Bài 1: Tôn trọng lẽ phải

HC

1) Thế nào là liêm khiết? Cho VD? Phân biệt hành vi liêm khiết và không liêm khiết trong cuộc sống hằng ngày của em và những người xung quanh?

2) Muốn sống liêm khiết cần phải làm gì?

3) Thế nào là tôn trọng người khác? Em hãy nhận xé ngắn gọn về sự tôn trọng người khác của bản thân hoặc của các bạn trong lớp?

4)Thế nào là giữ chữ tín? Theo em học sinh cần phải làm gì để giữ chữ tín?

5) Thế nào là xây dựng tình bạn trong sáng, lành mạnh?

6) Thế nào là tôn trọng và học hỏi các dân tộc khác?

7) Em hiểu thê nào về bản chất của pháp luật và kỉ luật? Hãy kể tóm tắt một tấm gương sáng về việc thực hiện tốt về pháp luật và khỉ luật? Em rút ra bài học gì từ tấm gương đó?

GIÚP MÌNH VỚI MAI MÌNH KIỂM TRA MỘT TIẾT RỒI!

HN
14 tháng 10 2017 lúc 17:00

Để chị giúp cho ^^

1) Liêm khiết là sống trong sạch, không hám danh lợi, không bận tâm về những toan tính nhỏ nhen, ích kỷ. Vd: Không nhận tiền hối lộ của người khác để làm việc xấu. Phân biệt: liêm khiết là không tham lam, không mưu lợi cho mình; không liêm khiết là: sử dụng tiền bạc, tài sản chung vào lợi ích cá nhân.

2) Trung thực, không tham lam, bác ái, dũng cảm, độc lập tự chủ, trung, tín.

3) Tôn trọng người khác là tôn trọng danh dự , phẩm giá , và lợi ích của người khác. Sự tôn trọng người khác của các bạn cùng lớp là: Không nói chuyện, chăm chú nghe giáo viên giảng bài; lễ phép với người lớn, giúp đỡ bạn bè.

4) Giữ chữ tín là làm việc cẩn thận, chu đáo, có trách nhiệm với việc làm, có trách nhiệm, không gian dối. Học sinh muốn giữ chữ tín cần làm tốt công việc được giao, giữ đúng lời hứa, đúng hẹn, lời nói đi đôi với việc làm, không nói dối.

5) Tình bạn trong sáng lành mạnh là tình cảm gắn bó giữa hai hoặc nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình, sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống.

6) Tôn trọng, học hỏi các dân tộc khác là tôn trọng chủ quyền, lợi ích và nền văn hoá của các dân tộc khác. Luôn tìm hiểu và tiếp thu những điều tốt đẹp trong nền kinh tế, văn hoá, xã hội của các dân tộc.

7) Pháp luật là luật do quốc hội soạn thảo thông qua và nhà nước ban hành có hiệu lực trên toàn quốc . Kỷ luật là do một tổ chức nhỏ soạn ra chỉ có giá trị với những người trong tổ chức đó. Tấm gương về Bác Hồ: (Một hôm, chúng tôi theo Bác đến thăm một ngôi chùa lịch sử. Hôm ấy là ngày lễ, các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa vào chùa, vị sư cả liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng mọi nghi thức như người dân đến lễ.

Trên đường từ chùa về nhà, xe đang bon bon bỗng đèn đỏ ở một ngã tư bật lên. Đường phố đang lúc đông người. Xe của Bác như các xe khác đều dừng lại cả. Chúng tôi lo lắng nhìn nhau. Nếu nhân dân trông thấy Bác, họ sẽ ùa ra ngã tư này thì chúng tôi không biết làm thế nào được. Nghĩ vậy, chúng tôi bàn cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý. Người ngăn lại rồi bảo chúng tôi:

- Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình).

Câu chuyện đó em tham khảo thôi nha. Bảo đảm kiểm tra điểm cao nha bé!

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
HN
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
NE
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
M0
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
NA
Xem chi tiết
NC
Xem chi tiết