Bài 35 : Ôn tập học kì I

LC

1. Nêu mối quan hệ giữa tiêu hóa ở miệng, dạ dày, ruột non? Rút ra bài học gì cho bản thân?

2. Vì sao nói chuyển hóa vật chất và năng lượng là đặc trưng của cơ thể sống?

3. Nêu các biện pháp giữ gìn vệ sinh tim mạch? Vệ sinh hệ hô hấp

4. Nêu biện phaopsgiuwx gìn vệ sinh tiêu hóa? là hs phải chú ý điều gì?

5.trình bày cách để cứu người khi người đó bị đuối nước ở sông, hồ?

6. Cách sơ cứu khi gặp người gãy xương cẳng tay? Lưu ý để tránh gãy xương?

7. Vì sao ngồi học phải đúng tư thế? Ngồi ntn là đúng tư thế? hs phải chú ý điều gì?

Giúp #chi với ạ chuẩn bị kiểm tra học kì rồi cảm ơn trước ạ...

CN
1 tháng 1 2018 lúc 22:07

Câu 3:

- Các biện pháp giữ gìn vệ sinh tim mạch:

+ Thường xuyên xoa bóp da

+ Tập thể dục, thể thao thường xuyên

- Các biện pháp vệ sinh hệ hô hấp:

+ Trồng nhiều cây xanh để điều hòa không khí

+ Đeo khẩu trang để hạn chế bụi

+ Nơi làm việc đủ nắng, sạch, thoáng để hạn chế vi khuẩn gây hại

+ Hạn chế sử dụng thiết bị thải khí độc

+ Không hút thuốc lá

+ Hạn chế ô nhiễm không khí từ các chất khí độc

Bình luận (1)
CN
1 tháng 1 2018 lúc 22:20

Câu 4:

- Ăn uống hợp vệ sinh

- Chế độ ăn uống:

+ Ăn đúng cách: ăn đúng giờ, nhai kĩ, không nói chuyện, cười đùa trong ăn uống, tạo tinh thần thoải mái, vui vẻ

+ Khẩu phần ăn hợp lí: đủ chất, đủ lượng kalo

Bình luận (1)
CN
1 tháng 1 2018 lúc 22:41

Câu 1:

Viên thức ăn nằm gọn trên mặt lưỡi → phản xạ nuốt → thức ăn được đưa xuống thực quản → nhờ sự co bóp của cơ vòng thực quản → đẩy thức ăn xuống dạ dày ➝ thức ăn xuống ruột non theo từng đợt

- Miệng: phân biệt và cảm nhận thức ăn

- Dạ dày: nghiền nát thức ăn

- Ruột non: hấp thụ các vitamin và muối khoáng để đi nuôi cơ thể

Bình luận (0)
NL
2 tháng 1 2018 lúc 9:45

Câu 2:

Mọi hoạt động của bất kì cơ thể sống nào cũng cần có năng lượng và năng lượng này đuợc sinh ra từ quá trình chuyển hóa vật chất mà cơ thể thu nhận qua thức ăn. Quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng diễn ra không ngừng trong mọi cơ thể sống, không có những chuyển hóa này thì không phải cơ thể sống.

Bình luận (0)
NL
2 tháng 1 2018 lúc 9:47

Câu 5:

Bước 1: Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi mặt nước bằng mọi cách.

Bước 2: Cho nạn nhân nằm ở nơi thoáng khí và giữ ấm. Nếu nạn nhân bất tỉnh, hãy kiểm tra xem còn thở không bằng cách quan sát lồng ngực có di động hay không.

Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngưng thở thì nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo: Đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ và nghiêng mình sang bên trái, dùng gạc hay khăn vải lau sạch dãi, chất thải hoặc dị vật ở miệng và mũi nạn nhân. Tiếp đến người cấp cứu cần thực hiện hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân. Sau 5 lần hô hấp nhân tạo khi bắt mạch mà tim vẫn ngừng đập thì bước tiếp theo là phải ép tim ngoài lồng ngực.

Bước 3: Sau khi hô hấp nhân tạo mà mạch vẫn ngừng đập, người cấp cứu cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực. Nếu không bắt được mạch chứng tỏ tim đã ngừng đập, cần phải hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực (ép ở 1/2 dưới xương ức bên trái) theo công thức 15:2 (nghĩa là ép tim 15 cái thì thổi ngạt 2 cái) nếu có 2 người thực hiện, hoặc 30/2 nếu có một người. Kiên trì thực hiện cho đến khi mạch đập và nạn nhân thở trở lại.

Bước 4: Sau khi nạn nhân tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước nên cần đặt họ ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để tránh bị ngạt thở.

Bước 5: Sau sơ cứu ban đầu, người bị đuối nước đã tỉnh lại, cần đưa đến cơ sở y tế để kiểm tra, mục đích xem nạn nhân có bị phù phổi cấp không. Cần lau khô người cho họ, thay quần áo và ủ ấm sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ xử lý các bước tiếp theo.

Bình luận (0)
NL
2 tháng 1 2018 lúc 9:50

Câu 6:

a ) Phương pháp sơ cứu gãy xương:
- Bước 1: Đặt 2 nẹp gỗ (hay tre) vào chỗ xương gãy.
Bước 2: Lót trong nẹp bằng gạc (hay vải mềm) gấp dày ở các
chỗ đầu xương.
Bước 3: Buộc định vị ở 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy
b ) Băng bó cố định:
Dùng băng y tế hoặc bằng vải băng cho người bị thương. Băng cần quấn chặt
* Phương pháp sơ cứu gãy xương cẳng tay:
- Bước 1: Đặt nẹp gỗ (hay tre) vào
chỗ xương gãy.
- Bước 2: Lót trong nẹp bằng gạc
(hay vải mềm) gấp dày ở các đầu
xương.
- Bước 3: Buộc định vị 2 đầu
nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.

Bình luận (0)
NL
2 tháng 1 2018 lúc 9:53

Câu 7:

-Khi ngồi viết không đúng tư thế, trẻ sẽ dễ bị cong vẹo cột sống, lệch góc xương bả vai, gù lưng hoặc cận thị. Trẻ ngồi sai tư thế sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh cỡ chữ, chiều cao chữ, chiều rộng chữ cũng như không thể điều khiển các nét thanh, đậm và khó đạt được tiêu chuẩn chữ viết nối liền theo quy định. Chưa kể, các dấu đặt không đúng vị trí nguyên âm, thậm chí sai dấu. Tất cả những điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng học tập của trẻ.

-Tư thế ngồi học đúng:

20161115-tu-the-ngoi

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NH
Xem chi tiết
BS
Xem chi tiết
HX
Xem chi tiết
MY
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
EC
Xem chi tiết
NL
Xem chi tiết
LC
Xem chi tiết
VP
Xem chi tiết