Bài 6. Phản xạ

ET

9. đông máu là gì ? ý nghĩa của sự đông máu ? trình bày cơ thể đông máu ? nêu các bước sơ cứu khi bị chảy máu động mạch

ND
23 tháng 2 2017 lúc 0:03

Câu 1:

Trong huyết tương có một loại prôtêin hòa tan gọi là chất sinh tơ máu. Khi va cham vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng enzim. Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông.

Bình luận (0)
ND
23 tháng 2 2017 lúc 0:04

Câu 2:

ý nghĩa của sự đông máu trước hết là:
-giúp cơ thể ko bị mất máu nhiều.
-giúp cơ thể tự bảo vệ khi bị thương.
-tránh cho vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào vết thương.

Bình luận (0)
NT
22 tháng 11 2017 lúc 8:32

BÀI 15: GIẢI BÀI TẬP ĐÔNG MÁU VÀ NGUYÊN TẮC TRUYỀN MÁU I. GIẢI ĐÁP CÁC LỆNH 1. Lệnh mục I - Sự đông máu có ý nghĩa gì với sự sống của cơ thể? - Sự đông máu liên quan tới yếu tố nào của máu? - Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ dâu? - Tiểu cầu đóng vai trò gì trong quá trình dông máu? Trả lời: - Đông máu là một cơ chế tự bảo vệ của cơ thể. Nó giúp cho cơ thể không bị mất nhiều máu khi bị thương. - Đông máu liên quan tới hoạt động của tiểu cầu là chủ yếu. - Máu không chảy ra khỏi mạch nữa là nhờ búi tơ máu được hình thành ôm giữ các tế bào máu làm thành khối máu dông bịt kín vết rách ở mạch máu. - Trong quá trình dông máu, các tiểu cầu đóng vai trò: Khi cơ thể bị chảy máu, máu đã chảy sẽ được đông lại để ngãn chặn máu trong cơ thể chảy, tránh cho cơ thể không bị mất máu. Để thực hiện được chức năng đó là nhờ tiểu cầu. Tiểu cầu có vai trò bảo vệ cho cơ thể chống mất máu bằng các cơ chế sau: - Tiểu cầu: + Chất xúc tác - > Làm co mạch máu. + Dính vào vết rách - > Hình thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách + Chất xúc tác - > Tơ máu - > Hình thành khối máu dông bịt kín vết thương Như vậy, tiểu cầu có vai trò bám vào vết rách và bám vào nhau để tạo thành nút tiểu cầu bịt tạm thời vết rách. Giải phóng chất giúp hình thành búi tơ máu để tạo thành khối máu đông. 2. Lệnh mục II Đánh dấu chiều mũi tên đế phản ánh mối quan hệ cho và nhận giữa các nhóm máu để không gây kết dính hồng cầu trong sơ đổ. Trả lời: - Máu được truyền phải phù hợp với nhóm máu người nhận đê tránh xảy ra hiện tượng đông máu (hồng cầu trong máu người cho không bị kết dính trong huyết tương của máu người nhận). - Máu dược truyền phải dảm bảo không bị nhiềm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, HIV...). Dựa trên nguyên tắc đó có thê đánh dấu vào sơ đồ. 3. Lệnh mục III - Máu có cả kháng nguyên A và B có thể truyển cho người nhóm máu O không? Vì sao? - Máu không có kháng nguyên A và B có thế truyền cho người nhóm máu O không? Vì sao? - Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut gây viêm gan B, virut HIV...) có thể truyền cho người khác được không? Vì sao? Trả lời: - Máu có cả kháng nguyên A và B không thể truyền cho người có nhóm máu O (có cả ..và....) vì sẽ bị kết dính hồng cầu. - Máu không có kháng nguyên A và B có thể truyền cho người có nhóm máu O vì không bị kết dính hồng cầu. - Máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut gây viêm gan B, virut HIV...) không dược đem truyền cho người khác vì sẽ gây nhiểm các bệnh này cho người được truyền máu. II. GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP CUỐI BÀI Giải bài tập 1 trang 50 SGK sinh học 8: Tiểu cầu đã tham gia bảo vệ cơ thể chóng mất máu như thế nào? Trả lời: Trong huyết tương có một loại prôtêin hoà tan gọi là chất sinh tơ máu. Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu bị vỡ và giải phóng enzim. Enzim này làm chất sinh tơ máu biến thành tơ máu. Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu đông. Tham gia hình thành khối máu đông còn có nhiều yếu tố khác, trong dó có ion canxi (Ca2). Giải bài tập 2 trang 50 SGK sinh học 8: Em đã bao giờ bị đứt tay hay một vét thương nào đó gáy chảy máu chưa? Vét thương đó lớn hay nhỏ, chảy máu nhiều hay ít? Và lúc đó em dã tự xử lí hay dược xử lí như thế nào? Học sinh có thể tự trả lời. Tuy nhiên cách cần chú ý đến nguyên tắc sơ cứu cầm máu đó là: - Sơ cứu vết thương chảy máu dộng mạch: + Dò tìm vị trí động mạch phía trên vết thương (về phía gần tim). + Dùng ngón tay ấn mạnh vào để cầm máu tạm thời. Với vết thương ở tay chân có thể dùng biện pháp buộc dây garô ở phía trên vết thương (cứ 15 phút lại nới dây garô). + Sát trùng vết thương. Băng kín vết thương. + Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu. Chú ý: Trên khăn buộc garô cần ghi chú thời gian bắt đầu buộc garô và những khoảng cách thời gian nới garô trên đường đến bệnh viện. - Sơ cửu vết thương chảy máu mao mạch và tĩnh mạch: + Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương tới khi máu ngừng chảy. + Sát trùng vết thương bằng cồn. + Bãng kín vết thương. Chú ý: Sau khi băng nếu thấy vẫn chảy máu, cần đưa đến bệnh viện cấp cứu. Giải bài tập 3 trang 50 SGK sinh họ 8: Trong gia đình em có những ai dã từng được xét nghiệm máu và có nhóm máu gì? Thủ thiết lập sơ đồ quan hệ cho và nhận máu của cá nhân đó. Trả lời: Học sinh có thể tự trả lời. Chú ý khi truyền máu cần làm xét nghiệm trước để lựa chọn loại máu truyền cho phù hợp, tránh tai biến (hồng cầu người cho bị dính trong huyết tương người nhận gây tắc mạch) và tránh bị nhận máu nhiễm các tác nhân gây bệnh. sinh hoc 8 bai 15 giai bai tap sinh hoc 8 bai 15 dong mau va nguyen tac dong mau

Bài viết : http://loptruong.com/dong-mau-va-nguyen-tac-truyen-mau-40-1990.html

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
KG
Xem chi tiết
HY
Xem chi tiết
MH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
ET
Xem chi tiết
KV
Xem chi tiết
ET
Xem chi tiết
HC
Xem chi tiết
PH
Xem chi tiết