Đề kiểm tra cuối học kì II - Địa lí 8

EN

1.Đặc điểm chung của khí hậu nước ta. Giải thích vì sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm?

2.Trình bày về mưa bão của nước ta. Các giải pháp phòng chống bão ?

3.Đặc điểm chung của địa hình nước ta. So sánh đặc điểm chung của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc ?

4.Giá trị của địa hình đồi núi?

Giúp mik nhé. Cảm ơn các bạn

LH
10 tháng 5 2018 lúc 19:31

Câu 1:

Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa vì:

- Tính nhiệt đới: được quy định bởi vị trí nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến, bức xạ nhiệt luôn lớn và mọi nơi trong năm đều có hai lần mặt Trời lên thiên đỉnh.

⟹ Nhận được lượng nhiệt lớn, nhiệt độ trung bình năm cao trên 200C.

- Tính ẩm: Các khối khí di chuyển qua biển mang lại cho nước ta lượng mưa lớn (1500 – 2000 mm), độ ẩm dồi dào (>80%).

- Gió mùa: nước ta nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu nên gió Tín Phong bán cầu Bắc thổi quanh năm; mặt khác Việt Nam nằm trong khu vực châu Á gió mùa điển hình, chịu tác động của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

Câu 2:

a)Bão

-Hoạt động của bão ở Việt Nam

Nhìn chung, trên toàn quốc, mùa bão bắt đầu từ tháng VI và kết thúc vào tháng XI, đôi khi có bão sớm vào tháng V và muộn sang tháng XII, nhưng cường độ yếu. Bão tập trung nhiều nhất vào tháng IX, sau đó đến các tháng X và tháng VIII. Tổng số cơn bão của ba tháng này chiếm tới 70% số cơn bão trong toàn mùa. Mùa bão ở Việt Nam chậm dần từ Bắc vào Nam.

Trung bình mỗi năm có 3-4 cơn bão đổ bộ vào vùng bờ biển nước ta, năm nhiều có 8-10 cơn, năm ít có 1-2 cơn. Nếu tính số cơn bão có ảnh hưởng đến thời tiết nước ta thì còn nhiều hơn nữa, trung bình trong 45 năm gần đây, mỗi năm có gần 8,8 cơn bão.

-Hậu quả của bão ở Việt Nam và biện pháp phòng chống:

Bão thường có gió mạnh và mưa lớn. Lượng mưa trong một trận bão thường đạt 300-400mm, có khi tới trên 500-600mm. Trên biển, bão gây sóng to dâng 9-10m, có thể lật úp tàu thuyền. Gió bão làm mực nước biển dâng cao tới 1,5-2m, gây ngập mặn vùng ven biển.

Nước dâng tràn đê kết hợp nước lũ do mưa lớn trên nguồn dồn về làm ngập lụt trên diện rộng. Bão lớn, gió giật mạnh tàn phá cả những công trình vững chắc như nhà cửa, công sở, cầu cống, cột điện cao thế…Bão là một thiên tai gây tác hại rất lớn cho sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là ở vùng ven biển.

Ngày nay nhờ vào các thiết bị vệ tinh khí tượng, chúng ta cũng đã dự báo được khá chính xác về quá trình hình thành và hướng di chuyển của bão. Việc phòng chống bão là hết sức quan trọng. Để tránh thiệt hại. khi có bão các tàu thuyền trên biển phải gấp rút trở về đất liền hoặc tìm nơi trú ẩn. Vùng ven biển cần củng cố công trình đê biển. Nếu có bão mạnh cần khẩn trương sơ tán dân. Chống bão phải luôn kết hợp với chống lụt, úng ở đồng bằng và chống lũ, chống xói mòn ở miền núi.

Câu 3:

Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

+ Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn song Hồng đến dãy Bạch Mã.

● Hướng vong cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi: trong điều kiện lớp vỏ phong hóa dày, thấm nước tốt, vụn bở, trên các sườn đất dốc, đất bị xói mòn, rửa trôi, nhiều nơi trơ sỏi đá, hiện tượng trượt đất, đá lở.

+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông: hệ quả của quá trình xâm thực là sự mở mang nhanh chóng, đồng bằng hạ lưu sông (đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long).

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

+ Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)

+ Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.

+ Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…

So sánh :

Tiêu chí

Đông Bắc

Tây Bắc

Phạm vi

ở tả ngạn sông Hồng

hữu ngạn sông Hồng đến sông Cả

Hướng núi

- Vòng cung.

- Với 4 cánh cung lớn chụm lại ở Tam Đảo, mở rộng về phía Bắc và Đông (sông Gâm, Ngân Sơn, Đông Triều, Bắc Sơn).

Hướng Tây Bắc – Đông Nam

Độ cao

- Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích, trung bình 600 – 700 m.

- Độ cao có xu hướng giảm dần từ Tây Bắc về Đông Nam.

- Vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất cả nước với rất nhiều đỉnh núi cao trên 2000 m.

Điển hình là dãy Hoàng Liên Sơn (đỉnh Phanxipăng cao 3143 m).

Hình thái núi

- Một số đỉnh núi cao >2000 m, nằm ở thượng vòm sông Chảy (Tây Côn Lĩnh, Kiều LiTi, Puthaca).

- Trung tâm là đồi núi thấp với độ cao trung bình 500 – 600 m, ven biển độ cao <100 m.

- Theo hướng vòng cung của các dãy núi là hướng của các hệt thống sông: sông Gâm, sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam.

Chia thành 3 dải địa hình cùng hướng Tây Bắc – Đông Nam:

- Phía Đông là dãy Hoàng Liên Sơn cao độ sộ.

- Phía Tây là vùng núi trung bình chạy dọc biên giới Việt – Lào, một số đỉnh: Pu-đen-đinh, Pu-sam-sao.

- Ở giữa thấp hơn là hệ thống các sơn nguyên, cao nguyên đá vôi chạy từ Phong Thổ đến Mộc Châu, tiếp đến là dãy núi đá vôi từ Ninh Bình đến Thanh Hóa (CN. Sín Chải,Mộc Châu, Sơn La…).

- Cùng hướng các dãy núi là hướng các thung lũng sông: sông Đà, sông Mã.



Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
JS
Xem chi tiết
EN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
MA
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NB
Xem chi tiết
YY
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết