a) NaOH t/d với các axit → muối + nước.
NaOH + HCl----> NaCl + H2O
b) NaOH t/d với oxit axit → muối + nước.
2NaOH + CO2 ---> Na2CO3 + H2O
c) NaOH tác dụng với dd muối của các kim loại hoạt động hóa học yếu hơn ,
điều kiện : có kết tủa hoặc có khí bay lên VD: Al,Zn,Cr,Fe, Cu, Mg, ..
2NaOH + MgCl2 → 2NaCl + Mg(OH)2 ↓.
d) Hòa tan hiđroxit của 1 số kl như: Al; Zn ; Cr ; ...
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O.
e) Hòa tan được 1 số kim loại như Al; Zn và oxit kim loại như Al2O3 ; ZnO ; Cr2O3.
VD: 2NaOH + Zn → Na2ZnO2 + H2.
2NaOH + Cr2O3 → 2NaCrO2 + H2O.
f) Tác dụng với các muối axit: NaHCO3 ; KHSO4; ...
g) Tác dụng với muối amoni : NH4Cl ; (NH4)2SO4; ...
NaOH + NH4Cl → NaCl + NH3 + H2O.
h) tác dụng với clo (hoặc halogen nói chung):
+ 2NaOH loãng, nguội + Cl2 → NaClO + NaCl + H2O.
+ 6NaOH đặc nóng + 3Cl2 → 5NaCl + NaClO3 + 3H2O.
* Trong hóa hữu cơ:
k) tác dụng với phenol, dẫn xuất của phenol, axit cacboxylic ; amino axit; ...
l) tác dụng với dẫn xuất halogenua của hiđrocacbon.