a, Nêu các yếu tố hỗ trợ máu trở về tim trong vòng tuần hoàn ở người?
b, Một bệnh nhân bị hở van tim (Van nhĩ thất đóng không kín)
- Nhịp tim của bệnh nhân đó có thay đổi không? Vì sao?
- lượng máu tim bơm lên động mạch chủ trong mỗi chu kì (thể tích tâm thu) có thay đổi không? Tại sao?
- Huyết áp ở động mạch có thay đổi không? Tại sao?
- Hở van tim gây ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của tim?
c, Khi huyết áp giảm thì hoạt động hô hấp sẽ biến đổi như thế nào?
b)-Nhịp tim tăng , nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu máu của các cơ quan , và duy trì ở mức hiện tại ngay trước đó do chưa thích nghi kịp .
-Lượng máu giảm , vì tim co một phần nên máu quay trở lại tâm nhĩ .
-Thời gian đầu , nhịp tim tăng nên huyết áp động mạch không thay đổi . Về sau , sẽ dẫn đến suy tim nên huyết áp giảm .
c) -Khi huyết áp giảm Thụ quan áp lực ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh ->phát xung thần kinh -> Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não -> Tim đập nhanh , mạch co lại ->huyết áp trở về trạng thái bình thường
-Khi huyết áp tăng Thụ quan áp lực ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh ->phát xung thần kinh -> Trung khu điều hòa tim mạch ở hành não -> Tim đập chậm , mạch giãn ra ->huyết áp trở về trạng thái bình thường
a. Yếu tố hỗ trợ máu trở về tim trong vòng tuần hoàn người:
- Do các cơ xung quanh tĩnh mạch chân co lại ép vào thành tĩnh mạch, tĩnh mạch có van nên máu chảy được về tim.
- Do áp suất âm trong lồng ngực tạo ra do cử động hô hấp của lồng ngực, đồng thời do áp suất âm ở tim hút máu trở về tim.
a, - Do cơ quanh thành tĩnh mạch co lại ép vào thành tĩnh mạch và tĩnh mạch có van giúp máu chảy được về tim
- Do áp suất âm trong lồng ngực được tạo ra do cử động hô hấp của lồng ngực và do áp suất âm ở tim hút máu trở về tim.
b,
Nhịp tim tăng để đáp ứng nhu cầu máu của các cơ quan. Lượng máu bơm mỗi chu kỳ sẽ giảm vì 1 phần quay ngược trở lại tâm nhĩ Thời gian đầu nhịp tim tăng nên huyết áp động mạch không thay đổi về sau suy tim nên huyết áp giảm. Hở van tim gây suy tim do phải tăng cường hoạt động trong thời gian dài. c, Khi huyết áp giảm thì hoạt động hô hấp sẽ gia tăng. Do huyết áp giảm dẫn tới vận tốc máu sẽ giảm dẫn tới việc vận chuyển O2 và CO2 sẽ giảm đi -> CO2 trong máu sẽ cao hơn bình thường chúng kích thích tăng cường hoạt động hô hấp.