Ôn tập toán 7

NL

1)Cho góc xOy khác góc bẹt , Ot là tia phân giác của góc đó. Trên tia Ot lấy điểm H , qua H vẽ đường thẳng vuông góc với Ot cắt Ox tại A , Oy tại B

​a)C/m tam giác AHO = tam giác BHO

​b) Trên tia Ax lấy điểm C , trên tia By lấy điểm D sao cho AC=BD.C/m AD = BC

​c) C/m AB//CD

HA
24 tháng 1 2017 lúc 21:12

O A B H x t C D

a) Xét \(\Delta\)AHO và \(\Delta\)BHO có:

\(\widehat{AOH}\) = \(\widehat{BOH}\) (suy từ gt)

OH chung

\(\widehat{AHO}\) = \(\widehat{BHO}\) (= 90o)

=> \(\Delta\)AHO = \(\Delta\)BHO (g.c.g)

b) Vì \(\Delta\)AHO = \(\Delta\)BHO (câu a)

=> \(\widehat{OAH}\) = \(\widehat{OBH}\) (2 góc t/ư)

Ta có: \(\widehat{OAH}\) + \(\widehat{CAB}\) = 180o (kề bù)

\(\widehat{OBH}\) + \(\widehat{DBA}\) = 180o (kề bù)

\(\widehat{OAH}\) = \(\widehat{OBH}\) => \(\widehat{CAB}\) = \(\widehat{DBA}\)

Xét \(\Delta\)CAB và \(\Delta\)DBA có:

CA = DB (gt)

\(\widehat{CAB}\) = \(\widehat{DBA}\) (c/m trên)

AB chung

=> \(\Delta\)CAB = \(\Delta\)DBA (c.g.c)

=> CB = DA (2 cạnh t/ư)

c) Do \(\Delta\)AHO = \(\Delta\)BHO (câu a)

=> AO = BO (2 cạn t/ư)

=> \(\Delta\)AOB cân tại O

=> \(\widehat{OAB}\) = \(\widehat{OBA}\)

Áp dụng tc tổng 3 góc trong 1 tg ta có:

\(\widehat{OAB}\) + \(\widehat{OBA}\) + \(\widehat{COD}\) = 180o

=> 2\(\widehat{OAB}\) = 180o - \(\widehat{COD}\)

=> \(\widehat{OAB}\) = \(\frac{180^o-\widehat{COD}}{2}\) (1)

Ta có: OA + AC = OC

OB + BD = OD

mà OA = OB; AC = BD => OC = OD

=> \(\Delta\)COD cân tại O

=> \(\widehat{OCD}\) = \(\widehat{ODC}\)

Áp dụng tc tổng 3 góc trong 1 tg ta có:

\(\widehat{OCD}\) + \(\widehat{ODC}\) + \(\widehat{COD}\) = 180o

=> 2\(\widehat{OCD}\) = 180o - \(\widehat{COD}\)

=> \(\widehat{OCD}\) = \(\frac{180^o-\widehat{COD}}{2}\) (2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{OAB}\) = \(\widehat{OCD}\)

mà 2 góc này ở vị trí đồng vị nên AB // CD.

Bình luận (0)
HM
24 tháng 1 2017 lúc 21:16

Tự vẽ hình

a) Xét \(\Delta\)AHO vuông tại A và \(\Delta\)BHO vuông tại B có :

HO chung

\(\widehat{AOH}\) = \(\widehat{BOH}\) (do OH là tia phân giác \(\widehat{AOB}\))

=> \(\Delta\)AHO = \(\Delta\)BHO (c-g-c)

b) Vì \(\Delta\)AHO = \(\Delta\)BHO => OA = OB ( cặp cạnh tương ứng )

Ta có : OD = OB + BD

OC = OA + AC

Mà : OB = OA

và BD = AC

=> OD = OC

Xét \(\Delta\)AOD và \(\Delta\)BOC có :

OA = OB

chung \(\widehat{COD}\)

OD = OC

=> \(\Delta\) AOD = \(\Delta\) BOC (c-g-c)

=> AD = BC ( cặp cạnh tương ứng )

Bình luận (1)
HH
24 tháng 1 2017 lúc 21:00

Hỏi đáp Toán

a,

Xét tam giác AHO và tam giác BHO có:

AH = BH

t1 = t2

HO chung

\(\Rightarrow\) tam giác AHO = tam giác BHO (c.g.c)

b,

Gọi E là điểm AD cắt BC

\(\Rightarrow\) tam giác AEC = tam giác BED

\(\Rightarrow\) AC = BD ( 2 ạnh tương ứng )

c,

Xét tam giác OEC và tam giác OED :

OC = OD

Góc xOt = góc yOt

OE chung

\(\Rightarrow\) tam giác OEC = tam giác OED (c.g.c)

\(\Rightarrow\)góc OEC = OED (2 góc tương ứng)

Vì góc OEC và góc OED là 2 góc kề bù

\(\Rightarrow\) OEC + OED = 1800

Mà góc OEC = góc OED (chứng minh trên )

\(\Rightarrow\) góc OEC = góc OED = 1800/2 = 900

\(\Rightarrow\)góc CEH = góc BHE ( 2 góc ở vị trí SLT)

\(\Rightarrow\)CD // AB

P/s : lần đầu làm còn nhiều sai sót :)))

Bình luận (1)
PV
25 tháng 2 2018 lúc 18:29


x O y t C D H a) Xét tam giác AOH vuông tại H và tam giác BOH vuông tại H , có :

OH : chung

góc AOH = góc BOH ( gt )

OH : chung

=> tam giác AOH = tam giác BOH ( c-g-c )

Vậy tam giác AOH = tam giác BOH ( c-g-c )

b) Ta có : \(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{OAB}+\widehat{BAC}=180^o\\\widehat{OBA+\widehat{AB\text{D}=180^o}}\end{matrix}\right.\)mà góc OAB = góc OBA ( tam giác AOH = tam giác BOH ) => góc BAC = góc ABD

Xét tam giác BAC và tam giác ABD , có :

BA : chung

AC = BD ( gt )

góc BAC = góc ABD ( chứng minh trên )

=> tam giác BAC = tam giác ABD ( c-g-c )

=> BC = AD ( hai cạnh tương ứng )

Vậy BC = AD

Bình luận (0)
H24
1 tháng 12 2019 lúc 12:29

dễ lắm

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
CT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
PL
Xem chi tiết
LC
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
DQ
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết