1. Xung quanh chúng ta có biếtbao nhiêu là sản phẩm do bàn tay , khối óc của con người chúng ta sáng tạo ra từ chiếc đinh vít đến chiếc ô tô hay con tàu vũ trụ, từngôi nhà ở đến các công trình kiến trúc, xây dựng. Vậy những sản phẩm đó được làm ra như thế nào?
2. Em hãy cho biết các hình 1.2a, b và c lên quan như thế nào đến bản vẽ kĩ thuật. ( SGK/6)
3. Em hãy cho biết ý nghĩa các hình 1.3a và 1.3b. ( SGK/6)
4, Em hãy xem hình 1.4 và cho biết bản vẽ được dùng trong các lĩnh vực kĩ thuật nào? ( SGK/7)
Câu 2 :
Hình 1.2a (thiết kế): Khi định sản xuất một sản phẩm, người thiết kế phải diễn tả sản phẩm đó bằng bản vẽ, bản vẽ phải thể hiện rõ hình dạng, kết cấu sản phẩm: kích thước, yêu cầu kĩ thuật, vật liệu chế tạo từng chi tiết của sản phẩm. Tất cả các thông tin này được thể hiện trên tờ giấy có kích thước quy định; ghi vào vị trí nhất định bằng kiểu chữ, cỡ chữ, nét chữ theo quy định trong ban tiêu chuẩn của Nhà nước ban hành.
- Hình 1.2b (thi công); Bản vẽ kĩ thuật của người thiết kế được in ra và đưa đến bộ phận sản xuất để người công nhân thi công.
- Hình 1.2c (trao đổi); Trong khi thi công người công nhân thấy vấn đề gì chưa rõ hoặc chưa hợp lí thì trao đổi lại với người thiết kế để nếu thấy cần thiết thì điều chỉnh lại thiết kế trên bản vẽ theo ý kiến của bộ phận sản xuất
Câu 3 :
Cho chúng ta một cái nhìn khái quát về sản phẩm, từ bản vẽ đó sẽ là để cho người làm cũng như người dùng sử dụng một cách có hiệu quả và an toàn.
Câu 4 :
Trên hình 1.4 trong SGK đã ghi rõ bản vẽ kĩ thuật được dùng trong kĩ thuật các ngành: Cơ khí, nông nghiệp, xây dựng, giao thông, quân sự, kiến trúc, điện lực.
Ngành cơ khí: Khi sản xuất các máy móc cần có bản vẽ các chi tiết để bộ phận sản xuất chế tạo ta các chi tiết đúng yêu cầu của người thiết kế, có bản vẽ lắp để biết cách lắp ráp các chi tiết tạo thành một máy hoặc dụng cụ hoàn chỉnh.
Ngành nông nghiệp: Dùng bản vẽ trong việc sản xuất, lắp ráp, sửa chữa các máy móc nông nghiệp.
Ngành xây dựng: Khi thiết kế các công trình phải có bản vẽ để người công nhân xây dụng biết cách xây dụng công trình theo ý đồ người thiết kế.
Nói chung các ngành: Giao thông, quân sự, kiến trúc, điện lực. ... đều phải dùng đến bản vẽ kĩ thuật để thiết kế dụng cụ, máy móc, công trình. ... để người thi công thực hiện dùng ý đồ người thiết kế, người kiểm tra có căn cứ để kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm.
Nhưng có ngành chính của SGK này lại không được nhắc đến: Ngành Giáo dục không phải chỉ có phấn, bảng, giấy, bút như một số người thường nghĩ. Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng có nhiều bộ phận phải dùng đến vẽ kĩ thuật. Ngay tại Nhà xuất bản Giáo dục bộ phận biên lập và chế bản cũng phải thông hiểu về vẽ kĩ thuật trong khi biên tập và chế bản sách. Bộ phận trường sở chuyên thiết kế các trường học, bàn ghế, nội thất phòng thí nghiệm cũng phải dùng đến bản vẽ kĩ thuật. Các thiết bị giáo dục trước khi đưa vào sản xuất cũng phải có bộ phận thiết kế về kĩ thuật để đưa bộ phận chế thử: thiết bị dạy học được chế thử phải qua thực nghiệm giảng dạy ở các trường sau đó điều chỉnh lại thiết kế để sản xuất thiết bị hoàn chỉnh rồi trình Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt bây giờ mới sản xuất hàng loạt đưa về các trường.