Ôn tập ngữ văn lớp 6 học kì I

TV

Hiện nay, khủng bố đang là một vấn nạn có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu. Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về hiện tượng này?

LN
16 tháng 6 2018 lúc 8:54

1. Mở bài

– Cách đây hơn 1 năm, ngày 13-11-2015, cả thế giới bàng hoàng đau đớn khi tổ chức khủng bố IS ném bom và xả súng đẫm máu ở Paris khiến 129 người thiệt mạng. Và hàng loạt vụ ném bom tự sát ở Mĩ, Afganistan, Iraq hay ở Ai cập và Anh… đã vẽ ra tình hình an ninh ngày càng bất ổn trên thế giới. Bởi thế, thật đúng khi nói rằng: khủng bố đang là một vấn nạn có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.

2. Thân bài

Giải thích

– Khủng bố là hình thức đấu tranh xã hội cực đoan bằng bạo lực, dùng bạo lực làm thước đo mức độ đấu tranh.

Bàn luận

(1) Thực trạng

– Khủng bố nhà nước: Nhà nước này dùng bạo lực có tổ chức để đàn áp, tấn công một nhà nước khác. Có hai hình thức: bạo lực chính trị tạo sức ép và bạo lực vũ trang tấn công hủy diệt.

– Các tổ chức khủng bố: Một nhóm người (cùng tôn giáo, đảng phái hoặc cùng động cơ, mục đích) dùng bạo lực để gây sức ép với một thể chế chính trị, một bộ phận dân cư.

– Khủng bố cá nhân: Dùng các hình thức bạo lực (dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực…) đối với cá nhân khác.

(2) Nguyên nhân

– Ẩn giấu đằng sau quan hệ giữa các giai cấp, các nhóm xã hội là các quan hệ lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế. Xét đến cùng, khủng bố cũng là nhằm đạt được những lợi ích (kinh tế, chính trị, quyền lực)

– Sự xung đột, mâu thuẫn không giải quyết được giữa các tôn giáo, đảng phái trong xã hội.

– Sự ích kỉ, độc ác, vô nhân tính của con người khiến con người mất đi sự tỉnh táo của lí trí, sự sâu sắc trong nhận thức.

(3) Hậu quả

– Đe dọa sự sống của một quốc gia, một dân tộc.

– Đe dọa sự an toàn về tính mạng, của cải và an ninh xã hội ở các mức độ khác nhau.

– Tạo nên những áp lực nặng nề về tâm lí.

– Trong xã hội hiện nay, khủng bố đe dọa ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia, các dân tộc, phá vỡ nền hòa bình, tức là đi ngược lại với khát vọng của con người và lấy đi cơ hội phát triển của các dân tộc.

Khủng bố là kẻ thù của con người và của tất cả các dân tộc chân chính. Vì vậy cần phải loại trừ khủng bố (dù là dưới bất kì hình thức nào) ra khỏi cuộc sống của con người.

(4) Giải pháp

– Cần bắt đầu từ vấn đề gốc rễ của khủng bố: Cần nhận thức đúng đắn về lợi ích và giải quyết hài hòa những quan hệ lợi ích của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm người xã hội.

– Khủng bố là vấn đề toàn cầu, phức tạp, khó giải quyết, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của nhiều quốc gia và của toàn nhân loại nói chung.

– Kết hợp những giải pháp mang tính chính trị, không lạm dụng bạo lực trong ngăn chặn khủng bố vì bạo lực sẽ nuôi dưỡng bạo lực. Thực tế cho thấy khi các tổ chức khủng bố bị dồn ép sẽ càng điên cuồng hơn và đẩy bạo lực lên trình độ cao, quy mô lớn hơn.

– Ở mỗi quốc gia, cần xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng thực sự, không còn áp bức bóc lột để hạn chế những mâu thuẫn, xung đột.

Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức khủng bố là hành vi giải quyết xung đột tiêu cực, gây hại cho con người.

– Hành động: Nhận thức đúng vấn đề và tỉnh táo trước mọi hành động kêu gọi ủng hộ khủng bố của những kẻ cực đoan. Chuyên tâm học tập, rèn luyện đạo đức, sống yêu thương, chia sẻ với mọi người trong cộng đồng.

3. Kết bài

Hòa bình luôn là khát vọng vĩnh cửu của nhân loại trên toàn thế giới. Và từ xưa đến nay, loài người luôn đấu tranh để đạt được khát vọng đó. Chúng ta tin rằng, bằng sự nỗ lực của các quốc gia trong công cuộc chống khủng bố, bằng tinh thần đoàn kết, tình yêu thương của con người với con người, ánh sáng hòa bình sẽ tỏa rạng khắp mọi nơi trên trái đất này và nỗi đau khủng bố sẽ mãi chìm trong quá khứ

Bình luận (0)
HS
16 tháng 6 2018 lúc 8:11

1. Mở bài

– Cách đây hơn 1 năm, ngày 13-11-2015, cả thế giới bàng hoàng đau đớn khi tổ chức khủng bố IS ném bom và xả súng đẫm máu ở Paris khiến 129 người thiệt mạng. Và hàng loạt vụ ném bom tự sát ở Mĩ, Afganistan, Iraq hay ở Ai cập và Anh… đã vẽ ra tình hình an ninh ngày càng bất ổn trên thế giới. Bởi thế, thật đúng khi nói rằng: khủng bố đang là một vấn nạn có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.

2. Thân bài

a) Giải thích

– Khủng bố là hình thức đấu tranh xã hội cực đoan bằng bạo lực, dùng bạo lực làm thước đo mức độ đấu tranh.

b) Bàn luận

(1) Thực trạng

– Khủng bố nhà nước: Nhà nước này dùng bạo lực có tổ chức để đàn áp, tấn công một nhà nước khác. Có hai hình thức: bạo lực chính trị tạo sức ép và bạo lực vũ trang tấn công hủy diệt.

– Các tổ chức khủng bố: Một nhóm người (cùng tôn giáo, đảng phái hoặc cùng động cơ, mục đích) dùng bạo lực để gây sức ép với một thể chế chính trị, một bộ phận dân cư.

– Khủng bố cá nhân: Dùng các hình thức bạo lực (dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực…) đối với cá nhân khác.

(2) Nguyên nhân

– Ẩn giấu đằng sau quan hệ giữa các giai cấp, các nhóm xã hội là các quan hệ lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế. Xét đến cùng, khủng bố cũng là nhằm đạt được những lợi ích (kinh tế, chính trị, quyền lực)

– Sự xung đột, mâu thuẫn không giải quyết được giữa các tôn giáo, đảng phái trong xã hội.

– Sự ích kỉ, độc ác, vô nhân tính của con người khiến con người mất đi sự tỉnh táo của lí trí, sự sâu sắc trong nhận thức.

(3) Hậu quả

– Đe dọa sự sống của một quốc gia, một dân tộc.

– Đe dọa sự an toàn về tính mạng, của cải và an ninh xã hội ở các mức độ khác nhau.

– Tạo nên những áp lực nặng nề về tâm lí.

– Trong xã hội hiện nay, khủng bố đe dọa ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia, các dân tộc, phá vỡ nền hòa bình, tức là đi ngược lại với khát vọng của con người và lấy đi cơ hội phát triển của các dân tộc.

Khủng bố là kẻ thù của con người và của tất cả các dân tộc chân chính. Vì vậy cần phải loại trừ khủng bố (dù là dưới bất kì hình thức nào) ra khỏi cuộc sống của con người.

(4) Giải pháp

– Cần bắt đầu từ vấn đề gốc rễ của khủng bố: Cần nhận thức đúng đắn về lợi ích và giải quyết hài hòa những quan hệ lợi ích của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm người xã hội.

– Khủng bố là vấn đề toàn cầu, phức tạp, khó giải quyết, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của nhiều quốc gia và của toàn nhân loại nói chung.

– Kết hợp những giải pháp mang tính chính trị, không lạm dụng bạo lực trong ngăn chặn khủng bố vì bạo lực sẽ nuôi dưỡng bạo lực. Thực tế cho thấy khi các tổ chức khủng bố bị dồn ép sẽ càng điên cuồng hơn và đẩy bạo lực lên trình độ cao, quy mô lớn hơn.

– Ở mỗi quốc gia, cần xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng thực sự, không còn áp bức bóc lột để hạn chế những mâu thuẫn, xung đột.

c) Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức khủng bố là hành vi giải quyết xung đột tiêu cực, gây hại cho con người.

– Hành động: Nhận thức đúng vấn đề và tỉnh táo trước mọi hành động kêu gọi ủng hộ khủng bố của những kẻ cực đoan. Chuyên tâm học tập, rèn luyện đạo đức, sống yêu thương, chia sẻ với mọi người trong cộng đồng.

3. Kết bài

Hòa bình luôn là khát vọng vĩnh cửu của nhân loại trên toàn thế giới. Và từ xưa đến nay, loài người luôn đấu tranh để đạt được khát vọng đó. Chúng ta tin rằng, bằng sự nỗ lực của các quốc gia trong công cuộc chống khủng bố, bằng tinh thần đoàn kết, tình yêu thương của con người với con người, ánh sáng hòa bình sẽ tỏa rạng khắp mọi nơi trên trái đất này và nỗi đau khủng bố sẽ mãi chìm trong quá khứ.

Bình luận (0)
AK
16 tháng 6 2018 lúc 8:34

13 năm sau cuộc khủng bố tồi tệ tại nước Mỹ, thế lực khủng bố ngày càng trỗi dậy mạnh mẽ và chưa bao giờ thôi là mối đe dọa với thế giới, kể cả sau khi trùm khủng bố Al-Qaeda, Bin La-đen bị tiêu diệt.

“Chiếc vòi” hiểm độc của khủng bố quốc tế vẫn đang tìm cách vươn dài mạnh mẽ, bất chấp các đường biên giới quốc gia. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo cho khu vực và quốc tế về vấn đề khủng bố và giải quyết như thế nào vấn để này để đảm bảo an ninh vẫn đang là bài toán khó đối với từng quốc gia, từng khu vực.

Địa bàn hoạt động mở rộng từ Tây Phi sang Đông Phi, từ Châu Á sang Châu Âu, không chỉ ở Pakistan, Iraq, mà cả nhiều nước khác trong đó có những nước từng vốn rất yên bình như Nauy, khiến cho dư luận thế giới đặc biệt lo ngại.

Những ngày này, I-rắc đã trở thành một "điểm nóng" đáng lo ngại, khi nhóm Hồi giáo cực đoan tự xưng là Nhà nước Hồi giáo I-rắc và vùng Levant (ISIL - một nhánh của mạng lưới khủng bố quốc tế An Kê-đa) đã nổi dậy, dùng vũ lực chiếm các thành phố lớn ở miền bắc nước này, đồng thời đang âm mưu chiếm đóng thủ đô Bát-đa.

Các chuyên gia chống khủng bố đánh giá nhóm ISIL còn "đông hơn, linh hoạt hơn, mạnh hơn" mạng lưới khủng bố quốc tế An Kê-đa và không loại trừ khả năng xuất hiện một "nhà nước khủng bố" nếu ISIL tiếp tục mở rộng quyền kiểm soát ra nhiều thành phố tại I-rắc.

Không chỉ trỗi dậy ở I-rắc, Pa-ki-xtan cũng rung chuyển vì bị khủng bố tiến công, đẫm máu nhất là vụ giao tranh dữ dội tại sân bay ở Ca-ra-chi khi các tay súng khủng bố được trang bị lựu đạn và súng máy hạng nặng, đã mưu toan xâm nhập khu vực đường băng sân bay.

Trong khi đó, tại châu Âu, lực lượng cảnh sát Liên hiệp châu Âu (EU) cảnh báo mối đe dọa khủng bố đối với 28 nước thành viên thuộc khối này vẫn "mạnh và khó lường".

Báo cáo hằng năm vừa công bố về nguy cơ và xu hướng của chủ nghĩa khủng bố, lực lượng cảnh sát EU nêu rõ, "bóng ma khủng bố" đang ám ảnh trở lại khi những phần tử cực đoan từng chiến đấu cùng lực lượng nổi dậy trong các cuộc xung đột, như cuộc nội chiến ở Xy-ri, trở về nước làm tăng mối đe dọa đối với tất cả các thành viên trong khối.

Viện dẫn việc nhiều người dân EU bị những tên khủng bố sát hại trong vòng một năm qua, trong đó có vụ một binh sĩ Anh bị chém đến chết tại Luân Ðôn bởi hai phần tử cực đoan theo An Kê-đa.

NaUY một trong những quốc gia bình yên nhất thế giới, quê hương của Giải Nobel Hòa bình cũng đã xảy ra hàng loạt vụ đánh bom ở khu trung tâm thủ đô Oslo và xả súng kinh hoàng vào trại hè ở đảo Utoeya khiến gần 100 người thiệt mạng.

Hơn mười năm trước, khi nước Mỹ phải hứng chịu "thảm họa 11-9", Tổng thống Mỹ G.Bu-sơ khi đó đã "giương cao ngọn cờ" chống khủng bố để tập hợp lực lượng và khẳng định vai trò lãnh đạo thế giới của Mỹ.

Qua hơn một thập kỷ, những trùm khủng bố lớn nhất như Bin La-đen cũng đã "sa lưới" của các lực lượng chống khủng bố Mỹ. Tuy nhiên, với việc "bóng ma" khủng bố đang trở lại như hiện nay, dường như tiên đoán của nhiều nhà phân tích rằng, "sẽ có thêm nhiều Bin La-đen" mới, đang thành hiện thực.

Việc các phần tử khủng bố đang "trỗi dậy" tại nhiều nơi trên thế giới đặt ra những thách thức lớn về an ninh, nhất là trong bối cảnh các "điểm nóng" như cuộc chiến Xy-ri, vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên, tranh chấp ở Biển Ðông, biển Hoa Ðông vẫn chưa có dấu hiệu "hạ nhiệt".

Bức tranh thế giới dường như không thay đổi bao nhiêu sau các chiến dịch có tên gọi rất “kêu” cũng như các sứ mệnh kéo dài, tốn kém và đổ nhiều máu của Mỹ cùng các nước Đồng minh. Thực tế đã cho thấy việc tuyên bố một cuộc chiến quân sự chống lại khủng bố với các biện pháp mạnh sẽ chỉ mang lại những kết quả hạn chế, đấy là chưa kể nó sẽ không bao giờ giải quyết được tận gốc của vấn đề.

Với một nửa số quốc gia trên thế giới đang hứng chịu bạo lực chính trị và ý thức hệ cực đoan, khủng bố sẽ tiếp tục là mối đe dọa an ninh quốc gia số 1 đối với sự ổn định của hầu hết các nước. Để giải quyết triệt để vấn đề này không phải trong một sớm một chiều. Do đó, đoàn kết để chống lại các nguy cơ khủng bố mà trước mắt ở từng quốc gia, từng khu vực sẽ là đòi hỏi cấp thiết.

Trong bối cảnh kinh tế Mỹ bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng; bất đồng giữa Mỹ và các nước lớn như Nga, Trung Quốc đang tăng, việc phát động một "cuộc chiến chống khủng bố" mới trên quy mô toàn cầu là không hề đơn giản. Do vậy, khủng bố đang và sẽ còn là nỗi ám ảnh với tất cả các quốc gia.

Bình luận (0)
HA
16 tháng 6 2018 lúc 8:36

1. Mở bài

– Cách đây hơn 1 năm, ngày 13-11-2015, cả thế giới bàng hoàng đau đớn khi tổ chức khủng bố IS ném bom và xả súng đẫm máu ở Paris khiến 129 người thiệt mạng. Và hàng loạt vụ ném bom tự sát ở Mĩ, Afganistan, Iraq hay ở Ai cập và Anh… đã vẽ ra tình hình an ninh ngày càng bất ổn trên thế giới. Bởi thế, thật đúng khi nói rằng: khủng bố đang là một vấn nạn có ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.

2. Thân bài

Giải thích

– Khủng bố là hình thức đấu tranh xã hội cực đoan bằng bạo lực, dùng bạo lực làm thước đo mức độ đấu tranh.

Bàn luận

(1) Thực trạng

– Khủng bố nhà nước: Nhà nước này dùng bạo lực có tổ chức để đàn áp, tấn công một nhà nước khác. Có hai hình thức: bạo lực chính trị tạo sức ép và bạo lực vũ trang tấn công hủy diệt.

– Các tổ chức khủng bố: Một nhóm người (cùng tôn giáo, đảng phái hoặc cùng động cơ, mục đích) dùng bạo lực để gây sức ép với một thể chế chính trị, một bộ phận dân cư.

– Khủng bố cá nhân: Dùng các hình thức bạo lực (dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực…) đối với cá nhân khác.

(2) Nguyên nhân

– Ẩn giấu đằng sau quan hệ giữa các giai cấp, các nhóm xã hội là các quan hệ lợi ích, đặc biệt là lợi ích kinh tế. Xét đến cùng, khủng bố cũng là nhằm đạt được những lợi ích (kinh tế, chính trị, quyền lực)

– Sự xung đột, mâu thuẫn không giải quyết được giữa các tôn giáo, đảng phái trong xã hội.

– Sự ích kỉ, độc ác, vô nhân tính của con người khiến con người mất đi sự tỉnh táo của lí trí, sự sâu sắc trong nhận thức.

(3) Hậu quả

– Đe dọa sự sống của một quốc gia, một dân tộc.

– Đe dọa sự an toàn về tính mạng, của cải và an ninh xã hội ở các mức độ khác nhau.

– Tạo nên những áp lực nặng nề về tâm lí.

– Trong xã hội hiện nay, khủng bố đe dọa ảnh hưởng tới tất cả các quốc gia, các dân tộc, phá vỡ nền hòa bình, tức là đi ngược lại với khát vọng của con người và lấy đi cơ hội phát triển của các dân tộc.

Khủng bố là kẻ thù của con người và của tất cả các dân tộc chân chính. Vì vậy cần phải loại trừ khủng bố (dù là dưới bất kì hình thức nào) ra khỏi cuộc sống của con người.

(4) Giải pháp

– Cần bắt đầu từ vấn đề gốc rễ của khủng bố: Cần nhận thức đúng đắn về lợi ích và giải quyết hài hòa những quan hệ lợi ích của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm người xã hội.

– Khủng bố là vấn đề toàn cầu, phức tạp, khó giải quyết, đòi hỏi phải có sự chung tay góp sức của nhiều quốc gia và của toàn nhân loại nói chung.

– Kết hợp những giải pháp mang tính chính trị, không lạm dụng bạo lực trong ngăn chặn khủng bố vì bạo lực sẽ nuôi dưỡng bạo lực. Thực tế cho thấy khi các tổ chức khủng bố bị dồn ép sẽ càng điên cuồng hơn và đẩy bạo lực lên trình độ cao, quy mô lớn hơn.

– Ở mỗi quốc gia, cần xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng thực sự, không còn áp bức bóc lột để hạn chế những mâu thuẫn, xung đột.

Bài học nhận thức và hành động

– Nhận thức khủng bố là hành vi giải quyết xung đột tiêu cực, gây hại cho con người.

– Hành động: Nhận thức đúng vấn đề và tỉnh táo trước mọi hành động kêu gọi ủng hộ khủng bố của những kẻ cực đoan. Chuyên tâm học tập, rèn luyện đạo đức, sống yêu thương, chia sẻ với mọi người trong cộng đồng.

3. Kết bài

Hòa bình luôn là khát vọng vĩnh cửu của nhân loại trên toàn thế giới. Và từ xưa đến nay, loài người luôn đấu tranh để đạt được khát vọng đó. Chúng ta tin rằng, bằng sự nỗ lực của các quốc gia trong công cuộc chống khủng bố, bằng tinh thần đoàn kết, tình yêu thương của con người với con người, ánh sáng hòa bình sẽ tỏa rạng khắp mọi nơi trên trái đất này và nỗi đau khủng bố sẽ mãi chìm trong quá khứ.

Chúc bạn học tốthihi

Bình luận (0)
TH
16 tháng 6 2018 lúc 16:17

GỢI Ý :

Trước những tội ác liên tiếp có mức độ nghiêm trọng và phạm vi toàn cầu của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng, nhiều người cho rằng đây là nhóm khủng bố tàn ác nhất thế giới. Tuy nhiên, một thống kê mới đây cho thấy phiến quân Boko Haram ở Nigeria mới là nhóm sát hại nhiều người nhất thế giới.

Theo báo cáo Chỉ số Khủng bố toàn cầu do Viện Kinh tế và Hòa bình (IEP) tại New York công bố ngày 18/11, Boko Haram, nhóm Hồi giáo cực đoan ở miền Bắc Nigeria, đã giết hại 6.644 người trong năm 2014, nhiều hơn so với con số 6.073 người chết dưới tay IS. Con số này đã tăng 317% so với năm ngoái.

Boko Haram là băng nhóm khủng bố tàn ác khét tiếng ở Nigeria. Cái tên “Boko Haram” có nghĩa rằng “giáo dục phương Tây là tội lỗi đáng nguyền rủa”. Nhóm này đã thu hút được sự chú ý lớn từ quốc tế thông qua những chiến dịch tấn công trường học, bắt cóc hàng trăm bé gái.

Tháng Tư năm ngoái, khoảng 276 nữ sinh đã bị chúng bắt cóc từ trường học ở Chibok thuộc bang Borno, Nigeria . Vụ việc này đã gây chấn động dư luận, mở ra phong trào "Bring back our girls" (Hãy trả lại các bé gái của chúng tôi) rầm rộ trên mạng xã hội.

Boko Haram cũng đã tiến hành chiến dịch đánh bom tàn khốc đối với các khu chợ ở Nigeria. Tuần này, chỉ trong vòng 24 giờ, đất nước này đã bị rung động bởi 2 vụ nổ bom liên tiếp, làm chết ít nhất 32 người ở thành phố Yola và 15 người ở thành phố Kano. Trong số những thủ phạm của các vụ tấn công, có một bé gái mới chỉ 11 tuổi.

Các chiến dịch khủng bố của Boko Haram đã khiến cho đất nước Nigeria phải bất lực chứng kiến số người thiệt mạng vì khủng bố tăng liên tục năm này qua năm khác, với 7.512 người chết năm 2014, tăng hơn 300% so với 2013.

Trên phạm vi toàn cầu, số người thiệt mạng do khủng bố đã tăng cao đột biến trong năm 2014 (tăng tới 80% so với năm 2013). Tổng cộng, đã có 32.658 người bị giết trong các vụ tấn công khủng bố năm ngoái, cao gấp 9 lần so với năm 2000.

Mặc dù Taliban được xem là nhóm khủng bố tàn sát nhiều người nhất vào năm 2013, nhưng đến năm 2014, nhóm này chỉ đứng thứ 3 (3.477 người), xếp sau IS, theo báo cáo của IEP.

Khủng bố ngày càng lan rộng

Iraq tiếp tục là quốc gia bị khủng bố nặng nề nhất, với 9.929 người bị sát hại năm ngoái, đây là con số thiệt mạng do khủng bố cao nhất tại một quốc gia.

Tiếp theo sau Iraq là các quốc gia Nigeria, Afghanistan, Pakistan và Syria. Gần 3/4 (78%) số người chết do khủng bố là ở các quốc gia này, mặc dù các nhóm khủng bố đang mở rộng phạm vi tấn công ra nhiều khu vực, châu lục trên thế giới.

Số quốc gia có hơn 500 người chết vì khủng bố đã tăng từ 5 lên 11 chỉ trong năm 2013. 6 quốc gia mới trong danh sách này là Somalia, Ukraine, Yemen, Nam Sudan, Cộng hòa Trung Phi và Cameroon.

Theo báo cáo của IEP, Ukraine cũng có mặt trong danh sách trên sau vụ máy bay của hãng hàng không Malaysia bị tên lửa bắn rơi ở phía Đông nước này, làm toàn bộ 289 hành khách trên máy bay thiệt mạng.

Hầu hết các vụ tấn công khủng bố chết người không diễn ra ở phương Tây. Không tính vụ khủng bố 9/11, kể từ năm 2000 cho đến nay, ở phương Tây chỉ có 0,5% số người chết vì khủng bố.

Mặt khác, thực hiện những vụ tấn công ở phương Tây chủ yếu là những “con sói cô độc”, thủ phạm của 70% số người chết từ năm 2006. Đa phần những “con sói cô độc” này là những phần tử chính trị cực đoan, những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc, những kẻ phân biệt chủng tộc, vả cả những tín đồ Hồi giáo chính thống.

Tác động đối với kinh tế

Báo cáo của IEP cho hay, tổng chi phí toàn cầu cho cuộc chiến chống khủng bố năm ngoái đã lên đến mức cao nhất trong lịch sử, với 52.9 tỷ USD. Con số này cao hơn 61% so với năm 2013 (32.9 tỷ USD) và gấp hơn 10 lần so với năm 2000.

Để đánh giá mức độ thiệt hại do khủng bố, IEP đã tính toán các giá trị thiệt hại về tài sản từ các vụ đánh bom liều chế, các chi phí tổn thất do số người chết và bị thương, bao gồm cả chi phí chăm sóc y tế và các khoản thu nhập bị mất. Tuy nhiên, tính toàn này không bao gồm việc tăng số lượng nhân viên bảo vệ, phí bảo hiểm cao hơn, hoặc tắc nghẽn giao thông thành phố do những hậu quả của một cuộc tấn công.

Số liệu báo cáo này chưa bao gồm các tác động từ vụ khủng bố hôm thứ Sáu ngày 13/11 tại thủ đô Paris (Pháp). Con số tổn thất từ vụ khủng bố này sẽ được định lượng trong nghiên cứu vào năm tới.

Nguyên nhân cùa khủng bố?

Bạo lực và xung đột chính trị là hai nguồn gốc căn bản dẫn đến khủng bố. Từ năm 1989 đến năm 2014, 92% các cuộc tấn công khủng bố diễn ra ở những nơi mà bạo lực chính trị có sự tài trợ của nhà nước lan rộng.

Bên cạnh đó, các yếu tố kinh tế - xã hội cũng là nguyên nhân quan trọng của khủng bố tại các nước phát triển, trong đó, sự thiếu cố kết xã hội là một nhân tố quan trọng dẫn đến khủng bố. Trong khi đó, tại những nước đang phát triển, các nhân tố chính lại là mâu thuẫn trong nước, các yếu tố chính trị và tham nhũng.

Những nhân tố chính trị - xã hội rõ ràng đã thúc đẩy chủ nghĩa khủng bố phát triển, khiến nó trở thành nỗi ám ảnh của cả thế giới, đe dọa an ninh, kinh tế và sự phát triển của nhân loại. Do đó, việc giải quyết vấn đề từ cội rễ bằng cách triển khai những chính sách nhằm giải quyết các vấn đề chính trị, xã hội trong nước là vô cùng quan trọng.

Theo Steve Killelea, người sáng lập Viện Kinh tế và Hòa bình, điều này bao gồm việc giảm các hoạt động bạo lực có sự tài trợ của nhà nước, xoa dịu các mối bất bình và cải thiện các vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo, trong khi tôn trọng sự đa dạng văn hóa.

Bình luận (0)
LV
17 tháng 6 2018 lúc 16:14

Trong những năm qua, hoạt động khủng bố trên thế giới không ngừng gia tăng cả về số vụ, quy mô, phương thức và tính chất nguy hiểm, đe dọa an ninh của nhiều quốc gia. Đáng chú ý là, lợi dụng chống khủng bố, một số thế lực hiếu chiến đã, đang can thiệp vào các quốc gia có độc lập, chủ quyền. Vì vậy, nghiên cứu, nhận diện và đề ra cách phòng, chống khủng bố ở nước ta là vấn đề cấp thiết.

Theo số liệu thống kê của Liên hợp quốc, tính từ năm 2001 đến nay, trên thế giới đã xảy ra trên 5.770 vụ khủng bố ở các quy mô khác nhau, cướp đi sinh mạng của hơn 48.170 người, làm bị thương gần 86.000 người, gây bất ổn về chính trị - xã hội, thiệt hại lớn về cơ sở vật chất và làm tổn thương sâu sắc về tinh thần đối với xã hội tại nhiều quốc gia. Ở nước ta, mặc dù chưa xảy ra khủng bố do các tổ chức khủng bố quốc tế tiến hành, nhưng những biểu hiện của các hoạt động tội phạm có tổ chức gần đây cũng tiềm ẩn mầm mống, nguy cơ khủng bố. Đặc biệt, lợi dụng chủ trương hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước ta, một số đối tượng trong nước đã liên lạc, móc nối với một số tổ chức nước ngoài liên quan đến khủng bố. Gần đây, cơ quan an ninh đã phát hiện hàng trăm đối tượng phản động lưu vong người Việt ở nước ngoài xâm nhập nội địa có mang theo vũ khí, phương tiện kỹ thuật và không loại trừ nhằm sử dụng vào mục đích khủng bố, v.v. Vì thế, việc sớm nhận diện và có biện pháp phòng, chống khủng bố có ý nghĩa quan trọng đối với an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, do nguyên nhân phát sinh, quy mô, tính chất và phương thức hoạt động khủng

bố rất đa dạng, phức tạp; trong đó, ở từng nhóm khủng bố khác nhau thủ đoạn hoạt động cũng khác nhau, thậm chí mang tính đột biến, khó lường nên việc nhận diện, dự báo về khủng bố gặp nhiều khó khăn. Xuất phát từ đặc điểm, quy luật của hoạt động khủng bố ở khu vực và thế giới; điều kiện cụ thể, tình hình nội tại đất nước cùng những biểu hiện về khủng bố và liên quan đến khủng bố ở nước ta, bước đầu có thể dự báo một số vấn đề về đối tượng, mục đích, âm mưu, thủ đoạn và phương thức hoạt động khủng bố.

Về đối tượng khủng bố ở nước ta có thể bao gồm: lực lượng khủng bố quốc tế do một số tổ chức tôn giáo cực đoan hoặc thế lực hiếu chiến thù địch tiến hành. Lực lượng này có thể tổ chức ra các nhóm khủng bố vũ trang, tổ, đội đặc nhiệm để thực hiện hoạt động: đánh bom tự sát, đột kích đường không hoặc khủng bố trên không, trên biển. Đó là lực lượng người Việt phản động lưu vong kết hợp với các nhóm khủng bố từ ngoài xâm nhập vào nước ta. Đó còn là các nhóm khủng bố cực đoan trong một số dân tộc, tôn giáo trên các vùng, miền; tội phạm hình sự nguy hiểm, cùng đường; phần tử thoái hóa biến chất, bất mãn với chế độ,… bị thế lực thù địch, hiếu chiến kích động, mua chuộc. Tùy theo tình hình và điều kiện địa bàn cụ thể, những đối tượng này có thể độc lập hoặc câu kết với nhau, tạo sự đan xen về đối tượng rất phức tạp.

Về mục đích, ở từng loại đối tượng khủng bố khác nhau, mục đích của chúng cũng khác nhau, song về cơ bản thường nhằm: sát hại, bắt giữ, khống chế công dân nước ngoài, lãnh đạo cấp cao; phá hoại các mục tiêu chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng - an ninh trọng yếu, v.v. Thông qua đó, gây tâm lý hoảng loạn trong nhân dân, làm rối loạn xã hội, nhất là ở một số khu vực, địa bàn trọng yếu, tạo “cú sốc” về tâm lý xã hội, phá hoại sự ổn định bên trong, làm mất lòng tin của nhân dân và nhà đầu tư đối với cấp ủy, chính quyền các cấp. Trên cơ sở đó, tạo cớ và thời cơ cho hoạt động xâm lấn lãnh thổ, kích động bạo loạn trong nước, làm ta suy yếu, tiến tới xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Để thực hiện mục đích đó, khủng bố thường nhằm vào những mục tiêu và thời điểm nhạy cảm, như: trung tâm chính trị, kinh tế, đầu mối giao thông, trung tâm thương mại, thông tin, phát thanh - truyền hình, công trình thủy lợi, thủy điện, các kho nhiên liệu, hóa chất, thuốc nổ, v.v.

Về phương thức, thủ đoạn, thường đẩy mạnh tuyên truyền, xuyên tạc, kích động quần chúng nhân dân hòng mua chuộc, lôi kéo, tập hợp lực lượng từ các phần tử dân tộc, tôn giáo cực đoan, đối tượng có tư tưởng hận thù, phần tử cơ hội, bất mãn, thoái hóa biến chất, một bộ phận quần chúng nhẹ dạ, cả tin,… để hình thành tổ chức bí mật ở trong và ngoài nước. Tiếp đó, chúng bí mật tiếp cận nắm bắt tình hình, lựa chọn mục tiêu, lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của ta (nhất là trong các dịp lễ hội, sự kiện chính trị lớn của đất nước), sử dụng lực lượng “đặc nhiệm”, bất ngờ tiến công đánh chiếm mục tiêu, bắt giữ con tin,… gây chấn động trong xã hội. Các đòn tiến công khủng bố này có thể diễn ra đồng thời hoặc kế tiếp nhau vào một số khu vực, nhằm tạo hiệu ứng lan truyền, kích động tập hợp thêm lực lượng. Quá trình thực hiện, các phần tử khủng bố thường kết hợp tuyên truyền, tung tin thất thiệt, nhằm vu cáo, đổ lỗi cho Đảng, Nhà nước ta, gây tâm lý hoang mang trong nhân dân, nâng cao hiệu ứng khủng bố để sớm đạt được mục tiêu đề ra. Đồng thời, triệt để thực hiện các hoạt động nghi binh, đánh lạc hướng điều tra, truy bắt của ta, như: mạo danh, đứng đằng sau chỉ đạo từ xa, trà trộn vào nhân dân hoặc lực lượng tham ra ứng cứu để dễ bề tẩu thoát. Thủ đoạn chúng thường sử dụng là, phối hợp các đòn tiến công khủng bố với các hoạt động chống phá về chính trị, kinh tế, ngoại giao và gây sức ép về quân sự để thực hiện mục tiêu chính trị của chúng.

Từ những phân tích nêu trên cho thấy, phòng, chống khủng bố là cuộc đấu tranh hết sức gay go, phức tạp, quyết liệt và lâu dài, đòi hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức triển khai chặt chẽ, toàn diện, khẩn trương, thận trọng cả trong chuẩn bị và thực hành xử lý các vụ việc cụ thể. Theo chúng tôi, để đấu tranh có hiệu quả, trước hết, việc phòng, chống khủng bố phải đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý, chỉ đạo, điều hành thống nhất của Nhà nước, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc; lực lượng Công an chủ trì, phối hợp với lực lượng Quân đội làm nòng cốt; lấy phòng ngừa là chính, thực hiện ngăn chặn, xử lý ngay từ gốc là quan trọng, với nhiều giải pháp đồng bộ; trong đó, tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục làm cho cấp ủy, chính quyền, các cấp, ngành, lực lượng vũ trang và toàn dân nhận thức đúng đắn, đầy đủ về nguyên nhân, sự nguy hiểm cùng tác hại, ảnh hưởng to lớn do khủng bố gây ra đối với an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội. Qua đó, nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong phòng, chống khủng bố cho các tổ chức, lực lượng và toàn dân trên địa bàn, nhất là địa bàn chiến lược, trọng yếu về quốc phòng - an ninh, góp phần làm trong sạch địa bàn, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở. Cùng với đó, coi trọng việc kiện toàn tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động chỉ đạo, quản lý, điều hành của ban chỉ đạo phòng, chống khủng bố các cấp; tích cực xây dựng, hoàn chỉnh các phương án, kế hoạch cũng như cơ chế phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng tham gia phòng, chống khủng bố. Đồng thời, khẩn trương hoàn thiện mô hình tổ chức và đầu tư trang, thiết bị cho từng lực lượng, bảo đảm đủ sức đối phó kịp thời, hiệu quả với những tình huống khủng bố có thể xảy ra.

Hai là, tăng cường huấn luyện, diễn tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng cơ động tác chiến trong điều kiện môi trường, địa hình, thời tiết phức tạp cho các lực lượng, nhất là đối với lực lượng chống khủng bố chuyên trách, như: cảnh sát cơ động, đặc nhiệm, bộ đội đặc công, công binh, hóa học và không quân,… bảo đảm có thể cơ động, triển khai nhằm khống chế, vô hiệu hóa âm mưu, thủ đoạn khủng bố ngay từ đầu. Tiếp tục coi trọng công tác quản lý, duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên từng địa bàn; kiểm soát chặt chẽ hoạt động xuất, nhập cảnh qua biên giới, tình hình giao thông đường bộ, đường không và đường biển; kiểm duyệt và bảo đảm an toàn thực phẩm, dịch bệnh cùng hoạt động thông tin - truyền thông, nhất là hoạt động xuất bản, báo chí, phát thanh truyền hình, in-tơ-nét. Các cơ quan, đơn vị Công an, Quân đội, cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong quản lý địa bàn, nắm vững tình hình, đánh giá, dự báo sát đúng tình huống khủng bố có thể xảy ra để chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo, chỉ đạo lực lượng trong hệ thống chính trị và toàn dân làm tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn và đối phó có hiệu quả với khủng bố ngay từ địa phương, cơ sở.

Ba là, tích cực mở rộng hợp tác quốc tế về phòng, chống khủng bố, trên cơ sở bảo đảm lợi ích quốc gia, tuân thủ pháp luật Nhà nước và phù hợp với nguyên tắc, luật pháp quốc tế. Trong đó, chú trọng hợp tác với một số tổ chức chống khủng bố quốc tế có uy tín, các nước láng giềng, các quốc gia có năng lực, trình độ đối phó với khủng bố, nhằm trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác đào tạo cán bộ và hỗ trợ trang, thiết bị chống khủng bố hiện đại. Qua đó, vừa thể hiện trách nhiệm của Việt Nam trong giải quyết các vấn đề an ninh mang tính toàn cầu, vừa nâng cao vị thế, uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Bốn là, coi trọng xây dựng quy trình; vận hành cơ chế, phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng, nhằm đối phó có hiệu quả khi khủng bố xảy ra. Theo đó, nếu khủng bố xảy ra ở địa bàn nào, cấp ủy, chính quyền nơi đó phải bình tĩnh đánh giá đúng tình hình, dự kiến diễn biến tiếp theo của chúng, trên cơ sở đó có biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các lực lượng thực hành chống khủng bố theo phương án đã phê duyệt. Đối với các ban, ngành, đoàn thể địa phương, cần căn cứ vào kế hoạch, phương án của cơ quan, địa phương và tình hình cụ thể để triển khai biện pháp bảo vệ cơ quan, nhân dân cùng các cơ sở kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; đồng thời, phối hợp với các lực lượng triển khai hoạt động đấu tranh về chính trị, kinh tế, dân vận, pháp lý,… nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm thất bại âm mưu, hành động khủng bố trên địa bàn.

Với những địa phương gần nơi xảy ra khủng bố, thực hiện khoanh vùng, điều chỉnh giao thông để cách ly khu vực xảy ra khủng bố với các vùng lân cận; đồng thời, tiếp nhận nhân dân (nơi bị khủng bố) đến sơ tán; sẵn sàng chi viện cho địa phương bạn bảo vệ mục tiêu, truy bắt những kẻ khủng bố đang lẩn trốn; tích cực tham gia khắc phục hậu quả kịp thời, góp phần giữ vững an ninh, chính trị, trật tự, an toàn xã hội, hạn chế tác động tiêu cực của vụ khủng bố ra địa bàn khác.

Đối với lực lượng đặc nhiệm, bộ đội địa phương và dân quân tự vệ, kiên quyết chiến đấu bảo vệ mục tiêu, truy bắt, tiêu diệt các phần tử khủng bố theo kế hoạch, phương án tác chiến đã đề ra; đồng thời là lực lượng xung kích trong bảo vệ, sơ tán nhân dân và khắc phục hậu quả. Riêng lực lượng đặc công, đặc nhiệm của Quân đội và Công an, phải phối hợp chặt chẽ với lực lượng tại chỗ đánh bắt, tiêu diệt những tên cầm đầu, ổ, nhóm nguy hiểm, giải thoát con tin, khôi phục mục tiêu, khi cần có thể tiến công ngay vào sào huyệt của bọn khủng bố. Lực lượng Phòng không - Không quân sẵn sàng phong tỏa vùng trời, tiêu diệt các phương tiện khủng bố trên không; bảo đảm cơ động cho lực lượng chống khủng bố chuyên trách và tham gia cứu hộ, cứu nạn khắc phục hậu quả khi cần thiết.

Phòng, chống khủng bố là lĩnh vực mới, phức tạp, trong khi đó ta chưa có nhiều kinh nghiệm. Vì thế, công tác này rất cần tiếp tục được nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn. Chúng tôi có mấy dòng, xin trao đổi cùng bạn đọc.

Nguồn : Đại tá, TS. NGUYỄN ĐỒNG THỤY

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
CA
Xem chi tiết
CA
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
CA
Xem chi tiết
CA
Xem chi tiết
CA
Xem chi tiết
YD
Xem chi tiết
Xem chi tiết