Bài 26. Phong trào kháng Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

HP

1/đánh giá vai trò của Phan Đình Phùng và Cao Thắng trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê
2/Lý giải vì sao phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta và dùng diễn ra liên tục sôi nổi nhưng cuối cùng vẫn bị thất bại bài học lịch sử được rút ra từ các phong trào là gì
3/giới thiệu những nhân vật lịch sử tham gia phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế việc đặt tên cho các đường phố và trường học mà em biết

PP
4 tháng 3 2018 lúc 20:48

1)

Cao Thắng (1864-1893) là một trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng, và là một chỉ huy xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong lịch sử Việt Nam ở cuối thế kỷ 19. Phan Đình Phùng (1847 - 1895) hiệu: Châu Phong, là nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.
Bình luận (0)
HV
19 tháng 2 2019 lúc 11:46

1,Cao Thắng (1864-1893) là một trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng, và là một chỉ huy xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong lịch sử Việt Nam ở cuối thế kỷ 19. Phan Đình Phùng (1847 - 1895) hiệu: Châu Phong, là nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.

3,

- Trường tiểu học Hàm Nghi ( Đà Nẵng)

- Trường THCS Đinh Công Tráng ( Hà Nam)

- Trường THCS Phan Đình Phùng ( Hà Nội)

- Đường Tôn Thất Thuyết ( Hà Nội)

- Đường Phạm bành ( TP. Hồ Chí Minh)

- Đường Nguyễn Thiện Thuật ( Đà Nẵng)



Bình luận (0)
KD
13 tháng 3 2019 lúc 21:12

Câu 1

Cao Thắng (1864-1893) là một trợ thủ đắc lực của Phan Đình Phùng, và là một chỉ huy xuất sắc trong cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong lịch sử Việt Nam ở cuối thế kỷ 19. Phan Đình Phùng (1847 - 1895) hiệu: Châu Phong, là nhà thơ và là lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896) trong phong trào Cần Vương chống Pháp ở cuối thế kỷ 19 trong lịch sử Việt Nam.

Câu 2

- Các cuộc khởi nghĩa, các phong trào yêu nước của nhân dân ta chống thực dân Pháp diễn ra liên tục và sôi nổi nhưng đều không mang lại kết quả. Phong trào Cần Vương ( phong trào yêu nước theo ý thức hệ phong kiến, do giai cấp phong kiến lãnh đạo ) đã chấm dứt ở cuối thế kỉ XIX với cuộc khởi nghĩa của Phan Đình Phùng (1896). Sang đầu thế kỉ XX khuynh hướng này không còn là khuynh hướng tiêu biểu nữa. Phong trào nông dân, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám kéo dài mấy chục năm cũng thất bại vào năm 1913. - Phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các cụ Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh lãnh đạo cũng rơi vào bế tắc. Cuộc khởi nghĩa Yên Bái do Nguyễn Thái Học lãnh đạo cũng bị thất bại : Tư tưởng dân chủ tư sản là điều mới mẻ, thu hút sự chú ý của một số tầng lớp nhân dân ta, nhất là với tầng lớp trên. Song, từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa đế quốc, đẩy mạnh quá trình xâm lược, nô dịch các quốc gia, dân tộc nhỏ yếu và biến các quốc gia, dân tộc đó thành thuộc địa, thi hành chính sách thực dân tàn bạo, thì tư tưởng dân chủ tư sản ngày càng lộ rõ sự lỗi thời. Các phong trào yêu nước sôi sục trong khoảng thời gian từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX ở nước ta trên đây phản ánh và nối tiếp truyền thống yêu nước, bất khuất của dân tộc ta được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử. Nhưng đứng trước kẻ thù mới và chủ yếu là thiếu đường lối đúng đắn, thiếu tổ chức và lực lượng cần thiết nên các phong trào đó đã lần lượt thất bại. Cách mạng Việt Nam chìm trong khủng hoảng sâu sắc về đường lối cứu nước. Do đó, cách mạng muốn thành công phải có đảng cách mạng chân chính lãnh đạo. Đảng phải có hệ tiên tiến , cách mạng và khoa học dẫn đường. Đảng không có lí luận cũng giống như người không có trí khôn, tàu không có bản chỉ nam. Lí luận “ chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong Đảng ai ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo lí luận ấy”.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TA
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
YX
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
TA
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết