Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácBài 15: Bản vẽ nhà
Bản vẽ nhà là một loại bản vẽ xây dựng thường dùng.
Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà.
Bản vẽ nhà được dùng trong thiết kế và thi công xây dựng ngôi nhà.
Bản vẽ nhà một tầng
Nội dung:
Gồm: Mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, các số liệu
a. Mặt cắt:
Là hình cắt có mặt phẳng cắt song song mặt phẳng chiếu đứng hoặc mặt phẳng chiếu cạnh
Diễn tả: các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.(cao tường cao mái, cao cửa,....)
b. Mặt đứng:
Là hình chiếu vuông góc các mặt ngoài của ngôi nhà
Diễn tả: hình dạng bên ngoài gồm các mặt chính, mặt bên, sau,..
c. Mặt bằng:
Là hình cắt mặt bằng của ngôi nhà
Diễn tả vị trí, kích thước(rộng- dài) các tường,cửa đi cửa sổ, cột, các thiết bị đồ đạc....
Mặt bằng là hình biểu diễn quan trọng nhất của bản vẽ nhà.
Kí hiệu quy ước một số bộ phận của ngôi nhà
Theo trình tự:
Khung tên
Tên gọi ngôi nhà
Tỉ lệ bản vẽ
Hình biểu diễn
Tên gọi hình chiếu
Tên gọi mặt cắt
Kích thước
Kích thước chung
Kích thước từng bộ phận
Các bộ phận khác
Số phòng
Số cửa đi và cửa sổ
Các bộ phận khác
Bản vẽ nhà gồm những hình biểu diễn nào? Chúng thường được đặt ở vị trí nào trên bản vẽ?
Mặt bằng: là hình cắt mặt bằng của ngôi nhà nhằm diễn tả vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ, các thiết bị, đồ đạc.
Mặt bằng là hình biểu diễn quan trọng nhất của bản vẽ nhà.
Mặt đứng: là hình chiếu vuông góc các mặt ngoài của ngôi nhà lên mặt phẳng chiếu đứng hoặc mặt phẳng chiếu cạnh, nhằm biểu diễn hình dạng bên ngoài gồm có mặt chính, mặt bên.
Mặt cắt: là hình cắt có mặt phẳng cắt song song với mặt phẳng chiếu đứng hoặc mặt phẳng chiếu cạnh, nhằm biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.
Bản vẽ nhà gồm các hình biểu diễn (mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt) và các số liệu xác định hình dạng, kích thước, cấu tạo của ngôi nhà.
Các hình biểu diễn của bản vẽ thể hiện các bộ phận nào của ngôi nhà?
Mặt đứng biểu diễn hình dạng bên ngoài của ngôi nhà, gồm có mặt chính, mặt bên.
Mặt bằng diễn tả vị trí, kích thước các tường, vách, cửa đi, cửa sổ, các thiết bị, đồ đạc, … trong ngôi nhà.
Mặt cắt biểu diễn các bộ phận và kích thước của ngôi nhà theo chiều cao.
Trình tự đọc bản vẽ nhà như thế nào?
B1: Đọc nội dung ghi trong khung tên.
B2: Phân tích hình biểu diễn (Để biết cách bố các phòng, vị trí các bộ phận của ngôi nhà).
B3: Phân tích và xác định kích thước của ngôi nhà (Kích thước chung, kích thước từng bộ phận của ngôi nhà).
B4: Xác định các bộ phận của ngôi nhà (Số phòng, số cửa đi, số cửa sổ và các bộ phận khác).
Để bổ sung cho bản vẽ nhà, người ta thường dùng hình chiếu phối cảnh của ngôi nhà.
Như tên tiêu đề của bài Bản vẽ nhà, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
Phân tích được nội dung bản vẽ nhà.
Sử dụng đúng ký hiệu quy ước của bản vẽ nhà.
Đọc được bản vẽ nhà theo đúng trình tự nhất định
Phía sau một cô gái đã đóng góp một phiên bản khác cho bài học này (17 tháng 10 2021 lúc 20:38) | 0 lượt thích |