Hướng dẫn soạn bài Sống chết mặc bay

MS

a) Văn bản sống chết mặc bay có thể chia làm mấy đoạn? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì?

b) Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những cảnh tượng, hành động, tính cách trái ngược nhau để làm nổi bật một ý tưởng hoặc tư tưởng của tác giả

DN
27 tháng 3 2017 lúc 20:46

Có thế có nhiều cách chia đoạn, song các em có thế tham khảo cách chia đoạn dưới đây:

Tác phẩm chia làm ba đoạn:

- Đoạn 1: “Gần một giờ đêm.... khúc đê này hỏng mất”.

=>Nội dung: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân.

- Đoạn 2: “Ấy lũ con dân...điếu mày”.

=> Nội dung: Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm ở trong đình.

- Đoạn 3: Phần còn lại.

=> Nội dung: Cảnh đê vỡ, nhân dân rơi vào tình trạng thảm sầu khôn xiết

Bình luận (0)
DN
27 tháng 3 2017 lúc 21:04

B) Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ.

- Những người dân hộ đê: Làm việc liên tục từ chiều đến gần một giờ đêm. Họ bì bõm dưới bùn lầy, ướt như chuột lột, ai ai cũng mệt lử cả rồi; trong khi mưa tầm tã trút xuống, nước sông cuồn cuộn bốc lên. Tác giả nhận xét: "Tình cảnh trông thật là thảm".

- Viên quan đi hộ đê thì ngồi trong đình ở chỗ cao ráo, an toàn. Người gãi chân, kẻ quạt mát, các tay chân ngồi hầu bài. Khung cảnh nhàn nhã, đường bệ, nguy nga. Quan chỉ mê bài. Đáng lẽ phải tắm mưa, gội gió, đứng trên đê đốc thúc, thì quan lại ngồi chơi nhàn nhã, có kẻ hầu, người hạ. Quan gắt khi có người báo tin đê vỡ. Quan đỏ mặt tía tai đòi cách cổ, bỏ tù người dân báo đê vỡ. Và y tiếp tục vui mừng vì đã ù ván bài, mặc cho dân rơi vào cảnh đê vỡ, "tình cảnh thảm sầu" không sao kể xiết.

- Tác giả dựng lên hai cảnh tương phản nhằm mục đích so sánh, làm nổi bật sự đối lập. Người có trách nhiệm thì vô trách nhiệm, chỉ ham mê bài bạc. Những người dân thì phải dầm mưa gội gió, nhọc nhằn, chống chọi với thiên nhiên một cách tuyệt vọng. Cuối cùng, sự vô trách nhiệm của viên quan đã dẫn đến cảnh đê vỡ. Quan thì sung sướng vì nước bài cao, dân thì khổ vì nước lụt

Bình luận (1)
QD
27 tháng 3 2017 lúc 22:05
1. Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn: - Đoạn 1 (từ đầu đến “Khúc đê này hỏng mất”): Nguy cơ đê bị vỡ và sự chống đỡ của người dân. - Đoạn 2 (tiếp theo đến “Điếu, mày!”): Quan phụ mẫu vô trách nhiệm, mải mê bài bạc trong khi đi hộ đê. - Đoạn 3 (còn lại): Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu. 2. Theo định nghĩa về phép tương phản: a) Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là người dân vật lộn, chống chọi với mưa gió hết sức căng thẳng, vất vả. Bên kia là viên quan đi hộ đê ngồi trong chỗ an toàn, nhàn nhã, mải mê bài bạc, không cho phép ai quấy rầy ván bài của mình, coi việc đánh bài là trên hết, mặc dân sống chết khi đê vỡ.
Bình luận (0)
TB
27 tháng 3 2017 lúc 22:36

Tác phẩm chia làm ba đoạn: - Đoạn 1: “Gần một giờ đêm.... khúc đê này hỏng mất”. + Nội dung: Nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân. - Đoạn 2: “Ấy lũ con dân...điếu mày”. + Nội dung: Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm ở trong đình. - Đoạn 3: Phần còn lại. + Nội dung: Cảnh đê vỡ, nhân dân rơi vào tình trạng thảm sầu khôn xiết.

b)a. Hai mặt tương phản trong truyện Sống chết mặc bay: Một bên là cảnh tượng nhân dân đang vật lộn đến kiệt sức trước nguy cơ vỡ đê, một bên là cảnh quan phủ cùng nha lại, chánh tổng lao vào đánh tố tôm mà quên đi nhiệm vụ hộ đê cùng với dân sinh khốn khố lầm than. b. Hai mặt tương phản trên được thê hiện cụ thể như sau: Cảnh tương nhân dân cứu đê Cảnh tương quan phủ cùng nha lại + Thời gian: Gần một giờ đêm. + Trời mưa tầm tã, nước sông ngày càng dâng cao, có nguy cơ vờ đê. + Không khí, cảnh tượng hộ đê: nhô'n nháo, căng thẳng + Người dân bất lực trước sức trời. Thế đê ngày càng yếu kém trước thế nước => Thiên tai đang từng lúc giáng xuống, một thảm cảnh bi đát đe doạ cuộc sống cúa người dân + Địa điếm: Trong đình vững chãi, đê vỡ cũng không sao. + Không khí, quang cảnh: tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã, đường bệ, nguy nga. + Đồ dùng sinh hoạt: Bát yến hấp đường phèn, trầu vàng, cau đậu, rễ tía...toàn là những thứ quý hiếm, sang trọng. + Quan phủ đang lao vào cuộc chơi tổ tôm không hề để ý đến nguy cơ vỡ đê, mặc dù quan đang có nhiệm vụ” hộ đê”. Rõ ràng đó là một cảnh xa hoa, phù phiếm, vô trách nhiệm của bọn quan lại.

Bình luận (0)
LT
2 tháng 4 2017 lúc 15:48
Truyện ngắn Sống chết mặc bay có thể chia làm 3 đoạn: - Đoạn 1 (từ đầu đến “Khúc đê này hỏng mất”): Nguy cơ đê bị vỡ và sự chống đỡ của người dân. - Đoạn 2 (tiếp theo đến “Điếu, mày!”): Quan phụ mẫu vô trách nhiệm, mải mê bài bạc trong khi đi hộ đê. - Đoạn 3 (còn lại): Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu.
Bình luận (0)
NT
4 tháng 4 2017 lúc 19:41

a. Văn bản "Sống chết mặc bay" có thể chia làm 3 đoạn: Đoạn 1: nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân. Đoạn 2: cảnh quan phủ nha lại đánh đổ tổ tôm trong khi đi hộ đê. Đoạn 3: Cảnh đê vỡ, nhân dân rơi vào tình trạng thảm sầu

Bình luận (0)
NT
4 tháng 4 2017 lúc 20:09

sb. *Tiêu đề hai mặt tương phản: -Mặt thứ nhất: Cảnh nhân dân đang vật lộn căng thẳng, vất vả đến cực độ trước nguy cơ đê vỡ. -Mặt thứ hai: Cảnh quan phủ nha lại, chánh tổng lao vào cuộc tổ tôm ngay trong khi đi hộ đê. *Phân tích làm rõ: -Mặt thứ nhất: +Thời gian: Gần 1 giờ đêm. +Mưa to và độ dâng của nước sông. +Ko khí, cảnh tượng hộ đê: nhốn nháo, căng thẳng. +Sự bất lực của sức người trước sức trời và sự yếu kém của thế đê trước thế nước. => Thiên tai đang từng lúc giáng xuống đe dọa cuộc sống của người dân. -Mặt thứ hai: +Địa điểm: Trong đình vững chãi, đê vỡ cũng ko sao +Ko khí, quang cảnh: Tĩnh mịch, nghiêm trang, nhàn nhã, đường bệ, nguy nga

+Đồ dùng sinh hoạt rất sang trọng. +Đèn sáng trưng, cách nói của tên quan phủ và cảnh tượng kẻ hầu người hạ. +Sự đam mê tổ tôm và quay cảnh đánh tổ tôm của tên quan phủ vs đám nha lại chánh tổng. +Thái độ của bọn nha lại, của tên quan phủ khi có người dân quê xông vào báo tin đê vỡ. +Niềm vui phi nhân tính của tên quan phủ khi "Ù ! Thông tôm chi chi nảy".

Bình luận (0)
BL
5 tháng 4 2017 lúc 15:37

a, Văn bản có thể chia làm 3 phần:

- Đoạn 1: Từ đầu .... khúc đê này hỏng mất

+ ND chính: Nguy cơ đê bị vỡ và sự chóng đỡ của người dân

- Đoạn 2: Tiếp ..... Điếu, mày!

+ ND chính: Quan phụ mẫu vô trách nhiệm, mải mê bài bạc trong khi đi hộ đê

- Đoạn 3: Phần còn lại

+ ND chính: Đê bị vỡ, nhân dân lâm vào cảnh thảm sầu

Bình luận (0)
MT
7 tháng 4 2017 lúc 15:02

a,Đoạn 1: "Gần một giờ đêm... Khúc đê này hỏng mất": nguy cơ vỡ đê và sự chống đỡ của người dân; Đoạn 2: "Ấy, lũ con dân đang chân lấm tay bùn... Điếu mày !": Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi "đi hộ đê"; Đoạn 3: Phần còn lại: Cảnh đê vỡ, nhân dân lâm vào tình trạng thảm sầu

b,Hai mặt tương phản cơ bản trong truyện: - Một bên là cảnh dân làng đang vật lộn với mưa gió để hộ đê thật thảm thương. - Một bên là cảnh quan phủ cùng bọn nha lại ung dung bài bạc ngay trong khi bọn chúng đi “hộ đê”.

Bình luận (0)
NT
30 tháng 3 2019 lúc 20:52

a) Văn bản Sống Chết Mặc Bay được chia thành 3 đoạn
Đoạn 1: (Từ đầu \(\rightarrow\) "khúc đê này hỏng mất"): Nguy cơ đê vỡ và sự chống đỡ của người dân
Đoạn 2: (tiếp theo \(\rightarrow\) "Điếu, mày!"): Cảnh quan phủ cùng nha lại đánh tổ tôm trong khi "đi hộ đế"
Đoạn 3: (còn lại): Cảnh đê vỡ, nhân dân rơi vào cảnh thảm sầu
b) Bạn đang nêu khái niệm phép tương phản? Vậy bạn hỏi gì?

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
DL
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
MP
Xem chi tiết
PD
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết