Bài 29. Axit cacbonic và muối cacbonat

LP

1.giải thích

a.Quá trình hình thành thạch nhũ trong các hang động

b.Tại sao người ta phải chế tạo nhiều lỗ trên tha tổ ong

c.Tại sao đáy ấm sau một thời gian sử dụng lại có lớp cặn bám

d.Tại sao khi đốt than ko đc đốt trong phòng kín, đặc biệt là ko đc đóng kín cửa

e.Tại sao khi đun một mẫu nước máy . Trước khi sôi , ta thấy nước có bọt khí lăn tăn sủi lên.Đun sôi một thời gian để nguội.Sau đó lại đun mẫu nước nói trên thì ko thấy sủi bọt khí

 

H24
11 tháng 7 2021 lúc 23:01

a)

Quá trình hình thành thạch nhũ là quá trình của các phản ứng

$CaCO_3 + CO_2 + H_2O \to Ca(HCO_3)_2$
$Ca(HCO_3)_2 \xrightarrow{t^o} CaCO_3 + CO_2 + H_2O$

b)

Người ta chế nhiều lỗ trên than tổ ong nhằm tăng bề mặt tiếp xúc với oxi khi đốt cháy than ngoài không khí.

c)

Vì khi đun nước chứa nhiều thành phần $Ca^{2+},Mg^{2+}$ , hay là một số loại nước cứng sẽ bị phân hủy thành muối cacbonat của canxi và magie bám vào đáy ấm.

d)

Khi đốt than có sinh ra một hàm lượng lớn khí $CO$ - là một loại khí độc, làm giảm khả năng hô hấp khí oxi và dẫn đến tử vong. Do đó không được đốt than trong phòng kín cửa.

e) Nước máy là một loại nước cứng tạm thời.

Khi đun thì muối hidrocacbonat bị phân hủy ra khí $CO_2$, tạo bọt khí lăn tăn.

 

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NN
Xem chi tiết
KP
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
NV
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết
DH
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết