ấy để chạy theo những điều vô bổ như: nhậu nhẹt, “ngồi đồng” cà phê, chát chít…

Bình luận (0)
TH
16 tháng 6 2018 lúc 16:20

DÀN Ý :

1.Mở bài:

– Dẫn dắt vào đề (…) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm.

– Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…

– (Chuyển ý)

2.Thân bài:

* Bước 1: Trình bày thực trạng – Mô tả hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (…). Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó (…).

Lưu ý: Khi miêu tả thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.

– Tình hình, thực trạng trên thế giới (…)

– Tình hình, thực trạng trong nước (…)

– Tình hình, thực trạng ở địa phương (…)

* Bước 2: Phân tích những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên.

– Ảnh hưởng, tác động – Hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó:

+ Ảnh hưởng, tác động – Hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội (…)

+ Hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người (…)

– Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân khách quan (…)

+ Nguyên nhân chủ quan (…)

* Bước 3: Bình luận về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai…)

– Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.

– Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận (…).

– Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa thời đại

* Bước 4: Đề xuất những giải pháp:

Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.

– Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu tác động tốt):

+ Đối với bản thân…

+ Đối với địa phương, cơ quan chức năng:…

+ Đối với xã hội, đất nước: …

+ Đối với toàn cầu

3.Kết bài:

– Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (…)

– Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người (…)

Bình luận (0)
AK
16 tháng 6 2018 lúc 8:36

DÀN Ý THAM KHẢO

I. Làm rõ hiện tượng:

– Thế nào là lãng phí? – Hiện tượng gây nên sự tiêu hao, tốn kém không cần thiết.

– Biểu hiện của lãng phí trong cuộc sống hiện nay rất đa dạng; từ cấp độ vi mô (cá nhân, gia đình) đến cấp độ vĩ mô (các cấp, các ngành, toàn xã hội…).( dẫn chứng)

=> Thực trạng: lãng phí là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống hiện nay, đặc biệt là trong giới trẻ.

II. Phân tích – Chứng minh

Ý 1: Nhận thức về hiện tượng

– Lãng phí không chỉ là những thứ hữu hình như; tiền bạc, của cải, sức lực, …

– mà còn là lãng phí những thứ vô hình như: thời gian, tuổi trẻ, cơ hội…( dẫn chứng)

Ý 2: Nguyên nhân và tác hại

– Sự thiếu ý thức, thói quen phô trương, chạy theo hình thức, đua đòi…

– Gây thiệt hại về tiền bạc, công sức, thời gian …; vì thế ta sẽ không có điều kiện đầu tư cho những cái cần thiết, cấp bách khác.

III. Giải pháp – Trách nhiệm của thế hệ trẻ trước hiện tượng lãng phí trong cuộc sống hiện nay:

– Chung sức cùng xã hội chống lại hiện tượng lãng phí, ý thức và thực hành tiết kiệm.

– Mỗi người, nhất là những người trẻ tuổi, cần biết đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc vào những việc có ích như học tập, giúp đỡ gia đình, vì cộng đồng…Không nên sống hoài, sống phí những năm tháng tuổi trẻ có ý nghĩa.

IV. Bài học

– Chống lãng phí không là chuyện của một cá nhân, một gia đình, một tập thể nào… mà đã là vấn đề của toàn xã hội, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay.

– Sống giản dị, tiết kiệm cũng là sống đẹp bởi mang lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống.

Bình luận (0)
LN
16 tháng 6 2018 lúc 9:04

Thời gian là vốn quý nhất của mọi người. Lãng phí thời gian là lãng phí “của báu” mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi con người. Nếu không biết tận dụng. nó sẽ qua đi rất nhanh, đúng như lời răn của người xưa: “Tháng ngày vùn vụt thoi đưa / Nó đi… đi mãi có chờ ai đâu!”

Vậy mà, lãng phí thời gian đang là căn bệnh hay gặp nhất ở giới sinh viên. Bạn đã bao giờ tự hỏi mình đã sử dụng quỹ thời gian đúng mục đích hay chưa? Liệu có để thời gian trôi qua một cách uổng phí hay không?

Đáng tiếc là phần lớn sinh viên chúng ta hiện nay không biết tận dụng và quý trọng thời gian. Đa số sinh viên sau những giờ học ở trường thì thời gian còn lại không mảy may nghĩ tới việc học, thậm chí không dành thời gian tối thiểu cần thiết cho việc học.

Do học theo hệ tín chỉ nên giờ đây sinh viên còn có nhiều “thời gian rỗi” hơn so với thời học theo chế độ niên chế. Học tín chỉ, thực chất là dành quyền chủ động cho sinh viên tự sắp xếp thời gian để tự học và nghiên cứu. Lên lớp, giáo viên chỉ có vai trò dẫn dắt và định hướng, còn lại sinh viên phải tự tìm hiểu và nghiên cứu, mà sinh viên Việt Nam bây giờ ý thức tự học, tự nghiên cứu rất kém.

Theo cách tín chỉ, giờ lên lớp ít hơn thay vào đó là thời gian tự học tự nghiên cứu. Nhưng ngoài giờ lên lớp, đa số sinh viên dành thời gian còn lại để online, xem phim hay chơi game… với lý do là thầy không ra bài tập để làm. Họ không hề có ý thức tự học, tự nghiên cứu. Thầy cô ra bài thì làm, không ra thì nghỉ cho “ khỏe” . Ngoài việc giết thời gian vào những việc trên thì một bộ phận không nhỏ dành thời gian để ngủ, mà đa số là sinh viên nam.

Bạn Nguyễn Văn Sơn ( sinh viên Học viện âm nhạc Huế) cho biết: “ thời gian rảnh có biết làm gì đâu, thôi thì cứ ngủ cho đỡ tiêu tốn năng lượng, đỡ đói bụng!”. Mọi người trong xóm trọ của Sơn cho biết, có ngày Sơn ngủ bỏ ăn, bỏ cả đến lớp và tất nhiên sách vở chẳng bao giờ đụng vào.

Vì thế nên bây giờ việc bắt gặp sinh viên ngồi đọc sách, họp nhóm bàn bạc việc học hay ngồi mày mò, nghiên cứu một vấn đề nào đó liên quan đến học hành thì rất hiếm… Mà thay vào đó là thấy các bạn thường xuyên vào Facebook, blog, bói toán online…gần như là chiếm trọn thời gian rỗi rảnh.

Hãy biết quý trọng thời gian, đừng để tuổi trẻ của mình trôi qua một cách phí hoài như vậy các bạn nhé!

Lãng phí sức khỏe

Bên cạnh những bạn sinh viên hăng hái tham gia các cuộc hiến máu tự nguyện để cứu đồng bào lúc hiểm nguy đến tính mạng thì còn không ít sinh viên lãng phí sức khỏe một cách vô ích. Họ thường ít quan tâm tới điều này, cứ tưởng như sức khỏe của tuổi trẻ là thứ trời cho trong khi phần lớn sinh viên phải đi trọ học xa nhà, không được bố mẹ giúp đỡ, nhắc nhở.

Đa số sinh viên nam sinh hoạt không điều độ, thích gì làm nấy, nhất là nhậu nhẹt. Lúc nào có chút tiền hoặc có cớ vui nào đó là rủ nhau nhậu, thậm chí vay tiền để nhậu, mà không hề nghĩ đến hậu quả của nó, cứ đua nhau uống nhiều, uống đến say mới thích.

Sinh viên hiện nay tổ chức nhậu nhẹt còn nhiều hơn đi học, rủ nhau bỏ học bỏ thi để tham gia các cuộc nhậu mà họ chẳng thèm quan tâm nó ảnh hưởng như thế nào đến học tập và sức khỏe của mình. Các bạn có biết rằng nhậu nhẹt làm sút giảm toàn thể từ thể lực, tinh thần, trí tuệ và thoái hóa giống nòi.

Một việc làm rất ảnh hưởng đến sức khỏe nữa là “ nghiện game online”. Nếu chơi games chỉ để giải trí một lúc, hay để thư giãn đầu óc thì không sao. Nhưng nghiện games đến mức ngồi cả ngày bên máy vi tính, quên ăn, quên ngủ thì là điều hết sức đáng lo ngại. Không những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng lớn đến việc học và nguy hiểm đến tính mạng.

Không ít bạn trẻ đỗ điểm cao vào đại học nhưng rồi học không nổi phải bỏ giữa chừng vì mê trò chơi này, thậm chí có người gục chết trên bàn game nhưng vẫn chưa làm nhiều người thức tỉnh. Họ vẫn đam mê , đốt thời gian và sức khỏe với những trò vô bổ như vậy. Ngoài ra, việc xem phim hay chat chit thâu đêm cũng rất ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng các bạn lại đang rất thờ ơ với điều đó. Sinh viên ngày nay đang lãng phí nhiều thứ SV tham gia hiến máu, một hành động nhân đạo (nguồn Internet)

Lãng phí tài nguyên và tiền bạc

Tài nguyên mà sinh viên thường xuyên lãng phí là điện và nước.

Dù nhà trường và Đoàn TN kêu gọi hưởng ứng “giờ trái đất”, dù bản thân tham gia nhiều phong trào cổ động cho giờ trái đất nhưng không ít sinh viên sau khi rời khỏi phòng học vẫn không tắt quạt, không tắt điện, máy tính. Sau khi hết giờ học, có lẽ ít thấy phòng học nào mà sinh viên tự giác làm những điều trên, mà họ để mặc những người lao công làm điều đó.

Hay một việc như để bóng điện hành lang của dãy phòng trọ suốt cả ngày lẫn đêm, họ cho đó là chuyện nhỏ nên tình trạng này cứ diễn ra như “ chuyện thường ngày ở huyện”. Vì điện ở hành lang thường không bị chủ trọ tính tiền nên sinh viên để tháo khoán mà không mảy may suy nghĩ, vì cho rằng nó không gây thiệt hại gì cho mình.

Bên cạnh đó là lãng phí nước. Nước ở nơi công cộng như trường học, công viên… thì sinh viên cứ “xả” thoải mái mà không hề đắn đo, cứ nghĩ rằng “của chùa” thì dùng bao nhiêu cũng được. Và nhiều sinh viên còn có lối suy nghĩ rất “ hẹp” khi đáp lại hành động tăng giá tiền nước hàng tháng của chủ trọ là phải xả nước thật nhiều, không dùng cũng xả lênh láng cho xứng với số tiền mà mình phải trả và cho bõ tức khi chủ trọ cứ tăng tiền nước hằng tháng.

Những việc làm mà các bạn cho là rất nhỏ, các bạn cho là chuyện thường lại là một sự phung phí tài nguyên quá lớn mà các bạn không hề để ý, hay biết, và cũng không hề quan tâm.

Trong lúc các bạn không tắt điện phòng học, các bạn hãy nghĩ đến nơi khó khăn vẫn chưa có điện, nếu mỗi chúng ta biết tiết kiệm một tí thì sẽ rất có lợi cho nhiều người khác. Lúc các bạn xả nước một cách vô tội vạ chỉ vì tức chủ trọ tăng tiền nước, các bạn hãy nghĩ đến những nơi vùng sâu, vùng xa chưa một lần được sử dụng nước sạch…

Đang là sinh viên nên chi tiêu hàng tháng chủ yếu là do bố mẹ cấp, thế nhưng một số các bạn đang tiêu tiền hết sức phung phí. Trong khi nhiều sinh viên tiêu tiền rất tiết kiệm, và còn đi làm thêm để tự trang trải cho cuộc sống thì một số khác lại đang làm ngược lại.

Rất nhiều bạn phung phí tiền bạc trong những việc như nhậu nhẹt, chơi game, cá độ , chơi số đề hay tặng quà bạn khác giới một cách lãng phí…

Nguyễn Đức Trung ( sinh năm 1988, sinh viên Cao đẳng công nghiệp Huế) làm cho mọi người trong xóm trọ phải sợ với cách tiêu tiền của bạn. Bố Trung là chủ thầu xây dựng trong Đà Nẵng, cậy gia đình mình khá giả, Trung luôn tiêu tiền không biết tiếc. Trung cho biết một tháng tiêu hết khoảng 6 triệu, tiêu còn nhiều hơn một gia đình bình thường trong một tháng. Mà số tiền đó là để cá độ bóng đá, chơi lô đề và nhậu nhẹt với đám bạn. Một tuần ít nhất cũng nhậu bốn buổi, mà toàn những món sinh viên không dám mơ như baba, thịt thỏ hay thịt trăn…Trung vừa cười vừa nói : “bố mẹ nhiều tiền mà, mình phải tiêu bớt chứ”.

Không phải ai cũng có tiền để tiêu khủng như Trung, nhưng cũng không ít bạn sinh viên đang ném tiền vào những trò cá độ, nhậu nhẹt, lô đề…để rồi đến lúc hết tiền lại vay mượn, mang máy tính, xe đi cắm hay thậm chí cả trộm cắp…

Một số bạn thích chơi trội, thích chứng tỏ mình qua việc nhân dịp sinh nhật hoặc ngày lễ nào đó mua tặng cho bạn gái những món quà đắt tiền, độc đáo mà không ai có. Như một số bạn tặng vòng tay, nhẫn vàng hay một số bạn khác thì mua một trăm bông hồng xếp hình trái tim, hay là một trăm thỏi sôcôla…

Các bạn tiêu tiền mà không hề nghĩ đến bố mẹ mình đã phải vất vả như thế nào để làm ra những đồng tiền đó, mà lại tiêu vào những việc không đáng. Trong khi bố me đang oằn lưng ra để kiếm tiền nuôi các bạn ăn học, hy vọng nhiều ở các bạn thì các bạn lại tiêu tiền một cách vô tội vạ...

Hiện nay, các bạn sinh viên đang lãng phí quá nhiều thứ mà dường như các bạn không hề quan tâm. Là chủ nhân tương lại của đất nước, các bạn không nên lãng phí thời gian vào những trò vô bổ mà hãy chuyên tâm học hành, nghiên cứu, dành thời gian rỗi cho các hoạt động tình nguyện, xã hội.

Hãy biết quý trọng sức khỏe của mình, hãy giữ sức khỏe để có đủ sức học tập và cống hiến lâu dài, giúp ích cho gia đình và xã hội. Đừng phung phí tài nguyên, bởi chúng sẽ cạn kiệt nhanh chóng nếu bạn không biết sử dụng hợp lý; nếu mỗi người biết tiết kiệm một chút sẽ giúp cho cuộc sống bao người khác ở những vùng khó khăn sẽ được cải thiện hơn.

Đừng lãng phí tiền bạc vì để có được số tiền đó, bố mẹ bạn đã phải đổ bao nhiêu mồ hôi, công sức, nước mắt …Và trên hết, các bạn hãy biết quý trọng, đừng lãng phí tất cả những điều trên vì chính bản thân bạn, vì tương lai của bạn, gia đình và cả tương lai của xã hội và đất nước…

Bạn cũng đang là sinh viên, bạn đã lãng phí gì trong những điều đã nói ở trên hay bạn đã lãng phí tất cả ?

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
CA
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
CA
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
CA
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết