CHƯƠNG VI: DUNG DỊCH

NU

Ai có thể cho mình biết làm thế nào để giỏi Hóa khi bị mất gốc ? ( @Cẩm Vân Nguyễn Thị , @Nguyễn Trần Thành Đạt. @Hậu Trần Công,@Trương Quý Nhi,@Rainbow) , mọi người giúp em với

PL
10 tháng 5 2017 lúc 14:44

Chị Đạt ns nhiều quá nên mk ns ít ít thôi .

1. Bn hc lại các kiến thức cơ bản đi , bắt nguồn từ lớp 8

2. Đi hc thêm , nhớ chọn mấy thầy cô có trách nhiệm , phương pháp giảng dạy tốt , có uy tín 1 chút.

3. hc vs là tìm hiểu thêm trên mạng . Hình như trên hoc24 cũng có phần trắc nghiệm đó .

4. Nếu hỏi cô Cẩm Vân thì lâu lắm , vì cô cũng bận lắm mờ nên hỏi mấy anh , chị hay bạn hc giỏi hơn vd : chị Rainbow , a Đăng , a Minh , a Hung nguyen,.....

5. Nên đi trả lời các câu hỏi trên hoc24 nhiều nhiều tí , vừa rèn luyện kiến thức , kĩ năng vừa kiếm GP .

6. N

Bình luận (2)
NM
12 tháng 5 2017 lúc 17:04

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (2)
ND
10 tháng 5 2017 lúc 14:35

Bạn bị mất gốc thật sao.

Tôi không giỏi hóa nhưng tôi sẽ chia sẻ, ai đó cũng có một sở trường hay một vài sở trường bạn ạ! Bên cạnh sở trường là nhũng sở đoản. Chúng ta phải hiểu được, không ai hoàn hảo, và muốn vượt qua cái sở đoản đó là một việc không hề dễ. Tôi từng là một học sinh có lực học khá nhưng tôi không biết nhờ nguyên nhân gì đã đưa việc học của tôi trở nên thuận lợi hơn. Phải chăng tôi có bí quyết? Đúng thật, có rất nhiều bí quyết bạn ạ, nhưng tôi nghĩ trước hết bạn cần nghỉ ngơi một thời gian sau kì thi học kì môn hóa bởi lẽ môn hóa là môn rất nặng. Nghỉ 3-5 ngày, sau đó bạn quay lại ôn lại kiến thức hóa 8, bắt đầu ôn lại cở bản trong những ngày hè, bạn có thể đến với các khóa học hóa online hay là trao đổi với cô Cẩm Vân để biết thêm bài tập, bạn lựa các test trên mạng về làm phù hợp với bản thân là được. Nhưng cách này đòi hỏi bạn phải có một ý chí bên bỉ, bạn làm được chứ? Thú thật, tôi đang trong kế hoạch ôn tập Ngữ văn 6 để bổ trợ kiến thức sau này. Tôi không biết mình có đủ kiên nhẫn hay không, nhưng dù sao tôi nghĩ rằng đây cũng là một phương pháp học. Còn có một phương pháp học khác không tệ bạn ạ, đó là bạn phải cố gắng tìm hiểu về hóa từ đó đam mê nó, ắt bạn sẽ học tốt. Nhưng dù học trên phương pháp học, đòi hỏi bạn phải vững tin với bản thân mình, bạn hiểu chứ? Phần còn lại sẽ là những chia sẻ thú vị của những anh chị siêu giỏi hóa bạn nhé! Chúc bạn thành công trong cuộc sống.

_______________Thành Đạt_____________________

@Hoàng Tuấn Đăng anh giúp bạn ấy nữa nhé hỳ

Bình luận (2)
TN
10 tháng 5 2017 lúc 14:48

Sorry , ghi chưa xog , nhấn lộn , gửi luôn

6. Cố gắng xêm thêm các bài làm của các bạn trên hoc24 í . Cố gắng hiểu , k hiểu thì hỏi cô hay là người làm .

7. Lm trog sách bt , sách tham khảo , sách đọc thêm , bla bla Tốt nhất là tự học vì nó nhớ lâu hơn ......

Bình luận (1)
NM
12 tháng 5 2017 lúc 17:02
1. Xác định rõ mục tiêu.

Đương nhiên mục tiêu của bạn luôn là học môn Hóa thật giỏi và luôn tự tin với môn hóa của mình.

2. Xác định bản thân đang ở vị trí nào?

Kiến thức Hóa của từng người có thể tốt và cũng có thể kém. Đối với những người kém môn Hóa thì sẽ chưa thành thạo cân bằng Hóa học. Những bài tập làm vẫn còn hiện tượng sai chi chít.

3. Xác định ưu điểm, nhược điểm của bản thân và cách khắc phục.

Nhận thấy bản thân có ưu điểm là dễ tiếp thu những kiến thức mới và chịu được áp lực. Tuy nhiên nhược điểm là hay bị phân tâm vào những công việc và môn học khác, đồng thời hay lười biếng. Bạn cần biết và nhớ câu: “Người ta làm được thì mình cũng phải làm được”. Nhưng bạn đừng tự dằn vặt chính bản thân mình mà bắt đầu vui lên để sống, bắt đầu yêu đời, bắt đầu với những tiếng cười.

4. Lên kế hoạch và thời gian biểu.

Bạn lấy 1 tờ giấy. Rồi bạn ghi ra:

Mục tiêu hiện tại Ưu điểm của bản thân Nhược điểm của bản thân Khắc phục ưu điểm và nhược điểm Lên kế hoạch Lập thời gian biểu

Bạn nên lập kế hoạch vào kỳ nghỉ hè và lên kế hoạch, lên thời gian biểu một cách rõ ràng và các hình phạt của chính bản thân để “cày hóa”.

5. Bắt đầu thực hiện.

Công việc đầu tiên cần làm là đến nhà sách mua 1 bảng Tuần hoàn hóa học, 1 cuốn Giúp trí nhớ chuỗi phản ứng hóa học của tác giả Ngô Ngọc. Và bắt đầu bằng những bài tập dễ, những phương trình dễ nhất. Làm theo mô–tuýp của hướng dẫn mà không cần hiểu từ gốc đến rễ hay phải hiểu tại sao nó lại có thế này, tại sao lại giải được bằng cách này… Bởi vì nếu chưa đủ kiến thức để hiểu tại sao nó lại như thế. Cố gắng hiểu chỉ làm kiến thức thêm xáo trộn mà thôi. Rồi cứ làm thành thạo. Từng phương trình, từng phương pháp. Bài nào khó bỏ qua. Và làm những bài dễ để lấy hứng thú học. Bài nào cảm thấy có khả năng làm được nhưng đang bế tắc, thì ghi ra một tờ giấy và để đó. Đó là lý do tại sao một học sinh bắt đầu học hóa từ số 0 nên làm. Hãy cứ để đấy. Đừng vội hỏi. Hãy làm tiếp những câu khác trong dạng bài tập đấy. Làm đến khi thành thuộc thì bạn quay lại những bài bạn đã bỏ qua. Khi đó sẽ nhận ra đã làm dạng na ná giống bài này. Hoặc chí ít thì đã gặp phương trình này trong bài nào đó. Sau đó tự tìm ra lời giải của một bài Hóa khó.

Học hóa như thế đấy. Đừng ngần ngại khi một phương trình rất rễ mà bạn lại quên. Hãy để bên cạnh bạn cả cuốn sách Hóa lớp 8 khi bạn cần. Môn Hóa sẽ ngấm dần vào người bạn. Bạn bắt đầu cảm thấy thích thú trước mỗi bài tập Hóa, sẽ cảm thấy hứng khởi với cả đống đề thi thử môn Hóa.

Hãy tự tin vào chính bản thân mình hãy tập trung vào việc học – bạn sẽ thành công. Bởi vì thành công nằm trong chính bàn tay bạn, chính bản thân bạn tạo nên chứ không phải ai khác. Cuộc đời thì dài hơn tuổi trẻ vì vậy đừng lãng phí quỹ thời gian bạn đang có. Hãy sử dụng nó để khi đã qua đi rồi bạn không còn hối hận. Hãy bắt đầu từ hôm nay, ngay từ khi đọc xong bài viết này. Hãy lấy giấy bút ra và ghi những điều trên.

Mình lây trên mạng xong mình làm theo cách học Toán của mình.

Sửa lại không hay.

Đừng ném đá nhé!

Bình luận (6)

Các câu hỏi tương tự
HH
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
NS
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DZ
Xem chi tiết