Hướng dẫn soạn bài Từ đồng âm

NT

a)giải thích nghĩa của mỗi từ lồng trong các câu sau:

-Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

-Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay nó vào lồng.

-con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.

b)nghĩa của các từ trên có liên quan gì với nhau không?

c)Căn cứ vào đâu mà em phân biệt được nghĩa của các từ lồng trong ba câu trên?

d)các từ lồng trong ba câu trên được coi là những từ đồng âm.theo em thế nào là từ đồng âm?

IM
1 tháng 11 2016 lúc 17:22

a)

- Nghĩa của mỗi từ lồng:

+ loonhg : sự đan xen ( che chở ) giữa vật với vật

+ lồng : Đồ đan bằng tre, nứa hoặc vật liệu khác, dùng để nhốt chim, gà,…

+ lồng : Nói ngựa, trâu vùng lên hoặc chạy xông xáo;

b)

Nghĩa của hai từ lồng trên không có liên hệ gì với nhau. Đây là hiện tượng đồng âm: là hiện tượng các từ giống hệt nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.

c) Căn cứ vào ngữ cảnh , quan hệ của từ với các từ còn lại trong câu

d)Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

Bình luận (7)
PT
1 tháng 11 2016 lúc 17:23

a) -Lồng (1) : tầng lớp , đan cài, quấn quýt

-Lồng (2): Hoạt động của con vật đang đứng im bỗng nhảy dựng lên rất khó kìm giữ. (Động từ)
-Lồng (3): Chỉ đồ vật làm bằng tre, kim loại dùng để nhốt vật vật nuôi. (Danh từ)
b) c) *So sánh:
- Phát âm :giống nhau.
- Nghĩa: khác nhau không liên quan đến nhau.
d) Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.

Bình luận (1)
PT
1 tháng 11 2016 lúc 17:28

a)

-Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

+ Động từ
+ Sự vật này lồng (bóng) vào sự vật kia

- Con ngựa đang đứng bỗng lồng lên.

Lồng trong câu:

+ Là động từ

+ Chỉ hoạt động cất vó lên cao với một sức mạnh đột ngột rất khó kìm giữ.

- Mua được con chim, bạn tôi nhốt ngay vào lồng. Lồng trong câu:

+ Là danh từ

+ Chỉ đồ vật đan thưa bằng tre, nứa, nhựa, sắt để nhốt chim hoặc gà, vịt, cá.

Nghĩa hai từ lồng trên không liên quan gì với nhau, chúng còn khác nhau về mặt từ loại.

Chúng ta phân biệt được ý nghĩa của từ lồng ở hai câu trên là dựa vào mối quan hệ với các từ khác ở trong câu, nghĩa là dựa vào ngữ cảnh giao tiếp.

d) Từ đồng âm là những từ giống nhau vềâm thanh ( thường chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

 
Bình luận (0)
ST
1 tháng 11 2016 lúc 19:48

a)lồng 1: Đan xen vào nhau

lồng 2 : Nói ngựa, trâu vùng lên chạy xông xáo

lồng 3 : Đồ đan bằng tre, nứa hoặc vật liệu khác, dùng để nhốt chim gà

b) Nghĩa của những từ trên không liên quan gì với nhau.

c) Từ đồng âm là: các từ giống hệt nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.

Bình luận (0)
TS
3 tháng 11 2016 lúc 16:19
a) + lồng (1): Sự đan xen giữa vật vs vật + lồng (2): Đồ đan bằng tre, nứa hoặc vật liệu khác, dùng để nhốt chim, gà,... + lồng (3): Nói ngựa, trâu vùng lên hoặc chạy xông xáo;b) Nghĩa của hai từ lồng trên không có liên hệ gì với nhau. Đây là hiện tượng đồng âm: là hiện tượng các từ giống hệt nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau.c) Phải đặt các từ này vào câu, trong mối quan hệ với các từ khác xung quanh nó thì mới hiểu được nghĩa của chúng, từ đó mà phân biệt nghĩa của các từ đồng âm.d) - Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường là chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa

 
Bình luận (4)
ST
1 tháng 11 2016 lúc 19:49

hồi nãy lộn

Bình luận (1)
ST
1 tháng 11 2016 lúc 19:52

hồi nãy câu c là câu d

còn câu c là: dựa vào ngữ cảnh mà mình xác định được nghĩa của các từ trong câu

Bình luận (0)
QC
5 tháng 11 2017 lúc 15:32

C/ căn cứ vào ngữ cảnh và nghĩa của từ ấy

Bình luận (0)
LD
26 tháng 11 2017 lúc 22:06

a)

- đan xen tầng lớp

-vật dụng để nhốt động vật làm từ tre nứa hay vật liệu khác

- vùng lên mạnh khó kiềm chế lại được

b)

tuy phát âm giống nhưng nghĩa không liên quan

c)

ngữ cảnh quan hệ từ đó với các từ còn lại

d)

từ đồng âm là những từ phát âm thì giống nhau nhưng nghĩa thì khác biệt nhau

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NR
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
TV
Xem chi tiết
MW
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
TB
Xem chi tiết
RR
Xem chi tiết