Văn bản ngữ văn 8

NQ

1, Từ nội dung văn bản ' BÀn luận về phép học' của Nguyễn thiếp, hãy viết 1 bài văn nghị luận trình bày ý kiến của em về vấn đề học tập.

2, Từ thực tết cuộc sống, hãy chứng minh lợi ích của những chuyến tham quan du lịch đối với học sinh?

Giúp mình với.

NV
5 tháng 5 2018 lúc 21:15

Đề 2:

Ôn tập ngữ văn lớp 8Ôn tập ngữ văn lớp 8Ôn tập ngữ văn lớp 8

Bình luận (0)
HS
6 tháng 5 2018 lúc 18:22
Suy nghĩ về việc học của học sinh ngày nay – Bài số 1

Ngày nay, khi khoa học kĩ thuật phát triển thì việc học tập cũng phát triển theo. Chính vì vậy giới học sinh chúng ta đã sáng tạo ra rất nhiều cách học nhằm mang lại hiệu quả cao nhất cho bản thân. Nhưng theo tôi: trong học tập, tự học là cách học tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong khi học. Và khi nói đến vấn đề này, tôi muốn mọi người hiểu được trước nhất là ý nghĩa của việc học rồi mới đến cách tự học. Vậy học là gì?

Tự học là gì? Học là quá trình con người tiếp thu những kiến thức, kĩ năng do người khác truyền lại và tự học là việc con người phát huy những kiến thức, kĩ năng đã được truyền lại bằng chính sức lực, khả năng của riêng mình. Thực tế ngày nay cho thấy các cách học của các bạn chưa mang lại hiệu quả cao. Học sinh ngày nay đã quá phụ thuộc vào các bài giảng của thầy cô trên lớp, thầy cô dạy như thế nào thì lại hiểu và học như thế ấy dẫn đến quá trình thụ động, thiếu suy nghĩ và sáng tạo trong lúc học để đào sâu kho tàng kiến thức còn ẩn sâu các bài giảng của thầy cô. Và cũng chính vì chỉ học cô đọng trong các bài giảng bốn mười lăm phút trên lớp của thầy cô mà dẫn đến tình trạng học sinh phải đi học thêm tràn lan. Mà khi đã học thêm tràn lan thì lại càng khiến mọi người không chịu tự học, càng thêm phụ thuộc vào việc học thêm. Thêm việc ngày nay khi việc học được nâng cao thì có quá nhiều sách tham khảo, văn mẫu, hướng dẫn…dẫn đến việc học sinh đâm lười suy nghĩ trong khi làm các bài tập.Vì vậy, tự học còn giúp bạn hình thành đức tính cần cù, chịu thương chịu khó… giúp bạn vượt qua mọi trở ngại và tự tin vào cuộc sống!

Hậu quả của những việc trên rất nặng nề vì như vậy sẽ dễ dẫn đến hiện tượng "học vẹt": học thuộc bài nhưng không hiểu nội dung, vấn đền được nêu ra trong bài dẫn đến việc học xong là quên ngay, kiến thức không bền và sẽ không làm được các bài tập thực hành, chỉ học lí thuyết suông, kiến thức sẽ ngày càng rỗng, thành tích học tập sẽ càng sút kém khiến mọi người đâm nãn chí. Một khi kiến thức đã trang bị không chắc chắn thì kết quả sẽ không bao giờ cao.

Chính những thực tế được nêu trên lại càng khẳng định việc tự học cho bản thân là rất quan trọng. Nó chính là một chiếc chìa khóa đưa ta đến kho tàng tri thức, là điều kiện giúp ta thành công trong học tập. Nếu chúng ta biết tự học cho bản thân thì chúng ta chắc chắn sẽ thành công và nâng cao được tri thức của chính mình. Tự học giúp con người có được ý thức tốt nhất trong quá trình học: chủ động suy nghĩ, tìm tòi, khám phá, nghiên cứu và nắm được bản chất vấn đề từ đó tự học giúp ta tiếp thu được kiến thức từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, từ truyền hình ti vi, từ bạn bè hoặc từ những người xung quanh,những kinh nghiệm sống của nhân dân. Tự học giúp ta có thể chủ động ghi nhớ các bài giảng trên lớp, tiết kiệm được thời gian, có thể tiếp thu một lượng kiến thức lớn mà vẫn hiểu và nắm chắc bài học. Và qua tự học, từ lí thuyết, chúng ta biết chủ động luyện tập thực hành, giúp ta có thể nhanh chóng hình thành kĩ năng, củng cố và nâng cao kiến thức đã học. Vì vậy, chủ động tự học sẽ giúp ta tìm ra được phương pháp học tốt nhất mang lại hiệu quả cao cho chính bản thân mình. Ví như các vị danh nhân nổi tiếng trên thế giới thành đạt trong sự nghiệp học tập, có được kiến thức uyên thâm cũng là nhờ biết chủ động tự học mà dẫn đến thành công như Thần đồng Lương Thế Vinh khi xưa, nhờ cố gắng chủ động tự học cộng với phẩm chất thông minh trời ban mà sau đỗ trạng, chế ra bảng cửu chương còn lưu truyền mãi đến ngày nay…hay Trạng nguyên lừng danh Mạc Đinh Chi, lúc nhỏ nhờ biết chủ động tự học, sáng tạo cách học bắt đom đóm bỏ vỏ trứng mà sau đỗ trạng, đi xứ làm rạng danh nước nhà, được phong "Lưỡng Quốc Trạng Nguyên" vang danh hai nước, ghi vào sử sách nhân loại về những tấm gương tự học sáng ngời. Tuy phương pháp tự học đã có từ lâu đời những đó là một phương pháp rất có hiệu quả cho việc học tập. Tôi khẳng định rằng tự học là chìa khóa, là con đường đưa ta đến thành công…Vị lãnh tụ vĩ đại ngày trước của dân tộc Việt Nam ta cũng đã từng nỗ lực tự học, Bác đã tự say mê tìm tòi học hỏi và đã thành công, thông thuộc được nhiều ngôn ngữ của các nước trên thế giới và tìm ra được con đường cứu nước, đưa cả dân tộc Việt Nam ra khỏi ách đô hộ của giặc Tây tàn ác, hướng đến nền độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc ngày nay.

Chính vì vậy, tự học là cách tốt nhất giúp ta tiến bộ hơn trong học tập,mang lại một kết quả học tập cao nhất có thể. Nếu chúng ta biết nỗ lực tự học,chúng ta sẽ thành công, sẽ mở được một tương lai rộng mở cho chính mình.Nếu chúng ta học tập thành công, chúng ta sẽ trở thành những người có ích cho xã hội, cho đất nước, đưa đất nước ngày càng đi lên, phát triển đến một tầm cao mới.

Bình luận (0)
NN
5 tháng 5 2018 lúc 20:20

1/

Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.

Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật... Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được
thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: "Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm".

Tại sao phải "học đi đôi với hành"? Tại sao lại phải "theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.

Học luận lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,... mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,... Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật... cho oai! Nước ta đang trên dường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh... không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh nhiệt liệt quán triệt, hưởng ứng.

Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.

"Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lí thuyết được khắc sâu, lí thuyết được thực hành soi sáng, vừa học vừa tập, vừa ôn vừa luyện, nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi "tuổi trẻ sáng tạo” ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phát minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.

"Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội

chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".

Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" - 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấy thấm thía:

"Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành;

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,

Tuỳ theo sức của mình.

Để tham gia kháng chiến

Để gìn giữ hòa bình.

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh".

Bình luận (0)
NN
5 tháng 5 2018 lúc 20:21

Chúng ta vẫn thường nghe những câu tục ngữ như "Học đi đôi với hành" hay "Người có học, có thể thay đổi cả thế giới",.. Quả đúng là như vậy, từ xưa đến nay, việc học luôn luôn được ưu tiên đặt lên hàng đầu. Con người sống trong xã hội cần phải có học thức để sinh tồn và phát triển trong sự nghiệp. Vì vậy, khi vừa lên ngôi hoàng đế, Quang Trung đã chiêu tài các quân sĩ và Nguyễn Thiếp đã tấu lên nhà vua bài "Bàn luận về phép học" đúng đắn "Ngọc bất mài, bất thành chí, nhân bất học, bất trí lý".

Đầu tiên chúng ta cần phải hiểu rõ học là gì? Hành là gì? Học là quá trình thu nhận kiến thức, lưu trữ lý thuyết cũng giống như các máy tính là lưu trữ thông tin và dữ liệu nhưng chúng ta học linh hoạt và phải có chiều sâu, hiểu rõ vấn đề chứ không phải học vẹt, học gạo, phải vừa học vừa suy nghĩ mới phát huy hết khả nắng của mình. Hành gọi chung là thực hành, luyện tập, đưa những kiến thức đã học áp dung vào thực tế đời sống.

Vậy tại sao người ta thường nói "Học đi đôi với hành", học và hành lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau? Bởi học vấn là điều tất yếu mà mỗi con người chúng ta cần phải có. khi học xong lý thuyết thì phải thực hành ra đời sống thực tế. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đa nhấn mạnh "Ngọc bất mài, bất thành chí, nhân bất học, bất trí lý".

Con người ta, học cốt để trở thành người có trí tuệ, lý trí, nghị lực. Khi học, con người chúng ta phải hiểu rõ mục đính của việc học để sau này không lệch lạc, không ra rời khỏi con đường đúng đắn, không có cách học sai lầm. Mục đích của người đi học, từ đầu, phải xác định là không học để mưu cầu danh lợi, không chỉ học cho cá nhân mình và cho gia đình nhỏ bé, như ông bà ta thường nói chỉ để vinh thân phi gia, mà phải nghĩ xa hơn, sâu hơn là học để "lập đức", "lập công", để phò vua giúp nước theo như nền chính học thì lúc ấy"triều đình ngay ngắn, thiên hạn thịnh trị". Nếu ta chỉ học mà không có mục đích thì sẽ biến việc học thiêng liêng thành nấc thang danh vọng tầm thường thành công cụ để mưu cầu danh lợi như bọn tiểu nhân hay thành một thứ để khoe khoang. Ông cha chúng ta ngày xưa đã nói: Bất học bất trí lý. Mục đích cuối cùng của sự học là nhằm phục vụ cho mọi công việc đạt hiệu qua cao hơn. Nếu học được lý thuyết thì cao siêu đến đâu chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói "Học mà không hành thì vô ích, hành mà không học thì hành không trôi chảy". Lời dạy trên của Bác cũng góp phần khẳng định mối quan hệ mật thiết và tương trợ giữa hai yếu tố " học" và "hành" trong cuộc sống. Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lý thuyết và thực hành được hiểu khác hơn, học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rời với nhau. Việc thực hành có tác dụng củng cố kiến thức, khắc sâu những điều đã học. Người có học mà không biết ứng dụng vào những điều đã học vào thực tế thì việc học ấy trở nên vô ích. Sau mỗi bài học lý thuyết là bài tạp để củng cố, sau mỗi tiếp thí nghiệm thực hành là kiến thức đã học được khắc sâu hơn. Nếu không có những tiết bài tập và thí nghiệm thì những điều chúng ta đã học sẽ trở thành mớ lý thuyết suông không có tác dụng gì. Học mà không hành thì sẽ ra sao? Học mà không hành thì giống như ông cha ta đã từng nói "Con tằm ăn dâu, đâu phải để mà nhả dâu, mà là để nhả tơ…". Tức là nếu như học mà không "tiêu hóa", không "hành" thì khác gì con tằm ăn dâu, mà nhả lại những gì kẻ khác đã nói. Học như thế, không có ích gì cho bản thân mà còn hạ phẩm cách của con người ngang hàng với máy móc. Một xã hội mà con người chỉ còn là một bộ máy thì sứ mạng của văn hóa đã đến ngày cùng tận. Nhưng nếu chỉ có hành mà không học thì sẽ trở thành kẻ phá hoại. Thực tế cho thấy trong tất cả các cấp học ngày nay, phương châm học đi đôi với hành hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà ta thu được từ sách vở, nhà trường phải áp dụng vào thực tế cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người. Chẳng hạn như chúng ta vừa nghe giảng bài với những kiến thức cơ bản, với những định nghĩa, định luật, kiến thức khó nhớ nhưng nếu áp dụng vào bài tập thì kiến thức sẽ được nhớ lâu.

Qua đó tác giả cũng phê phán những kẻ chuộng hình thức lấy việc học để khoe mẽ thì không còn cần thiết bởi thực tế đã chứng minh"trăm hay không bằng không bằng tay quen", nghĩa là nếu như học lý thuyết thì chỉ là lý thuyết suông, trong công việc chỉ là "chỉ tay năm ngón", còn khi vào công việc sẽ trở nên lúng túng làm hỏng việc. Chúng ta cũng phê phán, lên án những kẻ học gạo, hay học đối phó, học vẹt. Song song với việc thực hành những điều trên, chúng ta cần nhận ra hậu quả của việc học vẹt và lười học, học đừng như máy thu âm chỉ biết lặp lai những gì người khác nói và cũng đừng suy nghĩ như những con rô bốt, cả hai điều này đều rất tai hại.

Do đó chúng ta không thể coi nhẹ vai trò to lớn của việc học mà phải nhìn nhận, đanh giá đúng mức mối quan hệ giữa học và hành. Học và hành phải đi đôi vì chúng có tác động hai chiều với nhau. Học hướng dẫn hành. Hành bộ sung, nâng cao và làm cho việc học thêm hoàn thiện. Học mà không có hành thì chỉ như lý thuyết suông. Trái lại, chỉ chú trọng thực hành mà không chịu học hỏi thì làm việc gì cũng khó khăn. Học và hành là hai mặt của một quá trình. Không thể xem nhẹ mặt này hay mặt kia. Học và hành là phương pháp đúng giúp chúng ta có kiến thức, có kỹ năng. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp chúng ta có chỗ đứng trong xã hội, giúp chúng ta sinh tồn và phát triển trong tương lai sự nghiệp.

Tuy đã cách chúng ta hơn ba thế kỷ nhưng lời dạy của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp về một cách học đúng đắn vẫn còn tồn tại mãi cho đến ngày hôm nay. Chỉ có học kết hợp với thực hành mới đem lại hiệu quả cao. Vì vậy chúng ta phải noi theo lời dạy của ông.

Học luôn là vấn đề quan trọng và được đặt lên hàng đầu của bất cứ quốc gia nào nên chúng ta phải ý thức được tầm quan trọng lớn lao của sự học và phải luôn khắc ghi những lời dạy của ông cha ta xưa. Em thấy mình cần phải chăm chỉ rèn luyện, trau dồi kiến thức nhiều hơn nữa dể trở thành một công dân tốt cho xã hội, để sau này lớn lên góp phàn xây dựng đất nước hùng mạnh, vững bền.

Bình luận (0)
NN
5 tháng 5 2018 lúc 20:22

1/

Như chúng ta đã biết, từ lâu việc học đã được đặt lên hàng đầu và một đất nước có nền giáo dục tốt, có nhiều người tài, có cách học đúng đắn là một nước phát triển phồn vinh, thịnh vượng. Từ xưa đến nay, việc học đúng đắn luôn là mối quan tâm của những học sinh và những thầy, cô giáo yêu nghề, chúng ta đều mong muốn việc học đạt được kết quả cao và tốt hơn. La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp – một người tài giỏi, một trợ thủ đắc lực của vua Quang Trung đã từng dâng lên vua bản tấu "Bàn luận về phép học "để vua có thể trị vì đất nước phồn vinh, làm cho nước phát triển. Trong bản tấu, Nguyễn Thiếp đã đưa ra mục đích chân chính của việc học và cách học đúng đắn để tìm ra nhiều nhân tài giúp ích cho đất nước. Một trong những cách học đúng đắn và hiệu quả nhất mà ngày nay chúng ta vẫn luôn áp dụng chính là học đi đôi với hành.

Vậy học là gì? Hành là gì? Học là quá trình tiếp thu kiến thức của mỗi người. Học là nâng cao, mở rộng tầm hiểu biết của mình về thế giới xung quanh. Học là phương pháp tốt nhất để hoàn thiện bản thân và giúp ích cho xã hội. Ở trường, khi bạn ngồi lắng nghe thầy cô giáo giảng bài cũng là học, nhìn để biết, thầy cô đang viết gì cũng là học,… Học luôn luôn có ở mọi lúc, mọi nới trong cuộc sống của mỗi con người. Hành là quá trình vận dụng kiến thức mà chúng ta đã được học vào bài tập, đời sống, cách giao tiếp,… Hành nói chung lại là thực hành, Hàng giúp cho việc học của mỗi chúng ta thêm trôi chảy.

Từ xưa, ông cha ta đã dạy:" Bất học, bất tri lí ", có nghĩa là " không học, không biết rõ đạo lí ". Hay La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cũng đã nêu trong bài tấu:" Ngọc không màu, không thành đồ vật. Người không học không biết rõ đạo ". Từ đó, mục đích chân chính của việc học là gì? Học để trở thành người là ý nghĩa lớn nhất của việc học. Theo quan niệm của người xưa thì người có học có hơn, có học vẫn luôn có tiếng nói trong xã hội vì người có học thì là người am hiểu đời sống, am hiểu đạo lí và lẽ phải. Học để trở thành người có ích cho xã hội, học để trở thành niềm tự hào của cha mẹ, thầy cô. Nếu học, con người ta sẽ có tư tưởng thoáng hơn, có đầu óc linh hoạt hơn người không học. Người không có học thì đầu óc không được mở mang, học được tiếp xúc nhiều với kiến thức cần có. Nếu chúng ta học giỏi, học tốt có được nhiều giải thưởng to và cao trong nhiều cuộc thi trí tuệ thì sẽ trở thành niềm tự hào gia đình, bạn bè, thầy cô và nhà trường. Hay như ông Nguyễn Thiếp đã đưa ra ý kiến của mình rằng đất nước càng có nhiều người tài thì đất nước càng phồn vinh, càng phát triển thịnh vượng. Học là để trở thành con người am hiểu đạo sống, am hiểu nhân loại và muôn loài. Học để góp phần làm cho đất nước phát triển, góp phần xây dựng đất nước đi lên, sánh vai cùng với các cường quốc năm châu như lời Bác nói:"Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp được hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn công học tập của các cháu ".

Vì sao học phải đi đôi với hành? Tuy học có rất nhiều lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội nhưng nếu không áp dụng kiến thức được học vào đời sống thì việc học cũng không trở nên trôi chảy. Bác Hồ đã từng nói:"Học phải đi đôi với hành. Học mà không hành thì học không có nghĩa, hành mà

không học thì hành không trôi chảy". Thực tế đúng là như vậy, nếu chúng ta chỉ ngồi nghe thầy cô giảng không thôi mà không làm bài tập vận dụng thì lâu ngày kiến thức được học sẽ bị phai dần đi rồi một thời gian sau, kiến thức sẽ bị quên lãng hoàn toàn nếu không còn sử dụng tới. Như thế, việc học của chúng ta trở nên không có ích, không những làm cho chúng ta bị rỗng kiến thức mà còn làm cho chúng ta phải học lại từ đầu, vừa mất sức vừa mất thời gian. Trên lớp, nếu sau khi học xong lí thuyết, chúng ta áp dụng ngay vào bài tập và về nhà làm thêm bài tập về nhà nữa thì kiến thức sẽ được lưu giữ lại trong đầu, rất khó quên. Cũng như khi chúng ta nấu một món ăn nào đó nhưng chỉ đọc nguyên liệu, cách làm, cách trình bày mà không thực hành nấu thì làm sao chúng ta có thể nấu một món ăn thật ngon được, mọi việc đều được kết hợp giữa học và hành. Ngược lại nếu hành mà không học cũng không trôi chảy. Giả sử như chúng ta viết một bài văn nhưng chỉ biết viết mà không biết phải viết như thế nào cho đúng, cho hay thì bài văn không đạt kết quả cao. Hay chỉ biết nấu canh nhưng lại không biết cho gì vào trước, cho gì vào sau thì món canh của chúng ta sẽ không ngon mà ta cũng chưa chắc đã ăn được. Hành mà không học thì sẽ rỗng kiến thức, kết quả học tập sẽ không được như mong muốn. Học mà không hành thì chẳng khác nào " chỉ tay năm ngón ", chỉ biết nói mồm chứ không biết làm.

Bên cạnh đó thì chúng ta phải học như thế nào? Cách học nào thì đúng đắn và có hiệu quả cao? Từ những điều nói trên thì học đi đôi với hành là tốt nhất, vừa có được kiến thức lại áp dụng trôi chảy vào đời sống và bài tập. Qua đó thì La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp cũng đã đưa ra cách học đúng đắn. Điều đó đã được nêu rõ trong bản tấu mà ông dâng lên vua Quang Trung. Theo ông, muốn tìm được nhiều người tài giỏi thì vua phải cho xây dựng nhiều trường học với nhiều thầy cô giỏi. Việc học phải lấy tiểu học làm gốc, tuần tự tiến lên học tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học từ cơ bản đến nâng cao, lấy kiến thức cơ bản nhất làm nền móng. Học rộng, học nâng cao nhưng phải biết tóm gọn lại. Học đến đâu phải hiểu và nắm chắc kiến thức đến đó, học cao thì phải biết thực hành nhiều để áp dụng vào thực tế cũng như không làm rỗng kiến thức. Nguyễn Thiếp đưa ra cách học trên để vua Quang Trung tìm được nhiều nhân tài giúp ích cho đất nước, làm cho triều đình ổn định, đất nước thái bình, thịnh vượng, phát triển phồn vinh. Chúng ta cũng nên lấy cách học đúng đắn này để học tập tốt hơn. Ngoài ra, La Sơn Phu Tử cũng phê phán những kẻ học vẹt, học đối phó, học giấu dốt, học để được làm quan, được an nhàn mà hưởng lộc,… Nếu học không đúng cách như thế thì sẽ làm cho đất nước suy thoái. Thử hỏi nếu ai cũng có suy nghĩ học để được sung sướng cho bản thân thì liệu đất nước có phát triển được hay không? Không những thế, nếu ai cũng học đối phó thì có thể trở thành người có ích được hay không?…

Qua đó, câu hỏi đặt ra cho chúng ta là:" Chúng ta phải làm gì?". Mỗi học sinh như chúng ta nói riêng và mỗi con người Việt Nam nói chung cần noi theo cách học đúng đắn mà Nguyễn Thiếp đã đưa ra để góp phần đưa đất nước, dân tộc phát triển hơn nữa. Bên cạnh đó, chúng ta cũng phải học tập chăm chỉ, học đi đôi với hành để áp dụng kiến thức vào thực tế, để trở thành niềm tự hào của gia đình, bạn bè, xã hội. Ngoài ra, chúng ta cũng cần phải phê phán những kẻ học giấu dốt, học vẹt, học đối phó, học vì lợi ích của bản thân, vì được làm quan to chức lớn để được an nhàn mà hưởng lộc. Một đất nước càng có nhiều nhân tài thì càng phát triển phồn vinh, ngược lại đất nước có nhiều kẻ thiếu hiểu biết, lười học, chỉ nghĩ cho bản thân thì kinh tế sẽ đi xuống, nhân dân không được ấm no, hạnh phúc, cuộc sống khó khăn, lạc hậu. Vì vậy, là một học sinh, em thấy vô cùng tự hào về truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam ta, vừa thấy khâm phục La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp vì tài năng và lòng tận trung tận lực với triều đình và đất nước của ông. Không những thế, em còn tự hứa với bản thân rằng sẽ cố gắng học tập và noi theo ông Nguyễn Thiếp để trở thành người có ích cho xã hội.

Với cương vị là một học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường nói riêng và là một công dân Việt Nam nói chung, em thấy tất cả mọi người chúng ta cần phải học tập theo tấm gương của Bác và lời dạy của Bác:" Học phải đi đôi với hành ". Qua đó, em còn thấy mình cần bổ sung những thiếu sót mà mình còn thiếu và học tập chăm chỉ để trở thành một công dân có ích cho xã hội và đất nước. Học để xây dựng đất nước. Học để trở thành người am hiểu mọi thứ. Học để hoàn thiện bản thân và giúp đỡ cho mọi người xung quanh. Nhà bác học Lê-nin đã từng nói:" Học, học nữa, học mãi ".

Mgid

Bình luận (0)
NN
5 tháng 5 2018 lúc 20:22

2/

Đối với học sinh, kiến thức khong chỉ là học qua sách vở, bài giảng của thầy cô mà còn là sự quan sát, tìm hiểu thực tế. Tham quan, du lịch cũng là một cách tiếp xúc với thực tế, góp phần làm hiểu sâu hơn kiến thức đã học cũng như giải toả căng thẳng, đem lại nhiều niềm vui và sức khoẻ cho cuộc sống. Qua đó, ta thấy được tham quan, du lịch thực sự bổ ích đối với mọi người cũng như học sinh chúng ta.

Những chuyến tham quan, du lịch đem lại cho ta thật nhiều lợi ích. Đầu tiên phải kể đến là niềm vui sướng, hân hoan khi được tận mắt tham quan, tận mắt nhìn thấy những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà trước kia chỉ có thể nhìn qua sách báo. Có tận mắt trông thấy mới hiểu được cái đẹp, cái kì vĩ mà báo chí mọi người vẫn ca ngợi. Thêm vào đó, được chìm trong cái đẹp của thắng cảnh, được chú tâm tìm hiểu văn hoá lịch sử của các khu di tích cũng khiến tâm hồn ta thoải mái, giải toả căng thẳng, tạm thời quên đi nỗi lo lắng trong học tập, trong công việc và cuộc sống. Tâm hồn thoải mái thì sức khoẻ cũng cải thiện, tinh thần cũng trở nên khoẻ khoắn, năng động lạ thường. Đi tham quan, du lịch, không ai lại ngồi im mà phải đi đây đi đó tìm hiểu, cho thoả trí tò mò cũng như được nhìn ngắm cảnh thiên nhiên thoáng đãng, tươi đẹp. Đây chính là 1 cách rèn luyện sức khoẻ, giúp tinh thần được minh mẫn cũng như đem lại nhiều niềm vui cho cuộc sống.
Tham quan du lịch không chỉ mang lại cho ta sức khoẻ, niềm vui mà còn đem đến những bài học bổ ích không có trong sách vở, giúp ta hiểu sâu hơn những bài học trong nhà trường. Với một chuyến tham quan du lịch địa đạo Minh Đạm ở Bà Rịa, chúng ta không khỏi cảm phục lòng yêu nước đến quên mình của các chiến sĩ bộ đội. Bởi chỉ có lòng dũng cảm, ý‎ chí niềm tin về một đất nước hoà bình mới tiếp cho họ nghị lực, để rồi chỉ với những công cụ thô sơ nhất là cuốc, xẻng, kì diệu làm sao đã đào được một căn cứ hoạt động cách mạng dưới lòng đất nhỏ, hẹp nhưng dài tận vài kilomet. Căn cứ hoạt động cách mạng địa đạo Minh Đạm cho tới nay đã trở thành một điểm tham quan du lịch hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến cùng tham quan, để biết được sự gian lao khổ cực của những người chiến sĩ đã trải qua để đem đến hoà bình ngày hôm nay. Tham quan di tích địa đạo Minh Đạm, mỗi chúng ta chợt nhận ra hoà bình tự do ngày hôm nay thật đáng quý biết bao, điều tưởng chừng đơn giản ấy lại phải đánh đổi bằng mồ hôi, nước mắt của các chiến sĩ bộ đội, từ đó, ta càng thêm quý trọng cuộc sống của bản thân, sống sao cho tốt để xứng đáng với cái độc lập tự do cao quý ấy. Đây chẳng phải là một lợi ích của việc tham quan du lịch sao? Chẳng những nâng cao hiểu biết về lịch sử dân tộc mà còn giúp ta thêm yêu cuộc sống, biết sống sao cho tốt hơn, cho phải đạo, cho xứng đáng với sự hi sinh của các chiến sĩ bộ đội anh dũng.
Sẽ thật thiếu sót nếu không nhắc đến khu di tích nhà tù Côn Đảo thuộc tỉnh BR-VT, vốn là một địa điểm tham quan du lịch độc đáo mà du khách khó có thể bỏ qua. Khu di tích điễn ta cuộc sống cực khổ, đau đớn của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp, Mĩ. Tại đây,
họ bị nhốt trong những căn phòng chật hẹp không chút ánh sáng, nóng bức, ăn uống thiếu thốn, đã vậy còn bị đánh đập, tra tấn dã man, tàn bạo. Trăm bề cơ cực là vậy nhưng những người chiến sĩ vẫn rất anh dũng, nhất quyết không phản bội Tổ quốc, ý chí quyết tâm về một đất nước độc lập tự do đã chiến thắng nỗi đau thể xác tầm thường. Nhà tù Côn Đảo có một nơi gọi là chuồng cọp, đã vào đến đây thì chết là con đường duy nhất. Trên lớp, ta được thầy cô giáo giảng về những kiến thức lịch sử, những sự kiện trong quá khứ gắn liền với các địa danh lịch sử, nhưng những lời giảng đó chẳng thể diễn tả hết được cái gian lao, khó khăn cũng như lòng dũng cảm của các chiến sĩ bộ đội. Chỉ có tận mắt trông thấy mới hiểu được tường tận cái quá khứ lịch sử đầy gian khổ nhưng cũng không kém phần hào hùng của dân tộc ta.
Những chuyến tham quan du lịch mang lại cho ta hiểu biết về lịch sử, về mọi lĩnh vực trong cuộc sống cũng như giúp ta thêm yêu mến vẻ đẹp của thiên nhiên, quê hương, đất nước. Sở hữu vẻ đẹp tươi mát, hùng vĩ, ấn tượng, vịnh Hạ Long được mệnh danh là một trong 7 Kì quan thiên nhiên mới của thế giới. Nơi có làn nước trong xanh, mặt nước phẳng phẳng lặng, điểm thêm hàng ngàn đảo lớn nhỏ bao quanh. Đẹp nhất là Hò Chống Mái, Hòn Chó Đá,... phong cảnh thiên nhiên vô cùng hữu tình, thơ mộng. Vịnh Hạ Long sỡ hữu vẻ đẹp tự nhiên do một tay tạo hoá nhào nặn, không có tác động của con người, bởi vậy không khí nơi đây vô cùng trong lành, khoáng đạt. . Được nhìn ngắm, chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên, hoà cùng làn nước xanh trong, hít thở bầu không khí trong lành, tâm trạng ta bỗng thoải mái, thư giãn, trong lòng dâng lên một niềm vui, niềm sung sướng khó tả. Thêm vào đó, ta cũng càng cảm thấy yêu thiên nhiên hơn, mến thương vẻ đẹp của quê hương đất nước, một vẻ đẹp kì vĩ rất đáng tự hào.
Tham gia một chuyến du lịch cũng giúp kết nối con người với con người với con người. Đứng trước cảnh thiên nhiên tươi đẹp, chiêm ngưỡng nền văn hoá lịch sử hào hùng, những con người không quen biết xích lại gần nhau hơn, những người là bạn bè càng yêu mến nhau hơn, tất cả đều chung một tình yêu quê hương đất nước, một niềm tự hào dân tộc đến vô cùng. Để qua đó ta thấy được những chuyến tham quan du lịch cũng góp phần gắn kết tình bạn thêm thân thiết, sâu sắc hơn.
Càng đi nhiều nơi, tham quan nhiều thứ, ta càng tò mò hơn về những danh lam thắng cảnh văn hoá lịch sử trong và ngoài nước. Niềm vui thích được tận mắt trông thấy những địa danh thay vì qua sách báo càng khiến ta muốn đi du lịch nhiều nơi hơn.

Tham quan,du lịch rất bổ ích, nhất là với học sinh. Nó đem lại sức khoẻ, niềm vui, kiến thức, giúp ta thêm yêu quê hương đất nước cũng như gắn bó tình bạn bè thêm thân thiết. Bởi những lợi ích mà tham quan, du lịch đem lại, nên nếu có điều kiện, bạn nhớ đừng bỏ qua một chuyến du lịch nào nhé! Tôi cũng vậy, nếu có cơ hội được đi tham quan du lịch, tôi sẽ luôn tích cực tham gia, để tận hưởng những giây phút nhẹ nhõm, thoải mái sau nhiều ngày học tập căng thẳng.

Bình luận (0)
NN
5 tháng 5 2018 lúc 20:23

2/

Con người chúng ta có nhiều cách đề giải trí, để giảm căng thẳng sau một thời gian làm việc, học tập mệt mỏi, trong các cách đó có một cách mà theo tôi nó hữu dụng nhất: đi du lịch. Những chuyến du lịch mang cho chúng ta rất nhiều bổ ích. Sự thật đã chứng minh điều đó.
Trước tiên, chúng ta phải nhắc tới sự hiều biết thêm về kiến thức, được những kiến thức mới mà chúng ta không được học, được đọc qua sách vở, những kiến thức thu thập được qua những trải nghiệm cuộc sống như câu: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn". Đi về Củ Chi, ta được học hỏi cách sống của con người Thành đồng đất thép nơi đó, cách học học tập, liên lạc, chiến đấu chống giặc ngoại xâm. Từng căn nhà lá, từng bộ quần áo sờ, từng vật dụng làm bằng tre, nứa, những cách làm ra thức ăn...những việc đó, những đồ vật đó ta rất hiếm thấy hoặc nghe nói tới wa sách vở. Những công việc khó khăn, cực nhọc để có được hoà bình như ngày nay. Ngoài được biết thêm kiến thức ta còn củng cố được kiến thức đã học, đã biết. Đi xa hơn Củ Chi đến với Nha Trang, thăm việc hải dương học để ôn lại sinh học trong lòng biển. Nhìn thấy tảo biển đẹp tưởng là san hô vì thấy có màu như san hô, cũng có nổi bong bóng oxi lên. Học có kiến thức nhưng không bao giờ quan sát thực tế nên gây ra nhiều sự đáng tiếc và buồn cười. Được thêm sự chỉ dẫn của các anh chị trong viện nên bây giờ tôi có thể dễ dàng nhận ra giữa hai loài san hô và tảo biển. Trước đây tôi luôn biết rằng nhà thờ đức bà có sáu chuông là chuộng đô, chuông rê, chuông mi, chuông sol, chuông la và chuông si nhưng vì chưa bao giờ tham quan nên cũng ko rõ chuông nằm ở đâu. Sau khi vào xem thì biết rằng chuông lớn nhất là chuông sol và quả chuông này là một trong những quả chuông lớn nhất thế giới. Tháp bên phải treo 4 quả chuông: sol, si, rê, mi, còn tháp bên trái treo 2 quả chuông la, đô. Nhà thờ sẽ cho đổ sáu chuông cùng một lúc chỉ vào đêm giáng sinh. Những kiến thức trên và còn nhiều hơn nữa chỉ có thể biết khi đi khảo sát, tham quan thực tế. Đó là một trong những việc tham quan, du lịch.
Như đã nói ở đầu, tham quan du lịch giúp ta giảm căng thẳng, cho tinh thần thư thái, thoải mái, sảng khoái, để sau đó làm việc, học tập tốt hơn, và hơn nữa là thêm yêu bản thân, đất nước, con người. Đi đến Củ Chi, thấy được sự cực nhọc, khó khăn của con người, ta càng thêm yêu d8ất nước, con người chính bản thân mình hơn. Đi thăm viện hải dương học, thấy được các nguy cơ làm mất cân bằng sinh thái như các vụ tràn dầu, các chất hoác học làm chiết biết bao nhiêu sinh vật tự nhiên và một số loài có nguy cơ dẫn đến tuyệt chủng như cá voi xanh... ta càng ý thức được việc làm của mình để tránh sự mất cân bằng sinh thái. Đi về Nha Trang còn để thoải mình dười những đợt sóng xanh quên đi những phiền muộn, ưu từ để vươn tới những thành công mới, để đượccảm nhận được không khí trong lành mang theo muì nồng mặn của biển khơi, cho con người cảm thấy khoẻ mạnh dễ chịu hay chỉ để nhìn những đo85t sóng đấu tiên trong ánh bình minh hoặc chiêm ngưỡng cũa biển khi hoàng hôn. Chúng đẹp xiết bao! Làm cho chúng ta chỉ nghĩ đến một tương lai đẹp đẽ hơn, huy hoàng hơn, làm cho bao ước mơ một thởi bỗng trỗi dzậy trong lòng ta.
Kiến thức thêm sâu rộng, tinh thần phấn khởi, thể chất cường tráng. Thông qua câu trên thì thể chất cũng là một yếu tố mà du lịch mang đến cho chúng ta. Vậy du lịch mang cho ta thể chất gì và làm sao có được?Xin nói rằng, nếu bạn đi du lịch leo núi thì bạn sẽ có được tinh thần thêm vững chắc, tăng cường sự dẻo dai và có thêm sức khoẻ cường tráng. Khi đi biển, được hoà mình cùng không khí của biển bạn sẽ có thêm sức khoẻ, nhất là tăng cường sự tuần hoàn máu.
Qua những điều bổ ích đó, ta có thể thấy được tham quan, du lịch là nhưng điều tốt cho con người chúng ta. Vì thế, các gia đình, thường tổ chức đi tham quan, du lịch cho gia đình mình để mọi người cảm thấy thoải mái, vui vẻ. Các cơ quan trường học cũng thường tổ chức đitham quan du lịch để nâng cao hiệu quả làm việc của nhân viên. Cuối cùng, ta có thể khẳng định rằng tham quan du lịch, mang cho ta nhiều bổ ích lý thú như về kiến thức, tinh thần, thể chất.

Bình luận (0)
NN
5 tháng 5 2018 lúc 20:23

2/

A, Mở bài:Nêu lợi ích khái quát của việc tham quan du lịch đối với học sinh:
- Trạng thái tinh thần và sức khỏe luôn tốt hơn sau mỗi lẫn tham quan
- Là sự mở mang trí óc và khơi gợi tình cảm của con người với thiên nhiên
B, Thân bài: Chứng minh rằng tham quan du lịch rất bổ ích với học sinh
1, Những chuyến tham quan du lịch đem lại sức khỏe rất tốt cho học sinh
a, Là cơ hội rất tốt để học sinh được hoạt động và vui chơi hết mình và lành mạnh
- Vận động và vui chơi luôn là những vấn đề hạn chế ở các trường học, đặc biệt là trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Những dịp đi tham quan du lịch là những dịp để học sinh cùng hoạt động và chơi đùa với các bạn; hơn nữa thiên nhiên và bầu không khí trong lành của địa điểm tham quan luôn làm học sinh cảm thấy thích thú hoạt động.
- Hoạt động thoải mái và tùy thích:
+ Tự do thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên
+ Tự do khám phá, chơi đùa
b, Gây ảnh hưởng tích cực đến học sinh sau khi tham gia các hoạt động trên:
- Sau những chuyến tham quan như vậy, học sinh sẽ ăn ngon miệng hơn và có giấc ngủ sâu hơn, đấy chính là lợi ích của tham quan du lịch đối với học sinh.
2, Những chuyến tham quan du lịch đem lại sự sảng khoái về tinh thần cho học sinh
a, Là sự thay đổi không khí rất cần thiết, giúp học sinh thư giãn và giải tỏa căng thẳng:
- Tham quan và du lịch ngoài thiên nhiên giúp ta hít thở bầu không khí trong lành, làm tinh thần sảng khoái và tâm trạng thỏai mái
b, Là sự tự do và thoải mái về tâm lí về tâm lí:
- Thoát ly khỏi những căng thẳng và lo toan thường ngày
- Những hoạt động đầy bổ ích cùng bạn bè sẽ góp phần làm cho học sinh thêm hứng khởi, nhiệt tình và trạng thái tinh thân luôn thả lỏng, thoải mái
3, Là cơ hội để học sinh mở mang trí tuệ, hiểu thê, kiến thức mới và có ví dụ thực tế cho những kiến thức đã học:
a, Hiểu biết thêm về lịch sử và quá trình hình thành, phát triển của địa điểm tham quan:
Ví dụ: Khi đi thăm đền thờ Thánh Gióng, học sinh sẽ được phổ biến về lịch sử , sự tích của địa điểm, cụ thể là nhân vật truyền thuyết Thánh Gióng, một trong những tứ bất tử của tín ngưỡng Việt Nam: là một anh hùng dân gian với công đánh đuổi giặc Ân trên lưng con ngựa sắt, cùng với bộ quần áo và cây giáp sắt.
- Nghe những mẩu chuyện hoặc những tích nhỏ của những người hướng dẫn viên du lịch hay những người bản xứ không chỉ tạo niềm hứng thú đơn thuần mà còn là dịp giúp học sinh củng cố và đào sâu kiến thức.
b, Hiểu biết về đại lí hoặc có thêm những ví dụ thực tiễn minh họa cho những gì đã được học:
- Được tận mắt chứng kiến địa hình, tự nhiên và đời sống con người nơi tham du lịch
- Học sinh có thể có cơ hội tự khám phá ra những nét văn hóa vô cùng độc đáo trong đời sống của con người mà chưa được nhắc đến trong sách vở ( ví dụ như những tập tục, lễ lạt, ngôn ngữ, trang phục, nghi thức của người dân bản xứ)
Ví dụ: cũng ở đền thờ Thánh Gióng, nếu học sinh có dịp tham dự hội Gióng vào ngày mùng 9 tháng 4 âm lịch hẳn sẽ vô cùng bổ ích và lý thú bởi một nét văn hóa vô cùng thú vị.
c, Hiểu biết về sinh học và tự nhiên
- Một điểm tham quan thú vị luôn gợi cảm hứng tìm tòi và khám phá của học sinh:
+ Những loài thực vật lạ mắt thiên nhiên kỳ thú xung quanh
+ Những con côn trùng đầy thích thú chúng ta
- Một cơ hội để học sinh vận dụng những hiểu biết về khoa học nói chung và sinh học nói riêngvà thực tế: học sinh có thể thích thú nói về đặc điểm của những loài hoa và động vật khác nhau, là một hình thức trao đổi tri thức với nhau.
4, Đem đến cho học sinh những tình cảm vô cùng quý báo với thiên nhiên và con người.
a, Khơi gợi tình cảm yêu thương và ý thức gìn giữ thiên nhiên của học sinh
- Phải đi đến với thiên nhiên, cách xa những tòa nhà cao tầng hay đường xá tấp nập xe cộ mới thấy được thiên nhiên lý thú, quan trọng, giản dị mà đẹp đẽ đến nhường nào => thêm yêu thiên nhiên xung quanh chúng ta
b, Là bài học quý báu về tính độc lập và tinh thần đoàn kết tương trợ:
- Bài học về tính độc lập:
+ Những chuyến du lịch sẽ rèn luyện cho học sinh tính độc lập và tự chủ trong tập thể (độc lập trong cả hoạt động và tư duy)
- Là bài học về tinh thần đoàn kết tương trợ:
+ Tham quan du lịch ở lứ tuổi học sinh là một hoạt động mang tính tập thể, vì thế hoạt động tham quan du lịch sẽ đạt hiểu quả cao khi mỗi cá nhân có tinh thần đoàn kết trong tập thể.=> tình bạn giữa các cá nhân trong tập thể
C, Kết bài: Khẳng định lại những lợi ích không thể chối cãi của họa dộng tham qua du lịch ở lứa tuổi học sinh.
Bình luận (0)
HV
23 tháng 4 2019 lúc 15:50

1,

Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.

Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật... Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được
thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: "Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm".

Tại sao phải "học đi đôi với hành"? Tại sao lại phải "theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.

Học luận lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,... mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,... Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật... cho oai! Nước ta đang trên dường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh... không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh nhiệt liệt quán triệt, hưởng ứng.

Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.

"Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lí thuyết được khắc sâu, lí thuyết được thực hành soi sáng, vừa học vừa tập, vừa ôn vừa luyện, nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi "tuổi trẻ sáng tạo” ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phát minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.

"Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội

chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".

Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" - 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấy thấm thía:

"Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành;

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,

Tuỳ theo sức của mình.

Để tham gia kháng chiến

Để gìn giữ hòa bình.

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh".


Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NL
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
NS
Xem chi tiết
TN
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
DC
Xem chi tiết