Bài 4. Biểu diễn lực

VN

1/ Tại sao khi trời mưa, đường rất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe qua lại ?

2/ Tại sao mũi kim lại nhọn còn chân ghế thì không nhọn?

3/ Xe chuyển hướng nhanh, đột ngột, người ngồi trên xe ngã về phía nào, giải thích?

4/ Xe đang chuyển hướng nhanh đột ngột dừng lại, người ngồi trên xe ngã về phía nào, giải thích?

5/ Tại sao khi ngã từ bậc cao xuống, chân ta phải gập lại?

HL
2 tháng 1 2018 lúc 12:08

1/Tại sao khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe qua lại ?
Khi trời mưa, đường đất mềm lầy lội, người ta thường dùng một tấm ván đặt trên đường để người hoặc xe qua lại vì :
Với cùng một lực tác dụng thì khi đặt tấm ván xuống đường diện tích bị ép sẽ lớn hơn. Do đó áp suất của người hoặc xe khi đi trong trường hợp có tấm ván nhỏ hơn áp suất của người hoặc xe khi đi trực tiếp trên đường. Khi đó người và xe không bị lún.
2/Tại sao mũi kim thì nhọn còn chân ghế thì không nhọn ?
Mũi kim thì nhọn còn chân ghế thì không nhọn vì : Mũi kim nhọn làm giảm diện tích tiếp xúc nên tăng áp suất, nên dễ dàng đâm xuyên qua vải.- Chân ghế chịu áp lực lớn nên phải có diện tích tiếp xúc lớn, để áp suất tác dụng lên mặt sàn nhỏ, ghế không bị gãy.
3/ Xe chuyển động nhanh đột ngột, người ngồi trên xe ngã về phía nào ? Giải thích.

Khi xe chuyển động nhanh đột ngột thì chân người ngồi trên xe chuyển động nhanh cùng với sàn xe nhưng phần phía trên của cơ thể người vẫn chuyển động với vận tốc cũ theo quán tính. Kết quả là thân người có xu hướng bị ngã về phía sau.
4/ Xe đang chuyển hướng nhanh đột ngột dừng lại, người ngồi trên xe ngã về phía nào, giải thích?

Khi xe đang chuyển động nhanh, người ngồi trên xe chuyển động cùng với xe. Khi xe đột ngột dừng lại thì chân người ngồi trên xe dừng lại cùng với sàn xe nhưng phần phía trên của cơ thể người vẫn chuyển động tới trước với vận tốc cũ theo quán tính. Kết quả là thân người có xu hướng ngã chúi về phía trước.

5/ Tại sao khi ngã từ bậc cao xuống, chân ta phải gập lại?

Khi ngã từ bậc cao xuống, chân chạm đất sẽ dừng lại ngay, nhưng phần phía trên của cơ thể người vẫn chuyển động theo quán tính. Kết quả là chân ta gập lại để tránh bị chấn thương.

Bình luận (0)
PT
2 tháng 1 2018 lúc 16:31

5/ Khi ngã từ bậc cao xuống chân ta gập lại vì khi ta ngã xuống chân ta tiếp xúc trước trong khi đó thì toàn bộ cơ thể phía trên vẫn theo quán tính đi xuống nên chân sẽ phải gập lại.

Bình luận (0)
PT
2 tháng 1 2018 lúc 16:25

1/ Ta có công thức tính áp suất là:

\(p=\dfrac{F}{S}\)

có nghĩa là áp suất phụ thuộc vào áp lực( F) và diện tích mặt bị ép ( S )
nếu diện tích của mặt bị ép mà nhỏ thì áp suất gấy ra càng lớn làm cho độ lún càng sâu do đó khi đất mềm xe rất dễ bị lún người ta kê ván cho diện tích tiếp xúc tăng lên( thay vì chỉ có bánh xe tiếp xúc nhỏ bây giờ có thêm tấm ván thì diện tích tiếp xúc sẽ lớn hơn) lúc đó áp suất gây ra sẽ nhỏ đi và ít bị lún.

Bình luận (0)
PT
2 tháng 1 2018 lúc 16:27

2/ Mũi kim nhọn thì diện tích tiếp xúc nhỏ, sẽ làm áp suất tác dụng lớn nên có thể đâm xuyên qua vải dễ dàng.

Chân ghế không nhọn để làm diện tích tiếp xúc lớn dẫn đến áp suất tác dụng sẽ nhỏ để bảo vệ mặt sàn.

Bình luận (0)
PT
2 tháng 1 2018 lúc 16:29

4/Hành khách sẽ ngã về phía trước vì khi chạy thẳng mà đột ngột thắng gấp theo quán tính hành khách trên xe có chiều hướng đi về phía trước vì không thể thay đổi vận tốc đột ngột theo xe nên sẽ bị ngã về phía trước.

Bình luận (0)
PT
2 tháng 1 2018 lúc 16:29

3/ Khi đột ngột rẽ phải thì nghiêng về bên trái và ngược lại. Khi chạy thẳng mà đột ngột rẽ phải ( hoặc rẽ trái) theo quán tính hành khách trên xe có chiều hướng nghiên về trái (hoặc phải) vì không thể thay đổi hướng đột ngột theo xe.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
KT
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
KE
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
TK
Xem chi tiết
VK
Xem chi tiết
LT
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết