Hướng dẫn soạn bài Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê

TH

A) bài thơ (bản phiên âm) viết theo thể thơ nào ? hãy nêu đặc điểm của thể thơ đó 

B)Hai câu đầu sử dụng phép đối trong số (còn gọi là tiều đối , tự đối )

c) Giọng điệu của hai câu thơ đầu và hai câu thơ cuối có điểm gì khác biệt ?

D )Bài  thơ cho ta hiểu điều gì về tình cảm của nhà thơ , cũng là tình cảm của những người sau bao nhiêu năm đi xa lần đầu tiên về  quê hương 

E)tình cảm ,cảm xúc của nhà thơ được thể hiện qua những nét nghệ thật đặc sắc nào ?

PT
14 tháng 10 2016 lúc 19:59

a) Hồi hương ngẫu thư là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt, được xây dựng dựa trên một cái tứ độc đáo. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương ngậm ngùi mà sâu sắc của nhà thơ.Thất ngôn tứ tuyệt là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ, trong đó các câu 1,2,4 hoặc chỉ các câu 2,4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối, tức chỉ có 28 chữ trong một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt phân nửa của thất ngôn bát cú. 

b) Hai câu đầu của bài thơ này có hình thức tiểu đối: Thiếu tiểu li gia / lão đại hồi, Hương âm vô cải / mấn mao tồi. Hai câu đối, mỗi câu hai vế, mỗi vế có hai bộ phận đối nhau rất chỉnh. Lí gia đối với đại hồi, hương âm đối với mấn mao là chỉnh cả ý lẫn lời ;thiếu tiểu đối với lão, vô cải đối với tồi tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ ; lão: về già ; vô cải: không thay đổi ; tồi: chỉ sự thay đổi). Xét về ý nghĩa ngữ pháp, thiếu tiểu và lão đều là chủ ngữ cũng như vô cải  tồi đều là vị ngữ, hai câu đối đọc lên nghe rất hài hoà.

c) 

 Giọng điệu của câu đầu (khi nói về những thay đổi của thời gian và của con người) tuy có vẻ khách quan nhưng đã hàm chứa cái phảng phất buồn. - Hai câu sau thiên về tự sự và biểu cảm về sự xuất hiện của đám trẻ nhỏ. Đám trẻ nhìn mà không biết, không hiểu. Đó là một sự ngỡ ngàng. Nhưng chua chát hơn, bọn trẻ coi nhà thơ như là một vị khách lạ từ xa tới. Đó là một hiện thực, một hiện thực quá trớ trêu. Tác giả chấp nhận điều đó và không khỏi không xót xa. Xa quê lâu quá nay trở về trở thành kẻ lạ lẫm trên chính miền quê mà không lúc nào nguôi thương nhớ. Giọng thơ ở hai câu này tuy có chút hóm hỉnh song không giấu nổi nỗi buồn sâu kín bên trong. Cũng nhờ thế mà người đọc càng nhận ra cái tình đối với quê hương thật tha thiết và sâu nặng của nhà thơ.d) Ở đây tác giả dùng phép tiểu đối để khẳng định tình cảm của tác giả với quê nhà. Quê hương trở thành máu thịt, tâm hồn đối với mỗi con người. Nó trở thành một phần cuộc đời của mỗi con người. Do vậy suốt một đời xa quê, mái tóc đã điểm sương, nhuốm màu của thời gian, gió sương cát bụi phong trần, nhưng hương âm (giọng quê) vẫn không thay đổi. Giọng quê chính là hơi thở, tiếng nói của quê hương. Trong giọng nói ấy mang hơi thở của đất mẹ, của quê cha đất tổ mà dẫu ở phương trời nào cũng không thay đổi. Chi tiết này cho thấy tình cảm của tác giả luôn gắn bó với quê hương, nơi dòng sữa ngọt ngào, tiếng ru, tình thương của mẹ hiền...Chỉ có những kẻ mất gốc thì mới thay đổi giọng quê, mới coi thường tiếng mẹ đẻ.

e ) Nghệ thuật: đối, tương phản
Bình luận (7)
TG
16 tháng 10 2016 lúc 18:53

Bối Vy Vy

Bình luận (3)
NT
22 tháng 10 2016 lúc 19:58

ds

Bình luận (0)
MC
23 tháng 10 2016 lúc 22:25

 

IGhthghhml

 

Bình luận (0)
MT
6 tháng 11 2016 lúc 12:34

a) Bài thơ được viết theo thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật. Bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ.

Bình luận (0)
DA
6 tháng 11 2016 lúc 19:49

a) Bài thơ được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bài có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.

 

Bình luận (0)
VL
23 tháng 10 2017 lúc 16:35

a)theo the that ngon tu tuyet.dac diem gom:4 cau moi cau 7chu chuc hoc tot vs cau cua minh nhebanhqua

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
PM
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
KV
Xem chi tiết
BT
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết