Đề kiểm tra cuối học kì II - Địa lí 8

EN

1.Đặc điểm chung của khí hậu nước ta. Giải thích vì sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

2.Trình bày về mua bão của nước ta. Các giải pháp phòng chống bão

3.Đặc điểm chung của địa hình việt nam. So sánh đặc điểm chung của địa hình vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc

4.Giá trị của địa hình đồi núi

5.Đặc điểm chung của sông ngòi nước ta. Giải thích các đặc điểm đó

6.Giá trị của tài nguyên sinh vật

7.Giá trị của sông ngòi. Nguyên nhân gây ô nhiễm sông ngòi

8.Các đặc điểm tự nhiên nổi bật của miền bắc và Đông Bắc Bắc Bộ. Giải thích vì sao miền này có mùa đông lạnh nhất cả nước

9.Vẽ biểu đồ cột-tròn. Nhận xét và giải thích( Đất và rừng)

g)

NH
6 tháng 6 2018 lúc 9:33

1. Đặc điểm chung của khí hậu nước ta:

- Khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa

- Khí hậu có tính chất đa dạng và thất thường

Đây là 2 đặc điểm chính của khí hậu nước ta, khi câu hỏi đưa ra tùy vào thời gian làm bài mà em phân tích ra nhé

Bình luận (0)
NH
6 tháng 6 2018 lúc 9:39

* Lí do khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa:

- Tính chất nhiệt đới:

Vị trí địa lí của nước ta: điểm cực Bắc gần chí tuyến Bắc (23o23'B), điểm cực Nam nằm cách Xích đạo không xa (8o34'B). Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc nên nền nhiệt cao lượng bức xạ lớn.

- Tính chất ẩm

+ Nước ta nằm kề biển Đông, đường bờ biển kéo dài trên 3260km. Biển Đông đã làm biến tính các khối khí thổi vào đất liền: tăng nhiệt ẩm cho khối khí từ phương Bắc xuống, làm dịu mát các khối khí nóng từ phương Nam lên

+ Hình dáng lãnh thổ hẹp ngang kéo dài theo chiều vĩ tuyến. Hướng nghiêng chung của địa hình là TB- ĐN thấp dần ra biển đã tạo thuận lợi cho các luồng gió hướng đông nam từ biển thâm nhập vào sâu trong đất liền

+ Gió mùa kết hợp với tác động của biển Đông đã mang đến cho nước ta lượng mưa lớn, độ ẩm cao.

- Tính chất gió mùa

Nước ta nằm ở rìa đông của lục địa Á - Âu, trung tâm của khu vực gió mùa châu Á, nơi giao lưu của các khối khí hoạt động theo mùa nên tính chất gió mùa thể hiện rất rõ

Chúc em học tốt!

Bình luận (0)
NH
6 tháng 6 2018 lúc 9:52

2. Bão Việt Nam

- Bão là vùng áp thấp gần tròn, có gió xoáy rất mạnh, kèm theo mưa to; tại vùng trung tâm gọi là "mắt bão"

- Bão đổ bộ vào Việt Nam từ tây Thái Bình Dương (trong khoảng 10o - 20oB và 130o - 145o Đ) hay từ biển Đông (7o - 20oB và 112o - 121o Đ)

- Hoạt động của bão ở Việt Nam

+ Thời gian: bắt đầu tháng 6 và kết thúc tháng 11, tập trung nhiều nhất vào tháng 8,9,10

+ Mùa bão chậm dần từ Bắc vào Nam: Ở khu vực phía Bắc (từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa) mùa bão đến sớm và kết thúc muộn, tháng bão xảy ra nhiều nhất là tháng 8 (tần suất 1-1,3 cơn bão/tháng). Ở khu vực Trung Trung Bộ và Nam Bộ mùa bão kết thúc muộn hơn (vào tháng 11,12) tỏng đó tháng bão nhiều nhất là tháng 9 (tần suất 1,3 đến 1,7 cơn/tháng)

+ Bão hoạt động mạnh nhất ở ven biển Trung Bộ, còn Nam Bộ ít chịu ảnh hưởng của bão

+ Trung bình mỗi năm có từ 3 - 4 cơn bão đổ bộ vào vùng biển nước ta, có năm lên tới 8-10 cơn bão

Chúc em học tốt!

Bình luận (0)
NH
6 tháng 6 2018 lúc 9:56

* Một số giải pháp phòng chống bão:

- Dự báo chính xác sự xuất hiện và hoạt động của các cơn bão

- Tuyên truyền, giáo dục, làm cho mọi người, mọi nhà, mọi địa phương nhận thức sâu sắc tác hại của bão để chủ động phòng, chống một cách có hiệu quả, với phương châm “Phòng tránh là chính, tự cứu mình là chính”.

- Xây dựng, quy hoạch các công trình phòng chống bão...

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
JS
Xem chi tiết
EN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
HB
Xem chi tiết
YY
Xem chi tiết
MA
Xem chi tiết
VA
Xem chi tiết
NP
Xem chi tiết