Bài 26. Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

HV

Ai giúp mình với ạ !!!

Các cuộc đấu tranh chống Pháp tiêu biểu của nhân dân Biên Hòa từ thế kỷ hai mươi ? ^^

DA
13 tháng 2 2019 lúc 19:19

hông chấp nhận sự xâm chiếm của thực dân Pháp nên ngay khi chúng đặt chân lên đất Biên Hòa, đã liên tiếp nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại sự xâm lược của chúng. Tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của Tổng lãnh binh Nguyễn Đức Ứng ở huyện Long Thành, khởi nghĩa của hai cha con Trương Định và Trương Quyền ở căn cứ Bàu Cá, Giao Loan… Những năm đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước và kháng chiến của nhân dân Biên Hòa chống thực dân, phong kiến lại tiếp tục nổ ra. Các “hội kín” được thành lập như hội kín của ông Đoàn Văn Cự ở Bình Đa (Tam Hiệp - Biên Hòa) năm 1906. Nhóm Lâm Trung ở quận Châu Thành tỉnh Biên Hòa tổ chức tiến công trụ sở tề giải thoát thanh niên bị bắt lính đưa sang Pháp vào đêm 14 tháng 2 năm 1916. Một bộ phận vũ trang ở Bình Trước do các ông Mười Sót, Mười Tiết chỉ huy (cũng thuộc nhóm Lâm Trung) tổ chức đánh phá khám đường tại thị xã Biên Hòa, bắn súng thị uy vào nhà tên chủ tỉnh Biên Hòa ngày 16 tháng 2 năm 1916. Tuy nhiên, các phong trào này đã bị thực dân Pháp đàn áp dã man nên dần dần tan rã. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, sau khi đánh chiếm Biên Hòa, tư bản Pháp đã đổ xô đầu tư vốn khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chúng xây dựng hệ thống xí nghiệp công nghiệp khai thác lâm sản; những công ty, đồn điền khai thác cao su. Vì vậy, giai cấp công nhân ở Đồng Nai hình thành từ rất sớm. Mặc dù mới ra đời nhưng đội ngũ công nhân Biên Hòa đã không ngừng đấu tranh cho quyền lợi giai cấp bằng nhiều hình thức từ thấp đến cao. Nổi bật là tinh thần đấu tranh của đội ngũ công nhân cao su: Tháng 12 năm 1926, 500 công nhân ở đồn điền cao su Cam Tiêm (Ông Quế) đồng loạt bãi công phản đối sự lừa gạt của bọn mộ phu; phản đối chủ sở không thực hiện những điều cam kết trong bản giao kèo. Bọn tư bản thực dân phải huy động lính đến đàn áp dã man để dập tắt cuộc bãi công. Trong tháng 8 và 9 năm 1927, công nhân đồn điền cao su Phú Riềng cũng nhiều lần nổi dậy đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế. Công nhân nổi dậy giết tên xếp Tây Mông-téc-lô (Monterlo) và lùng bắt, cảnh cáo một tên cai, xu, xếp gian ác ở phân sở. Ngoài ra, trong những năm 20, công nhân nhà máy cưa BIF, công nhân đường sắt cũng liên tục tổ chức những cuộc đấu tranh nhỏ lẻ chống lại sự áp bức, bóc lột của bọn chủ tư bản đòi quyền dân sinh, dân chủ. Mặc dù vậy, thời gian này, những phong trào yêu nước, đấu tranh của nhân dân Biên Hòa đều mang tính tự phát, và hầu hết bị khủng bố, dập tắt. Nhưng qua đó cũng cho thấy, ý thức giai cấp, tình đoàn kết đã nảy sinh và ngày càng được nâng cao. Đó là tiền đề cho phong trào yêu nước chống xâm lược của nhân dân Biên Hòa phát triển, mang tính tự giác đặc biệt khi có Đảng Cộng sản - Chính Đảng của giai cấp công nhân ra đời và lãnh đạo. Sau khi Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Phú Riềng ra đời vào năm 1929; sáu năm sau, năm 1935, Chi bộ Đảng Bình Phước - Tân Triều được thành lập gồm 7 đồng chí do đồng chí Hoàng Minh Châu làm bí thư, khởi đầu giai đoạn yêu nước chống Pháp ở Đồng Nai đi theo Chủ nghĩa Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của chi bộ Đảng Cộng sản Bình Phước - Tân Triều đánh dấu một bước phát triển mới, một bước ngoặt trên con đường đấu tranh cách mạng của nhân dân tỉnh Biên Hòa. Đây là chi bộ Đảng Cộng sản được thành lập sau chi bộ Phú Riềng, là hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng ở Biên Hòa đi đúng hướng. Nguyễn Lê (tổng hợp)

Bình luận (1)
NT
13 tháng 2 2019 lúc 20:37

Không chấp nhận sự xâm chiếm của thực dân Pháp nên ngay khi chúng đặt chân lên đất Biên Hòa, đã liên tiếp nổ ra nhiều cuộc khởi nghĩa chống lại sự xâm lược của chúng. Tiêu biểu như cuộc khởi nghĩa của Tổng lãnh binh Nguyễn Đức Ứng ở huyện Long Thành, khởi nghĩa của hai cha con Trương Định và Trương Quyền ở căn cứ Bàu Cá, Giao Loan… Những năm đầu thế kỷ XX, phong trào yêu nước và kháng chiến của nhân dân Biên Hòa chống thực dân, phong kiến lại tiếp tục nổ ra. Các “hội kín” được thành lập như hội kín của ông Đoàn Văn Cự ở Bình Đa (Tam Hiệp - Biên Hòa) năm 1906. Nhóm Lâm Trung ở quận Châu Thành tỉnh Biên Hòa tổ chức tiến công trụ sở tề giải thoát thanh niên bị bắt lính đưa sang Pháp vào đêm 14 tháng 2 năm 1916. Một bộ phận vũ trang ở Bình Trước do các ông Mười Sót, Mười Tiết chỉ huy (cũng thuộc nhóm Lâm Trung) tổ chức đánh phá khám đường tại thị xã Biên Hòa, bắn súng thị uy vào nhà tên chủ tỉnh Biên Hòa ngày 16 tháng 2 năm 1916. Tuy nhiên, các phong trào này đã bị thực dân Pháp đàn áp dã man nên dần dần tan rã. Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, sau khi đánh chiếm Biên Hòa, tư bản Pháp đã đổ xô đầu tư vốn khai thác tài nguyên thiên nhiên. Chúng xây dựng hệ thống xí nghiệp công nghiệp khai thác lâm sản; những công ty, đồn điền khai thác cao su. Vì vậy, giai cấp công nhân ở Đồng Nai hình thành từ rất sớm. Mặc dù mới ra đời nhưng đội ngũ công nhân Biên Hòa đã không ngừng đấu tranh cho quyền lợi giai cấp bằng nhiều hình thức từ thấp đến cao. Nổi bật là tinh thần đấu tranh của đội ngũ công nhân cao su: Tháng 12 năm 1926, 500 công nhân ở đồn điền cao su Cam Tiêm (Ông Quế) đồng loạt bãi công phản đối sự lừa gạt của bọn mộ phu; phản đối chủ sở không thực hiện những điều cam kết trong bản giao kèo. Bọn tư bản thực dân phải huy động lính đến đàn áp dã man để dập tắt cuộc bãi công. Trong tháng 8 và 9 năm 1927, công nhân đồn điền cao su Phú Riềng cũng nhiều lần nổi dậy đấu tranh đòi quyền lợi kinh tế. Công nhân nổi dậy giết tên xếp Tây Mông-téc-lô (Monterlo) và lùng bắt, cảnh cáo một tên cai, xu, xếp gian ác ở phân sở. Ngoài ra, trong những năm 20, công nhân nhà máy cưa BIF, công nhân đường sắt cũng liên tục tổ chức những cuộc đấu tranh nhỏ lẻ chống lại sự áp bức, bóc lột của bọn chủ tư bản đòi quyền dân sinh, dân chủ. Mặc dù vậy, thời gian này, những phong trào yêu nước, đấu tranh của nhân dân Biên Hòa đều mang tính tự phát, và hầu hết bị khủng bố, dập tắt. Nhưng qua đó cũng cho thấy, ý thức giai cấp, tình đoàn kết đã nảy sinh và ngày càng được nâng cao. Đó là tiền đề cho phong trào yêu nước chống xâm lược của nhân dân Biên Hòa phát triển, mang tính tự giác đặc biệt khi có Đảng Cộng sản - Chính Đảng của giai cấp công nhân ra đời và lãnh đạo. Sau khi Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Phú Riềng ra đời vào năm 1929; sáu năm sau, năm 1935, Chi bộ Đảng Bình Phước - Tân Triều được thành lập gồm 7 đồng chí do đồng chí Hoàng Minh Châu làm bí thư, khởi đầu giai đoạn yêu nước chống Pháp ở Đồng Nai đi theo Chủ nghĩa Cộng sản dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của chi bộ Đảng Cộng sản Bình Phước - Tân Triều đánh dấu một bước phát triển mới, một bước ngoặt trên con đường đấu tranh cách mạng của nhân dân tỉnh Biên Hòa. Đây là chi bộ Đảng Cộng sản được thành lập sau chi bộ Phú Riềng, là hạt nhân lãnh đạo phong trào cách mạng ở Biên Hòa đi đúng hướng.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
N7
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
MM
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết