Đề kiểm tra học kì II - Địa lí lớp 6

TN

1.Hãy nêu sự phân loại khoáng sản theo công dụng

2.Khoáng sản là gì?Khi nào gọi là mỏ khoáng sản?

3.Quá trình hình thành mỏ nội sinh và mỏ ngoại sinh như thế nào?

4.Thế nào là hệ thống sông,lưu vực sông?

5.Đất gồm những thành phần nào?

6.Chất mùn có vai trò như thế nào trong lớp thổ nhưỡng?

7.Độ phì của đất là gì?

8.Con người có vai trò như thế nào đối với độ phì trong lớp đất?

☹Giúp mình nhé mai thi rồi

DD
8 tháng 5 2019 lúc 21:17

bạn tham khảo câu trả lời của mk nhé !!!

1. Dựa theo công dụng, ta có thể phân loại khoáng sản thành 3 nhóm chính.

Những khoáng sản được sử dụng làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất… được phân vào loại khoáng sản năng lượng (than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt…) Những khoáng sản được sử dụng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu…được phân vào loại khoáng sản kim loại (sắt, đồng, chì, kẽm…) Những khoáng sản được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất phân bón, đồ gốm, sứ, làm vật liệu xây dựng… được phân vào loại khoáng sản phi kim loại (muối mỏ, đá vôi, apatit…).

2.- Khoáng sản là những tích tụ tự nhiên các khoáng vật và đá có ích, được con người khai thác, sử dụng.

- Mỏ khoáng sản là những nơi tập trung khoáng sản.

3. Mỏ khoáng sản nội sinh được hình thành do quá trình nội lực( quá trình măcma) như mỏ sắt, đồng, chì,....

Mỏ khoáng sản ngoại sinh được hình thành do quá trình ngoại lực( phong hóa tích tụ) như mỏ than, cao lanh, đá vôi,...

4. - Hệ thống sông là một mạng lưới các con sông nhỏ hợp thành cung cấp nước cho con sông chính. Bao gồm: phụ lưu (cung cấp nước cho sông chính), sông chính và chi lưu (từ sông chính đổ ra sông khác hoặc đổ ra biển).
- Lưu vực sông là vùng đất xung quanh sông. Lưu vực lớn thì lượng nước nhiều và ngược lại.
5. Đất (hay thổ nhưỡng) có hai thành phần chính: chất khoáng và chất hữu cơ.

6. Chất mùn có vai trò rất quan trọng trong đất( hay thổ nhưỡng ) vì chúng là nguồn thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sống trên mặt đất.

7. Độ phì nhiêu của đất là khả năng cung cấp đủ nước, oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng bảo đảm năng suất cao, đồng thời không chứa các chất có hại cho cây. Độ phì nhiêu của đất là một trong những yếu tố quyết định năng suất cây trồng, độ khỏe mạnh của cây trồng.

8. Con người có vai trò làm tăng hoặc giảm độ phì của đất tùy thuộc vào các hoạt động canh tác trên đất:

- Khai thác, sử dụng phân bón hóa học không hợp lý, thuốc trừ sâu, đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn sẽ làm cho đất trở nên kém phì nhiêu.

- Bón phân cho đất, khai thác đất hợp lý, cải tạo đất nhiễm mặn, nhiễm phèn giúp độ phì trong đất được tăng lên.
Bình luận (1)
NT
8 tháng 5 2019 lúc 21:18

1, Theo công dụng, các khoáng sản được phân làm 3 loại:

- Khoáng sản năng lượng như: than đá, than bùn, dầu mỏ, khí đốt. Công dụng: làm nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng hoặc nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất.

- Khoáng sản kim loại gồm 2 loại:

+ Kim loại đen như: sắt, mangan, titan, crôm... dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen để sản xuất ra gang, thép...

+ Kim loại màu như: đồng, chì, kẽm... dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp luyện kim màu để sản xuất ra đồng, chì, kẽm.

- Khoáng sản phi kim loại như: muối mỏ, apatit, thạch anh, đá vôi, cát, sỏi, ... dùng để sản xuất phân bón, đồ gốm sứ, vật liệu xây dựng.

2, Khoáng sản là những khoáng vật có ích, được con người khai thác và sử dụng vào mục đích kinh tế. Mỏ khoáng sản là nơi tập trung một số lượng lớn khoáng sản có khả năng khai thác được , ví dụ : mỏ sắt, mỏ apatit... 3, Mỏ khoáng sản nội sinh được hình thành do quá trình nội lực( quá trình măcma) như mỏ sắt, đồng, chì,....

Mỏ khoáng sản ngoại sinh được hình thành do quá trình ngoại lực( phong hóa tích tụ) như mỏ than, cao lanh, đá vôi,...

4,

- Sông là: dòng chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa. - Lưuvực sông là vùng đất xung quanh sông. Lưu vực lớn thì lượng nước nhiều vàngược lại.

- Hệ thống sông là một mạng lưới các con sông nhỏ hợp thành cungcấp nước cho con sông chính.

5,

Đất là một lớp gồm có 3 tầng đất rõ rệt mỗi tầng đất có những tính chất riêng bởi sự caasu tạo và hình thành của chúng khác nhau. Tuy nhiên các tầng đất đó luôn gắn kết với nhau. Trong đất có hai thành phần chính đó là thành phần khoáng và thành phần hữu cơ.Thành phần khoáng chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong đất đai nó tạo độ thoáng trong lớp đất và lưu thông nước và cấc chất dinh dưỡng thấm vào đất. Thành phần hữu cơ giúp cung cấp chất dinh dưỡng để cây có thể sinh trưởng và phát triển bình thường.

6, Chất mùn có vai trò rất quan trọng trong đất vì chúng là nguồn thức ăn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sống trên mặt đất.

7, "Độ phì nhiêu của đất hay còn gọi là khả năng sản xuất của đất là tổng hợp các điều kiện, các yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt". Những điều kiện đó là: - Đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết ở dạng dễ tiêu đối

8, Con người có thể làm tăng độ phì của đất bằng cách bón phân, làm cho đất tốt, canh tác đúng kỹ thuật nhưng cũng có thể làm giảm độ phì của lớp đất bằng các hoạt động phá rừng, khai thác bừa bãi, đất nhiễm mặn, nhiễm phèn,...

Bình luận (0)
DM
8 tháng 5 2019 lúc 21:36

1.

- Khoáng sản ( năng lượng ) : Nhiên liệu cho công nghiệp năng lượng, nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất...

Khoáng sản kim loại : Nnguyên liệu cho công nghiệp luyện kim đen và luyện kim màu, từ đó sản xuất ra các loại gang thép, đồng, chì ...

- Phi kim loại : Nguyên liệu để sản xuất phân bón, đồ gốm, sứ, làm vật liệu xây dựng...

2.

- Khoáng sản là nguồn tài nguyên có giá trị của mỗi quốc gia.

- Những nơi tập trung khoáng sản thì gọi là Mỏ khoáng sản.

3.

- Những khoáng sản được hình thành do mắc ma rồi được đưa lên gần mặt đất thành mỏ thì gọi là Mỏ khoáng sản nội sinh như các mỏ : đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc...

- Những khoáng sản được hình thành trong quá trình tích tụ vật chất thường ở những chỗ trũng cùng với các loại đá trầm tích, thì gọi là các Mỏ khoáng sản ngoại sinh như các mỏ : than, cao lanh, đá vôi...

4.

- Hệ thống sông bao gồm : phụ lưu, chi lưu và dòng chính.

- Lưu vực sông là diện tích đất đai thường xuyên cung cấp nước cho sông

5.

- Đất có hai thành phần chính: thành phần khoáng và thành phần hữu cơ.

6.

- Chất mùn là nguồn thức ăn dồi dào, cung cấp chất cần thiết cho các thực vật tồn tại trên mặt đất.

7.

- Độ phì là tính chất quan trọng nhất của đất; độ phì của đất càng cao sự sinh trưởng của thực vật càng thuận lợi.

8. Trong sản xuất nông nghiệp con người đã có những biện pháp làm tăng độ phì của đất ( làm cho đất tốt ) như : cày bừa, bón phân, xới đất trước khi trồng cây cho đất tơi xốp,...

Đây là câu trả lời của mk. Chúc bn thi tốt nha. Nhớ tick hộ mk nhé. 😉🤗😘

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
MN
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NK
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
VA
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
HC
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
VP
Xem chi tiết