Ôn tập phần sinh thái và môi trường

H24

1 : Loại ion khoáng nào đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình đông máu?

a. Sắt

b. Canxi

c. Magiê

d. Kẽm

Câu 2 : Phát biểu nào dưới đây về hệ tuần hoàn người là đúng?

a. Máu đi vào và máu đi ra khỏi nửa tim bên phải đều là máu đỏ thẫm

b. Khi tâm thất phải co, máu được tống vào động mạch chủ

c. Khi tâm nhĩ trái co, máu được đẩy vào tĩnh mạch phổi

d. Máu từ tim đổ vào động mạch phổi là máu đỏ tươi

Câu 3 : Trong hệ bạch huyết người, phân hệ nhỏ thu bạch huyết ở

a. nửa trên bên trái của cơ thể.

b. phía dưới và nửa trên bên trái của cơ thể.

c. nửa trên bên phải của cơ thể.

d. phía dưới và nửa trên bên trái của cơ thể.

Câu 4 : Người mang nhóm máu AB có thể truyền cho người mang nhóm máu nào sau đây?

a. Nhóm máu A

b. Nhóm máu AB

c. Nhóm máu O

d. Nhóm máu B

Câu 5 : Lớp mao mạch dày đặc ở mũi có vai trò gì?

a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

b. Giúp lọc bỏ bụi bẩn trong không khí hít vào

c. Giúp trao đổi khí ngay tại niêm mạc mũi

d. Giúp làm ấm không khí trước khi đi vào phổi

Câu 6 : Ví dụ nào dưới đây minh họa cho hệ thống tín hiệu thứ hai ở người?

a. Khóc khi đọc một câu chuyện xúc động

b. Chảy nước miếng khi nhìn thấy quả chanh

c. Nổi gai ốc khi có gió lạnh thổi qua

d. Vã mồ hôi khi trời nóng bức

Câu 7 : Tuyến tiết dịch vị nằm ở lớp nào trong cấu tạo dạ dày?

a. Lớp niêm mạc

b. Lớp dưới niêm mạc

c. Lớp cơ

d. Lớp màng bọc

Câu 8 : Loại vitamin nào rất cần cho sự trao đổi canxi và phôtpho, nếu thiếu thì trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương, người lớn bị loãng xương?

a. Vitamin C

b. Vitamin D

c. Vitamin E

d. Vitamin K

Câu 9 : Thói quen nào dưới đây gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?

a. Uống quá ít nước

b. Ăn mặn

c. Nhịn tiểu

d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 10 : Con người có bao nhiêu đôi dây thần kinh não?

a. 24

b. 31

c. 12

d. 9

Câu 11 : Ở người, alen A quy định mắt đen trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt xanh (gen nằm trên NST thường). Một người mắt đen có bố mẹ mắt đen, ông ngoại và bà nội mắt xanh kết hôn với một người mắt đen có mẹ mắt xanh. Hỏi xác suất để cặp vợ chồng này sinh ra người con có mắt xanh là bao nhiêu?

a. 1/5

b. 1/6

c. 1/9

d. 1/3

Câu 12 : Một gen có tổng số nuclêôtit loại A và loại T chiếm 80%. Số liên kết H giữa các đơn phân trong gen là 2750. Hãy tính tổng số nuclêôtit của gen.

a. 2500

b. 1200

c. 2100

d. 2800

Câu 13 : Cho phép lai: AaBbCCDd x AabbCcDd. Xác suất bắt gặp kiểu gen AABbCCdd ở đời con là bao nhiêu?

a. 1/128

b. 1/28

c. 1/64

d. 1/32

Câu 14 : Ở một loài thực vật có 2n = 12. Trên mỗi cặp NST tương đồng xét một gen gồm 2 alen. Hỏi theo lý thuyết có thể có tối đa bao nhiêu thể một về các gen đang xét?

a. 256

b. 64

c. 32

d. 128

Câu 15 : Một NST có trình tự gen là ABCDEFGHIK. Hỏi NST mang trình tự gen nào dưới đây có thể được tạo ra từ đột biến đảo đoạn của NST đang xét?

a. ABCDEFMNGHIK

b. ABCHGFEDIK

c. ABCDEDEFGHIK

d. ABFGHIK

Câu 16 : Loại nuclêôtit nào dưới đây không phải là đơn phân của mARN?

a. U

b. X

c. A

d. T

Câu 17 : 4 tế bào mang kiểu gen AaBbCcDdEE khi giảm phân tạo ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng?

a. 10

b. 4

c. 8

d. 16

Câu 18 : Vì sao nói quần xã càng đa dạng về loài thì tính ổn định của quần xã càng cao?

a. Vì số lượng loài càng lớn thì sẽ có nhiều loài cùng sử dụng một loài làm thức ăn và nếu một vài loài tiêu thụ mất đi, loài làm thức ăn cũng không thể phát triển rầm rộ gây mất cân bằng sinh học bởi đã có các loài tiêu thụ khác tăng cường hoạt động.

b. Vì số lượng loài càng lớn thì một loài có thể sử dụng nhiều loài khác làm thức ăn và nếu chẳng may một vài loài làm thức ăn bị mất đi thì sẽ không gây nguy hại lớn đến sự tồn tại của loài tiêu thụ bởi chúng đã có nguồn thức ăn thay thế.

c. Vì số lượng loài càng đa dạng thì các loài sẽ đảm nhiệm đầy đủ các chức năng trong hệ sinh thái (sản xuất, tiêu thụ, phân giải….), đảm bảo sự ổn định, cân bằng của quần xã qua thời gian.

d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 19 : Ruồi giấm có bộ NST 2n = 8. Một tế bào bình thường đang ở kì sau của nguyên phân sẽ chứa

a. 16 NST kép.

b. 16 NST đơn.

c. 8 NST kép.

d. 8 NST đơn.

Câu 20 : Sinh vật nào dưới đây không thể đứng đầu một chuỗi thức ăn?

a. Rong biển

b. Cáo

c. Xà cừ

d. Vi khuẩn lam

Câu 21 : Một tế bào sinh tinh mang kiểu gen AaBbCC bị rối loạn phân li trong giảm phân 1 ở cặp NST mang cặp gen A, a. Hỏi theo lý thuyết, từ tế bào này sẽ cho ra những loại tinh trùng nào?

a. 2 tinh trùng mang kiểu gen AaBC và 2 tinh trùng mang kiểu gen bC hoặc 2 tinh trùng mang kiểu gen AabC và 2 tinh trùng mang kiểu gen BC.

b. 2 tinh trùng mang kiểu gen AABC và 2 tinh trùng mang kiểu gen bC hoặc 2 tinh trùng mang kiểu gen aabC và 2 tinh trùng mang kiểu gen BC.

c. 2 tinh trùng mang kiểu gen AaBC và 2 tinh trùng mang kiểu gen BC hoặc 2 tinh trùng mang kiểu gen AabC và 2 tinh trùng mang kiểu gen bC.

d. 2 tinh trùng mang kiểu gen AABC và 2 tinh trùng mang kiểu gen aabC hoặc 2 tinh trùng mang kiểu gen AAbC và 2 tinh trùng mang kiểu gen aaBC.

Câu 22 : Mật độ quần thể không được tính theo đơn vị nào dưới đây?

a. Cây/mét vuông

b. Con/mét

c. kg/mét khối

d. Cây/mét khối

Câu 23 : Tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số các địa điểm quan sát được gọi là

a. độ phong phú.

b. độ thường gặp.

c. độ đa dạng.

d. độ nhiều.

Câu 24 : Tập hợp những con cá rô phi đực trong một ao nuôi có phải là một quần thể không? Vì sao?

a. Là một quần thể vì chúng cùng sống trong một không gian xác định, ở một thời điểm nhất định

b. Là một quần thể, vì đó là tập hợp những cá thể cùng loài.

c. Không phải là một quần thể, vì chúng không thể giao phối để cho ra đời thế hệ sau

d. Không phải là một quần thể vì chúng sống trong những tầng nước khác nhau

Câu 25 : Hiện tượng vi khuẩn cố định đạm sống trong nốt sần của rễ cây họ Đậu phản ánh mối quan hệ khác loài nào?

a. Cạnh tranh

b. Kí sinh

c. Hội sinh

d. Cộng sinh

Câu 26 : Ví dụ nào dưới đây cho thấy ảnh hưởng của nhiệt độ đối với đời sống sinh vật?

a. Ếch nhái thường sống ở vùng đầm lầy, ven vực nước

b. Thú có lông sống ở vùng lạnh có lông dài và dày hơn so với những cá thể cùng loài nhưng sống ở vùng nóng

c. Chim bìm bịp sống trong rừng thường đi ăn trước lúc mặt trời mọc

d. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

Câu 27 : Sinh vật nào dưới đây có môi trường sống khác với những sinh vật còn lại?

a. Chuột đồng

b. Tôm

c. Cá chép

d. Tép

Câu 28 : Phương pháp tạo giống nào dưới đây không được áp dụng ở vật nuôi?

a. Cải tạo giống địa phương

b. Tạo giống ưu thế lai

c. Gây đột biến nhân tạo

d. Tất cả các phươn án còn lại đều đúng

Câu 29 : Trong chọn giống cây trồng, người ta sử dụng bao nhiêu phương thức chọn lọc cơ bản?

a. 5

b. 2

c. 3

d. 4

Câu 30 : Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là một trong những thành tựu của

a. công nghệ tế bào.

b. công nghệ gen.

c. công nghệ vi sinh.

d. công nghệ lên men.

Câu 31 : Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp bêta – carôten là một thành tựu của

a. công nghệ enzim.

b. công nghệ lên men.

c. công nghệ tế bào.

d. công nghệ gen.

Câu 32 : Ở người, bệnh nào dưới đây không liên quan đến NST giới tính?

a. Bệnh mù màu đỏ lục

b. Bệnh Đao

c. Bệnh máu khó đông

d. Bệnh Tơcnơ

Câu 33 : Khi nói về trẻ đồng sinh khác trứng, điều nào dưới đây là đúng?

a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

b. Có thể cùng giới hoặc khác giới

c. Có nguồn gốc từ 2 hoặc nhiều trứng và một tinh trùng

d. Có kiểu gen giống nhau

Câu 34 : Cho các hoạt động sau:

1. Chiến tranh

2. Đốt rừng làm nương rẫy

3. Hái lượm

4. Săn bắt động vật hoang dã

5. Khai thác khoáng sản

Có bao nhiêu hoạt động sẽ làm mất đi nhiều loài sinh vật?

a. 5

b. 4

c. 3

d. 2

Câu 35 : Quần thể sẽ không bị diệt vong nếu mất đi nhóm tuổi nào sau đây?

a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

b. Nhóm tuổi sau sinh sản

c. Nhóm tuổi sinh sản

d. Nhóm tuổi trước sinh sản

Câu 36 : Loài thực vật nào dưới đây vừa thuộc nhóm sinh vật sản xuất, vừa thuộc nhóm sinh vật tiêu thụ?

a. Cây nắp ấm

b. Cây tơ hồng vàng

c. Cây vàng tâm

d. Cây sồi

Câu 37 : Thể đa bội là gì?

a. Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (lớn hơn 2n).

b. Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (lớn hơn n).

c. Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của 2n (lớn hơn 2n).

d. Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của 2n (lớn hơn 4n).

Câu 38 : Nguyên nhân chủ yếu gây ra đột biến cấu trúc NST là gì?

a. Sự xâm nhiễm của vi sinh vật

b. Tác nhân vật lý và hóa học của ngoại cảnh

c. Sự biến đổi trong môi trường nội bào

d. Bản chất dễ thay đổi của gen

Câu 39 : Trong quá trình tổng hợp prôtêin, sự hình thành chuỗi axit amin được thực hiện dựa trên khuôn mẫu trực tiếp là

a. rARN.

b. ADN.

c. mARN.

d. tARN.

Câu 40 : Ở người, tính trạng nào dưới đây là tính trạng lặn?

a. Tất cả các phương án còn lại đều đúng

b. Răng đều

c. Lông mi ngắn

d. Môi mỏng

HH
26 tháng 5 2021 lúc 19:38

Câu1:B.

Câu 2: A.

Câu 3: C.

Câu 4: B.

Câu 5: D.

Câu 6:A.

Câu 7: A.

Câu 8: B.

Câu 9:D.

Câu 10:C.

Câu 11: B.

Câu 12:A.

Câu 13: C.

Câu 14:B.

Câu 15: B.

Câu 16:D.

Câu 17: C.

Câu 18: D.

Câu 19: B.

Câu 20: B.

Câu 21: A.

Câu 22: B.

Câu 23: B.

Câu 24: C.

Câu 25: D.

Câu 26: B.

Câu 27:A.

Câu 28:C.

Câu 29: B.

Câu 30:A.

Câu 31: D.

Câu 32: B.

Câu 33:B.

Câu 34:B.

Câu 35:B.

Câu 36:A.

Câu 37:A.

Câu 38:B.

Câu 39:C.

Câu 40:A.

Bình luận (2)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
PB
Xem chi tiết
BB
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
BM
Xem chi tiết
HN
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
LM
Xem chi tiết
HV
Xem chi tiết